Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ bảy, ngày 20/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1115.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Nguồn gốc câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” [05.08.2010 21:59]
Xem hình
Chùa Thiên Mụ

Tiêu dao miền sơn thủy hữu tình là cái thú của giới tao nhân mặc khách ở chốn kinh kỳ. Dường như, các thi nhân đầu triều Nguyễn, vào thế kỷ 19 đã phóng tác theo lối của các thi sĩ thời Vãn Đường bên Trung Quốc.

Hình ảnh “khói lồng nước, bóng trăng lồng cát” trong bài “Bạc Tần Hoài” của nhà thơ Đỗ Phủ còn rơi đọng để kết thành làn sương khói xóa tan miền tục lụy, theo tiếng chuông chùa ngân vọng lên không, ở bài “Dạ Bạc Nguyệt Biều” của Nhất đại thi ông Tùng Thiện Vương sáng tác nhân chuyến du xuân vào tháng giêng năm Bính Thân, 1836:

“Dịu dàng mát mẻ khí trời
Kìa trăng dưới nước, gió thời trên không”
(Ưng Trình và Bửu Dưỡng dịch)

Đối cảnh với bến đò xưa Nguyệt Biều, bến nước trước nhà máy xi măng Long Thọ ở đồi cùng tên gọi, được cải đổi tên thành Thọ Xương vào đầu niên hiệu Gia Long là chùa Thiên Mụ - Huế.

Thể tình, cảnh sông nước dọc hai bên bờ sông Hương ở miền Hà Khê là như thế, điều này khiến cho một số du khách phương xa lần đầu tiên viếng ngôi quốc tự cổ kính và lâu đời ở cõi Hóa Châu không khỏi băn khoăn về suối nguồn của câu ca dao vỏn vẹn chỉ có hai giòng mà ý thơ hàm súc và đa nghĩa:

Năm năm tháng tháng ngày ngày
Lần lần lữa lữa rầy rầy mai mai
Có ai ta cũng thế này
Không ai ta cũng như ngày có ai’’
(Lời Hẹn, Dương Khuê)

Dương Khuê là ai? Thưa rằng: Bác Dương mà Tam nguyên Yên Đổ đã làm bài văn khóc bạn rất hay bằng chữ Hán, rồi chính tự tay mình diễn Nôm, thể hiện tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa « Bá Nha - Tử Kỳ » ngày xưa.

 Ngày nay, rất nhiều người Huế thích nghe bài nhạc “Đêm Tàn Bến Ngự” của nhạc sĩ tài hoa Dương Thiệu Tước. Ít người nghĩ được rằng tác giả bài nhạc bất hủ ấy là cháu nội cụ Dương Khuê bút hiệu Vân Trì (1835 - 1898) cảm tác cảnh vật sông nước xứ Tràng An mà hình thành những cung bậc réo rắt lòng người, soi rõi đến tận miền vô thức làm cho người bận rộn phải tĩnh ngộ. Nguyễn Khuyến vinh dự được tiễn bạn, khóc người tri kỷ. Bạn thân của ông cũng là một Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, về hưu được phong tặng hàm Thượng thư. Rồi 10 năm sau, Nguyễn Khuyến đi xa, đi về với bạn mình. Năm 1886 ông đã từ quan Sơn - Hưng - Tuyên Tổng đốc lui về làm nông dân ở xứ ruộng vườn Bình Lục, tỉnh Hà Nam và làm Thầy dạy học tại dinh Tổng đốc Hoàng Cao Khải tại Hà Nội. Ở tuổi ngoài vòng càn khôn, đôi bạn tri kỷ mặc sức bình Kiều, lẫy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Lúc sinh thời, cụ Nghè Vân Đình, tổng Phương Đình, huyện Ứng Hòe, tỉnh Hà Đông làm quan lớn của triều đình Huế, rồi cuối đời giữ chức Tham tá nha Kinh lược sứ tại Bắc Kỳ(1) vào thời mạt vận của vua quan nhà Nguyễn. Sở trường của thi sĩ Vân Trì là sáng tác ca trù, vì thế cụ Nghè trở thành một danh sĩ của Bắc Hà. Dương Khuê đã để lại cho hậu thế bài lục bát gồm 4 câu ca ngợi cảnh đẹp hồ Tây dưới nhan đề "Hà Nội Tức Cảnh"

"Phất phơ ngọn trúc trăng tà
Tiếng chuông Trần Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Dịp chày An Thái mặt gương Tây Hồ”

Do không sành địa danh cho nên nhà sưu tập Trần Trung Viên đã phiên âm và ghi chép theo ngôn ngữ của phiên bản từ chữ Nôm thành chữ quốc ngữ đầu thế kỷ 20, vì vậy các từ in nghiêng đậm cần được chú giải:

1. Ngọn trúc: đúng nguyên tác, chớ không phải cành trúc

2. Trấn Võ: tên cũ là Trấn Vũ. Viết 武 đọc Vũ hoặc Võ, quán Trấn Vũ thờ Trấn Vũ tức là "Trấn Thiên Chân Vũ Đế Quân" mà trước đây người Pháp dịch là Grand Bouddha. Quán Trấn Vũ khác với quán Huyền Vũ ở phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương có tượng thờ bằng đồng đen nặng 6.600 cân, tương ứng 4000kg, tục gọi « Thánh đồng đen », quán Trấn Vũ ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận nay thuộc nội thành Thủ đô Hà Nội. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn từ năm 1865 dưới triều Tự Đức đã ghi rõ và lại phân biệt rành mạch quán Trấn Võ và quán Huyền Vũ.

3. Dịp chày: Viết đúng chính tả là "Nhịp chày". Các nhà Nho thời bấy giờ không phân biệt cặn kẽ chữ nào phải viết bằng phụ âm đầu là "d", "nh" hoặc "gi". Viết một cách tự nhiên, chẳng ai bắt lỗi ai cả.

4. An Thái: gọi đúng tên làng là Yên Thái. Lãng  Nhân Phùng Tất Đắc trong tác phẩm "Giai Thoại Làng Nho" ghi đúng tên làng Yên Thái. Tục danh của làng này là Kẻ Bưởi tức làng Bưởi ở bên hồ Tây, nổi tiếng với nghề làm giấy, kẹo mạch nha và cất rượu. Làng Yên Thái và làng bên Trích Sài làm được giấy in và cả giấy cao cấp để bộ Lễ viết sắc phong. Tá lý Trần Trinh Cáp, chuyên viết sắc phong dưới triều vua Khải Định và Bảo Đại đã khẳng định việc nầy.
Đó là mấy chi tiết mà bộ tuyển tập « Văn Đàn Bảo Giám », Tập 3, tr.159, do nhà xuất bản "Yiễm Yiễm Thư Quán"(2) đã thông qua nhẹ nhàng, chỉ vì tin vào nhà sưu tập Trần Trung Viên và tác gia Hư Chu nhận hiệu đính mà không sâu sát quan tâm. Vì vậy nên phát sinh ra "dị bản" của bài tứ tuyệt của Dương Khuê, đã trở thành ca dao thịnh hành và phổ biến ở đất Hà Thành.

Trong cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, nhà giáo lỗi lạc Nguyễn Duy Diễn, tác giả sách luận đề về Dương Khuê đã công bố một phiên bản (từ chữ Nôm sang quốc ngữ) có vài tiểu tiết khác với bản của Trần Trung Viên sưu tập:

« Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ ».

Theo nhà giáo Nguyễn Duy Diễn cho biết ông Dương Thiệu Cương, anh ruột nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Tiến sĩ Giáo dục (Ed.d) Dương Thiệu Tống, hiệu đính nguyên tác của ông nội mình 2 chi tiết mà không ngại phạm tội "bất kính" chỉ vì thơ đã biến thành ca dao:

1. "Phất phơ ngọc trúc trăng tà" thành : "Gió đưa cành trúc la đà"

2. Mịt mù = Mịt mùng! Dân gian thấy không chuẩn nên lấy lại nguyên tác "mịt mù", chì vì khi đọc "mịt mùng" thì nghe chưa "thoáng", còn khép kín.

Năm 1928, cụ Lê Thanh Cảnh, Chủ biên tạp chí "Thần Kinh" tỏ ý đồng tình và cụ đã có công trình tuyển chọn, dịch thuật một số ca dao, tục ngữ của xứ Huế ra  tiếng Pháp. Kế tục công việc này, về sau nhà giáo Nguyễn Xán, kết hợp với giáo sư người Pháp Délétie, Giám đốc nha Học chánh Trung kỳ đã cho ra cuốn "Tục Ngữ, Ngạn Ngữ" bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Linh mục Nguyễn Văn Thích, vượt qua được Tam trường thi Hương(3), giáo sư Hán học trường Quốc Học, Viện Hán học và Đại học Văn Khoa Huế đã cho biết rõ như thế, khi được hỏi về việc sưu tầm tư liệu để viết thành tập "300 Câu Ca Dao" mà ông đã dày công sưu lục và kế tục việc nghiên cứu văn chương bình dân của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Văn Mại.

Có điều lý thú là bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" có sức cuốn hút lạ thường ở khắp cả 3 miền Bắc -Trung - Nam.

« Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông
».
(Non Nước Khánh Hòa - Nguyễn Đình Tư)

Năm Mậu Ngọ, 1918 Phạm Quỳnh, danh sĩ đất Hải Dương đã nổi tiếng không riêng gì ở Hà Thành mà khắp cùng đất nước như lời câu nói lối thời danh « Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn »(4). Nhân chuyến Phạm Quỳnh vào thăm Huế cùng năm ấy, đã viết ký sự "Mười Ngày Ở Huế" và ông là người đã chuyển giòng thứ 2 của bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" thành :

"Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương".

Học giả Phan Văn Dật không hẳn đồng tình với việc ông Phạm Quỳnh đã làm việc "tréo cẳng ngỗng" này chỉ vì vin cớ tiếng chuông Thiên Mụ sao mà lại đi cùng với tiếng gà gáy sáng ở tận ngoài Hà Nội. Thiết nghĩ, nhà văn Phạm Quỳnh nhân « cao hứng » đã thay 2 từ « Trấn Võ » bằng « Thiên Mụ » một cách hợp tình hợp cảnh mà âm sắc của lời ca vẫn trọn tình với nước non. Nếu có cách nhìn nhận thông thoáng, ngôn ngữ văn chương chuyển hóa và đa nghĩa, miễn sao không gượng gạo mà lại bắt nhịp có cơ sở là khả dĩ chấp nhận được.

Huế cũng có địa danh Thọ Xương cải đổi từ gò Long Thọ (Long Thọ Cương), tên chữ là « Thọ Khương Thượng Khố ». Nguyên dưới các chúa Nguyễn tại gò này là nơi đặt kho thóc, rồi đến đời các vua Nguyễn là kho đồ gốm và là nơi làm gạch ngói. Quốc sử triều Nguyễn đã xếp gò Long Thọ là thắng tích ở chốn Kinh Sư. Ngày nay, trong lúc sửa chữa chùa Dương Biều5 nguyên là Long Thọ Tự, được Hội An Nam Phật Học cho phép trùng tu dưới thời Chấn Hưng Phật Giáo, Phật tử tại địa phương đã đào đất tìm thấy nhiều mãnh đồ gốm gạch vồ xưa đủ loại, ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly...

Thiết nghĩ đó là cơ sở để cho câu mở bài đầu câu ca dao được chuyển đổi từ nguyên tác "Phất phơ ngọn trúc trăng tà" thành « Gió đưa cành trúc la đà » cho phù hợp với cảnh quang của khúc giòng Hương chảy từ Văn Thánh về tận ranh giới giữa làng Xuân Hòa với phủ cũ Kim Long, mà người dân bản địa quen gọi là sông Thiên Mụ có mặt nước phẳng lặng và trải rộng khác nào mặt nước hồ Tây được ví von như mặt gương vậy.

Từ đó câu ca dao mới ra đời, chứ từ trước năm 1918 lời hát ru: « Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương » ở Huế không ai hát bao giờ. Lời ca đã gói gọn biết bao nhiêu thứ tình : tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, tình yêu văn học, văn chương mà tác giả sách Tùng Thiện Vương  (1819 - 1870), hậu duệ của Nhất đại thi ông là Ưng Trình và Bửu Dưỡng(6) đã viết về ý nghĩa sâu lắng và linh diệu của tiếng chuông Thiên Mụ đi vào sử sách, thi ca và âm nhạc nước nhà tạo thành quốc hồn, quốc túy, tinh hoa của giòng văn hóa Việt :

"Chỉ có thiên nhiên và nhân tâm có thể tồn tại sau bao nhiêu biến cố vật đổi sao dời. Còn những thứ nhân tạo phụ thuộc vẫn phải hao mòn hư hỏng, trừ khi biết uốn mình theo mưa gió dưới sức mạnh của thiên nhiên".

Và điều này lại khớp đúng với một tình tiết ở bài Tổng luận về phong tục của phủ Triệu Phong mà Tiến sĩ Dương Văn An đã viết trong sách Ô Châu Cận Lục, sau khi nhận lời hiệu đính sách  quý này do hai nho sinh phủ Tân Bình (Quảng Bình xưa) mong cầu :
« Ánh Nguyệt Biều tỏa rạng, núi sông trong sáng vô ngần »(7).

Đăng Kỳ (Theo LQ)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3698
  SỚM MAI VỚI ĐẦM PHÁ  [30.12.2013 17:04]
  NHAN SẮC MÙA HẠ HUẾ  [12.07.2013 15:45]
  Miên man Tam Giang  [19.03.2013 16:10]
  Cầu đường bộ Bạch Hổ - Huế, trong trưa mùa Thu  [02.10.2012 16:49]
  CHUYỆN LÀNG PHÒ TRẠCH GIỮ 'ÁO QUAN CHO'  [07.06.2012 08:06]
  MỘT ĐÊM TRÊN PHÁ TAM GIANG  [22.05.2012 13:40]
  Độc đáo cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)  [21.03.2012 11:55]
  LÀM NGƯ DÂN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG  [17.02.2012 13:24]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan