Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 19/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1303.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Người giữ đảo Rú Chá [28.03.2011 16:35]
Xem hình
vnexpress

Cuộc sống đang yên ổn, ông bàn với vợ ra đảo Rú Chá, khu rừng ngập mặn bên phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) vốn bị tàn phá hoang tàn trong chiến tranh để lập nghiệp. Có người khen nhưng cũng không ít người bảo ông là “khùng điên”.

Ông là Nguyễn Ngọc Đáp, 66 tuổi, thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Trong cái rét của những ngày cuối tháng 3, ông say sưa kể chuyện về Rú Chá như chính cuộc đời của mình 21 năm nay.

Cuộc sống đang yên lành, ông Đáp bàn với vợ xin chính quyền địa phương ra Rú Chá lập nghiệp. Bà Trần Thị Hồng, vợ ông một mực lắc đầu: “Rú chừ có gì mà ra? Những cây gỗ to trên rú người dân đốn làm củi hết rồi!”. Ông Đáp thuyết phục vợ: “Vì nó hoang tàn mới cần đến mình. Mình ra mà lo giữ rú cho con cháu sau này”. Thấy chồng cương quyết, bà Hồng gật đầu. Lo cho 10 đứa con tạm ổn, vợ chồng ông khăn gói ra rú. Đó là năm 1990.

“Ngày trước, giặc Pháp tràn về bao vây tìm cộng sản, cả làng Thuận Hòa lại kéo nhau ra rú nằm biệt lập trên phá Tam Giang để trốn giặc. Chúng điên cuồng chặt phá cây rồi dùng thủy lôi đánh Rú Chá tan hoang. Cũng nhờ rú mà năm 1965, khi cả làng tui không có gạo ăn, bà con lại vào rú bắt con tôm, con cá để ăn thay gạo. Rú luôn che chở, đùm bọc dân làng nên tôi quyết định gắn bó cuộc đời mình như để trả ơn với ngọn rú này", ông Đáp lý giải thêm lựa chọn của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Đáp coi Rú Chá là nhà. Ảnh: Văn Nguyễn.

Ông Đáp kể, ngày đầu rú tan hoang lắm, chỉ còn một vài cây chá mọc lèo tèo. Nhiều người ở những khu làng xung quanh vào rú chặt cây về làm củi, dựng nhà, mang bẫy vào rú bẫy chim…. Đêm đến rú vắng ngắt. Hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau.

Với quyết tâm bảo vệ rú, cứ đêm xuống, ông Đáp lặn lội “đi tuần”, phát hiện người nào chặt cây, ông ngăn cản, sớm hôm lại đạp xe lên báo cho trưởng thôn. Đến tháng 7, cò trắng bay về nhiều, ông tất bật đi gỡ bỏ bẫy cò, quyết không để một con cò nào bị sa lưới. Không ít người không chặt được cây, không bẫy được cò lấy làm ấm ức.

“Mình làm rứa cũng chỉ vì nghĩ cho rú, nhiều người không hiểu lại bảo nhiều chuyện, lão khùng. Ừ! Mình khùng cũng được, khùng với những người chỉ biết sống cho riêng mình, miễn sao giữ được Rú Chá!”, ông lão cười bảo thế.

Ông xin đấu thầu một thửa đất cạnh rú để đắp đập thả tôm, cá. Bà chạy vạy mua gà, vịt về nuôi. Vợ chồng ông có đồng ra đồng vào. “Nhưng nhìn cái rú như quả đồi trọc, không có cây cối gì mọc cho ra hồn, vợ chồng tui lại bàn đánh từng gốc chá con ra trồng, mùa nắng thay phiên nhau tưới nước. Chả mấy chốc cây chá mọc lên xanh tốt”, ông Đáp nhớ lại.

Với công việc coi rú, ông Đáp được làng trả lương bằng 3 tạ lúa mỗi năm. Cúng lại làng một tạ, vợ chồng ông chỉ còn 2 tạ lo ăn cho cả năm. Nhiều người dân thấy ông được trả công bĩu môi “coi cái rú cũng được ngần ấy thóc”. Để cho công bằng, chính quyền địa phương mời người dân làm thay vợ chồng ông Đáp, ai nấy đều lắc đầu bảo ra rú hoang đó biết làm gì mà ăn. Từ năm 2000 đến nay, làng đột ngột cắt lúa, ông Đáp coi Rú Chá không lương, nhưng vợ chồng ông chẳng vì thế mà buồn.

Một ngày một lần, ông Đáp lại “đi tuần” trên con rú rộng hơn 5 ha. Ảnh: Văn Nguyễn.

Ông Đáp bảo Rú Chá giờ đã như cuộc sống của mình rồi. Một ngày không “đi tuần” là ông ăn không ngon ngủ không yên. Năm 1999, Rú Chá ngập chìm trong nước lũ, vợ chồng ông phải chạy nạn về làng cũ. Về được đúng một ngày, ông Đáp lại chèo ghe ra rú. Nhìn Rú Chá tan tác sau cơn lũ, ông Đáp quặn lòng đi dặm lại từng gốc cây.

Mỗi dịp hè về, học sinh các trường tiểu học trên thành phố lại được đưa về Rú Chá thăm quan. Mỗi năm một lần, sinh viên ĐH Nông lâm Huế về Rú Chá thực tập... Ông Đáp tận tình giúp đỡ bởi ông thuộc lòng từng loài chim, cá, cây cối ở đây. Vợ chồng ông tiếp đãi khách bằng những bữa cơm với rau móp, loài cây sống trên rú, mà ông cho là đặc sản Rú Chá. Ông còn là “hướng dẫn viên du lịch” mỗi khi có khách ghé rú như để quảng bá hình ảnh quê hương mình.

Ông Phan Văn Ứng, Chủ tịch UBND xã Hương Phong, đơn vị được giao quản lý Rú Chá, cho biết: “Nhờ có ông Đáp bảo vệ, gìn giữ với một tinh thần hiệp nghĩa mà đến nay Rú Chá được bảo tồn, trở thành khu rừng ngập mặn sinh thái duy nhất của miền Trung. Ông Đáp cũng chưa một lần yêu cầu xã phải chi trả lương cho vợ chồng mình”.

Xã Hương Phong đang thực hiện dự án mở rộng diện tích Rú Chá từ 5 ha lên 15 ha. Những lứa cây giống đầu tiên đã được đem về ươm trên rú. Ông Đáp mừng ra mặt, bảo: “Còn sức tui sẽ còn ra rú đào gốc trồng cây. Mong sao rú có nhiều diện tích, chim muông bay về nhiều hơn!”.

Văn Nguyễn

trangtk_trangtk@yahoo.com
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3054
  SỚM MAI VỚI ĐẦM PHÁ  [30.12.2013 17:04]
  NHAN SẮC MÙA HẠ HUẾ  [12.07.2013 15:45]
  Miên man Tam Giang  [19.03.2013 16:10]
  Cầu đường bộ Bạch Hổ - Huế, trong trưa mùa Thu  [02.10.2012 16:49]
  CHUYỆN LÀNG PHÒ TRẠCH GIỮ 'ÁO QUAN CHO'  [07.06.2012 08:06]
  MỘT ĐÊM TRÊN PHÁ TAM GIANG  [22.05.2012 13:40]
  Độc đáo cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)  [21.03.2012 11:55]
  LÀM NGƯ DÂN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG  [17.02.2012 13:24]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan