Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 28/03/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1309.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Tam Giang bi chừ : Gọi chim về lại... [29.03.2011 19:03]
Xem hình
Bee.net.vn

Lâu  lắm rồi, người dân ở Cửa Lác (xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế)  chẳng còn nhìn thấy từng đàn chim hàng ngàn con trở về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn xa....

...Và giờ đây, chính quyền xã đang mơ có 200 triệu để khôi  phục lại vườn chim Cửa Lác.

"Ngày xưa, chim kín cả trời,  giờ chỉ còn cò đứng co ro..."
Quảng Thái,  cách Huế cả đoạn đường dài khỏang 40km. Đi qua  ô ruộng nào, tôi  cũng ngong ngóng …nhìn thấy chim.

Tần ngần dừng lại ở đập Cửa Lác (cửa sông Ô Lâu đổ ra phá Tam Giang). Vườn chim nổi tiếng một thời đây ư?  Lại nhớ lời kể của anh bạn đồng nghiệp  “Anh cứ về đấy, chim bay trắng trời. Buổi sáng tha hồ chụp được ảnh đẹp!”.

Ngóng mãi,  rồi cũng thấy một đàn cò ru rú nép bên bờ ruộng tránh rét.

Thấy tôi loay hoay với cái máy ảnh, một lão ngư dân đứng trên thuyền gần đấy hỏi: “Chú tìm chụp ảnh chim hả? Còn nữa mô mà chụp”.

Ngóng về phía xa, như đợi một điều kỳ diệu… đàn chim bất chợt trở về.

Lân la hỏi chuyện.  Chính lão ngư tên Thành này là người được đặt tên là “Thành chim”, bởi sự am hiểu về vườn chim của lão. Chiều nay, lão nhớ đàn chim quá, nên chèo thuyền ra xem có loài nào trở về hay không?

Lão Thành bảo, ngày xưa (ngày xưa của lão là cách đây 5-7 năm) chỗ này này nhiều loài chim lắm, nào là diệc, le le, chuốc, sâm cầm, có cả bồ nông, bồ chao…  Mà chỗ này chẳng ai gọi là vườn, là tràm chim, chỉ gọi là “Đông Hói mồ, Tây Hói xã…” mấy cái tên dân dã quen dùng.

Hồi đó,  cứ chiều chiều lão Thành lại ra đập Cửa Lác để ngắm…chim. Đàn Sâm Cầm sau một ngày no nê tôm cá ở mấy vũng đầy lau sậy tung cánh bay về núi phía xa. Hàng đàn chim diệc, chuốc, cò… lại bay về tổ trắng rợp trời.

“Một đàn có cả ngàn con, bác nhỉ?”- tôi hỏi. Lão Thành cười: "Ngàn con nhằm nhò gì, phải vài ngàn con chú ạ. Kín cả trời"

Chim mất tổ vì “cá tặc”! 

Ngồi gần cạn ấm trà nghe lão Thành ôn về “vườn chim ngày xưa”, tôi mới dám hỏi “Sao giờ không còn chim nữa?”, vì sợ cắt đứt sự hồi tưởng luôn đầy ắp của lão.

Nghe tôi hỏi, lão Thành cười như mếu: “Tại người tham quá, tại kiểu đánh bắt “hiện đại” mà chim đi, chú à”.

Hỏi kỹ. Thì ra, người ta đến đây bắt cá. Không bắt bằng nơm, bằng lưới, mà bắt hẳn bằng “phương pháp hiện đại” – rà điện.

Ở vườn chim này có đặc điểm là, trên có bao nhiêu chim, thì dưới nước dường như có bấy nhiêu cá. Cá nhiều vô kể, to lắm. Có con đến 20kg.  Bắt bằng nơm, bằng lưới thì vất vả, mà cá thu về chẳng nhiều. 

Cả vườn chim chỉ còn loi ngoi mấy đám cò.

Chẳng biết từ bao giờ, có một người đem từ đâu về cái công nghệ “rà điện”. Thế là, người người sắm ắc quy, sắm dây điện, hàng loạt bộ “rà điện” ra đời, đội quân “rà điện” tăng quân số từng giờ. 

Vườn chim bị những  “cá tặc” quần nát. Chim cũng bị dính điện, nằm đơ đơ.

Lão Thành uất ức: “Cái giống chim chỉ một hai lần bị giật mình, xẻ đàn là bỏ xứ đi ngay”.

Cái nạn rà điện đến giờ vẫn chưa hết. Chính quyền xã có tổ chức ngăn cấm, rồi phê bình, xử phạt, nhưng đâu cũng vào đấy. Bới chính quyền trăm công ngàn việc, không rỗi để đi canh mấy ông rà cá.

Và chim vẫn sợ cáii rà điện bắt cá. Mãi không về lại.

  Lão Thành cứ chiều đến là lại ra ngóng chim! 

Có 200 triệu sẽ "gọi" được chim về

Nhắc đến cái vườn chim, ông Nông PCT UBND cười thú nhận: “Hồi trẻ, tui cũng thường ra đấy bắt chim nấu cháo ăn chơi, nhặt trứng chim để… ném nhau, trẻ con mà!”. Rồi ông nhiệt tình đem giấy bút vẽ hắn một cái bản đồ vị trí vườn chim.

Khu đất được coi là vườn chim ấy rộng chừng 60 ha với 5 địa danh: Đông hói mồ, Tây hói xã, Chặng nhất, Chặng nhì, Cồn 3. Vùng đất này không làm nông nghiệp được vì đê cửa Lác cao quá, nước thoát không được, nên ngập quanh năm.

Trước đây, xã cũng cho dân tận dụng canh tác, nhưng cố lắm cũng chỉ một mùa, năng suất không mấy. Ông cũng “chú thích” rằng thời điểm ấy vườn chim đã tan tác rồi!

Ông Nông cũng “chú thích” rằng thời điểm ấy vườn chim đã tan tác rồi!

Nghe nói cũng đã có khá nhiều đoàn công tác của TƯ(Viện hải dương học), của tỉnh, của huyện đã về khảo sát, rồi đánh giá rằng, vườn chim rất quí, cần bảo tồn. Rồi cũng có xúc tiến lập dự án bảo tồn. Nhưng những chuyện ấy đã lâu lắm rồi, giờ chẳng thấy ai về, và cũng chẳng thấy có dự án nào.

Mới đây, nghe phong thanh tỉnh sẽ quy hoạch khu vực ấy làm khu bảo tồn chim,  xã “dồn điền, đổi thửa” cho dân, giải phóng hẳn khu đất ấy khỏi diện tích đất nông nghiệp,. Nhưng cái tin phong thanh ấy đến giờ vẫn chưa thành tin chính thức!

Ông Nông trầm ngâm, với khu đất 60ha ấy muốn làm nông nghiệp, trồng lúa phải đầu tư một hệ thống đê mới, kinh phí đầu tư đến hơn 20 tỷ. Trồng lúa thì không biết đến bao giờ mới hoàn vốn!

Nhưng  theo tính toán của xã chi cần được đầu tư 200 – 300 triệu đồng là có  thể tái lập vườn chim.

Ông Nông nói rằng chỉ cần trồng một số một số cây chá (cây rừng ngập mặn), rồi quan trọng nhất là thành lập đội bảo vệ vườn chim để canh không cho “cá tặc rà điện” xâm nhập vào vườn chim. Làm như thế môi trường tự nhiên sẽ hồi phục, chắc chắn chim sẽ về. Chỉ cần 1 năm, vườn chim sẽ như xưa”.

"Rồi cá sẽ sinh sôi. Đây chính là nguồn bổ sung giống cá thiên nhiên cho phá Tam Giang, rồi môi trường của sông sẽ được cải thiện hơn bây giờ. Và chim về sẽ hút được khách du lịch đến đây ngắm…chim. Lợi lắm chứ!” - giọng ông Nông hồ hởi như hàng ngàn con chim sắp hiện ra trước mắt.

  Nhưng 200 triệu là quá nhiều với một xã nghèo, nên ông Nông cũng chỉ ngước mắt nìn lên trời, chờ...cấp trên đầu tư.

Chiều muộn lắm rồi, vòng ngược đường về theo hướng cầu Ca Cút, vẫn thấy lão Thành chống thuyền đứng ở Cửa Lác. Thấy tôi,  lão hồ hởi khoe : “Mới thấy một đàn le le bay về chú ơi!”.

Mắt lão ngấn nước.

Một số thông tin khoa học về hệ chim trên phá Tam Giang

Những kết quả khảo sát vừa qua cho phép bổ sung danh lục chim, phần lớn là chim nước, khá phong phú với 70 loài, trong đó có 34 loài chim di cư, 36 loài chim định cư, 28 loài có giá trị kinh tế cao, 21 loài được ghi trong Danh lục chim bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu và 1 loài trong Sách đỏ Việt Nam. Nhờ có thảm thực vật đầm lầy gồm cỏ tranh, cỏ gà nước, lác, sú, chim nước tập trung với mật độ cao thành các sân chim tại 3 khu vực: cửa sông Ô Lâu (vườn chim của Lác), đầm Sam và cửa sông Đại Giang. Vào đông xuân số lượng chim lên tới 20.000 con. Có lúc đàn ngỗng trời trên 500 con, đàn vịt trời trên 1.000 con và đàn sâm cầm tới 2.000 - 3.000 con.

Một số loài chim thuộc Danh lục chim bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu bao gồm: diệc lửa (Ardae purpurea), cò trắng (Egretta garzetta), cò ruồi (Bubulcus ibis), ó cá (Pandion haliaetus), cắt lưng hung (Falco tinmunculus), choi choi sông (Charadrius dubius), choi choi khoang cổ (C. alexandrius), choắt đốm đen (Tringa stagnatilis), choắt bụng xám (T. glareola), choắt nhỏ (T. hypoleucos), nhàn đen (Chilidonias hybrida), bồng chanh (Alcedo athis), nhạn bụng trắng (Hirundo rustica), chìa vôi vàng (Motacilla flava), chìa vôi trắng (M. alba), chim manh lớn (Anthus novaeseelandiae), bách thanh (Lanius schach), bách thanh nhỏ (L. collurioides), chích đầu nhọn mày đen (Acrocephalus istrigiceps), chích đầu nhọn phương Đông (A. orientalis), sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola).

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

Quỳnh Thi

trangtk_trangtk@yahoo.com
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3979
  SỚM MAI VỚI ĐẦM PHÁ  [30.12.2013 17:04]
  NHAN SẮC MÙA HẠ HUẾ  [12.07.2013 15:45]
  Miên man Tam Giang  [19.03.2013 16:10]
  Cầu đường bộ Bạch Hổ - Huế, trong trưa mùa Thu  [02.10.2012 16:49]
  CHUYỆN LÀNG PHÒ TRẠCH GIỮ 'ÁO QUAN CHO'  [07.06.2012 08:06]
  MỘT ĐÊM TRÊN PHÁ TAM GIANG  [22.05.2012 13:40]
  Độc đáo cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)  [21.03.2012 11:55]
  LÀM NGƯ DÂN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG  [17.02.2012 13:24]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Hà Thiên Minh   15 - 03
Đặng Văn Minh   01 - 03

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan