Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 18/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1561.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Ngày Tết Nguyên tiêu nói chuyện rượu, thơ [04.02.2012 09:07]
Em ơi lửa tắc bình khô rượu/ Vắng bóng em rồi say với ai? ( ảnh chỉ minh họa )
Em ơi lửa tắc bình khô rượu/ Vắng bóng em rồi say với ai? ( ảnh chỉ minh họa )

     Người Huế cũng như các nơi, đâu đâu vào dịp Tết Nguyên tiêu, những người yêu thơ cũng có cho nhau nghe một vài bài thơ để đàm đạo, hay góp với hội diễn thơ những vầng thơ hay... Ngày thơ Việt Nam cũng sinh ra từ đây vào dịp Nguyên tiêu này.

     Người yêu thơ cũng hay mượn rượu để nhả hồn mình qua vầng chữ, cứ lân lân lên tận cỏi tiên, hồn thơ cũng sẽ khắp miền lan đi...

    Cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của rượu, chỉ biết rượu xuất hiện cách đây đã lâu lắm, gắn với lịch sử phát triển của loài người.

      Nhiều nhà khoa học cho rằng, rượu và lửa là những phát minh vĩ đại của con người. Khi phát minh ra lửa, con người bắt đầu ăn thịt chín… Về sau, động vật ngày càng hiếm, người ta tìm đến thực vật. Với bản tính tư hữu, con người mang những hoa quả trên rừng về cất giấu. Sau nhiều ngày, chúng lên men toả ra mùi thơm dễ chịu, ăn vào ảo giác như gặp thần tiên… Và họ đặt tên cho cảm giác lâng lâng, sảng khoái ấy là Spirit, nghĩa là linh hồn,thuật ngữ rượu ngày nay… Từ đó, rượu trở thành nhu cầu thiết yếu trong quá trình đấu tranh sinh tồn, là chất xúc tác kích thích trí khôn ngoan, lòng dũng cảm, kết nối con người thành phái, thành đoàn chống lại các thế lực tự nhiên bí ẩn, hùng mạnh… Những lúc vui buồn, trong buổi trùng phùng cũng như hồi ly biệt, người ta thường tìm đến rượu.
Khái niệm rượu từ xa xưa đã được kết hợp với khái niệm lễ, cổ nhân từng nói: “vô tửu bất thành lễ” (không có rượu không thành lễ nghi). Cúng tế, ma chay, tiệc tùng, đình đám… trong nhà, ngoài làng đều có rượu. Đặc biệt là trong nghi thức cưới hỏi, khay trầu rượu luôn được tôn vinh hàng đầu bởi giá trị văn hóa ẩn sâu trong quan niệm của người xưa. Văn hóa ứng xử dần hình thành trong khuôn khổ câu “vô tửu bất thành lễ” này... Những ngày đón xuân, mừng Tết, rượu cũng đóng vai trò quan trọng. Tết là ngày những người con xa nhà có dịp trở về mái ấm gia đình với niềm vui đoàn tụ. Con cái chúc mừng cha mẹ, cháu chúc thọ ông bà, ông bà chúc phúc cháu con… Tất cả cùng nhau quây quần bên mâm cỗ và uống chén rượu chúc mừng năm mới. Họ hàng, bè bạn gặp nhau, cùng uống rượu chia sẽ tấm lòng hồ hỡi, ngây ngất lúc vũ trụ mang mùa xuân đến cho muôn dân trăm họ… Đây có lẽ là những chén rượu ý nghĩa nhất trong một năm khi mọi người gạt bỏ đi những đua chen đời thường để trở về với hương vị ngọt ngào, đằm thắm qua những chung rượu tết…
 
Ảnh Internet

      Mỗi chén rượu đều hàm chứa lễ nghĩa, nhân tình vì vậy phải uống theo đúng pháp độ, đúng nghi thức. Riêng hành động cụng chén, thao tác bày tỏ sự thân thiện, chúc tụng cũng biểu đạt nét văn hoáa. Người nhỏ tuổi không bao giờ đưa chén rượu của mình cao vọt mà thường khiêm nhường hạ miệng chén xuống. Chỉ có uống rượu mới cụng chén, người xưa lý giải, con người có năm giác quan: mắt - thị giác được nhìn thấy rượu, tay - xúc giác được cầm chén rượu, mũi - khứu giác được ngửi mùi rượu, lưỡi - vị giác được nếm vị rượu, do đó phải cụng thật kêu để cái tai - thính giác được nghe tiếng rượu… Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ thường rót mời khách uống. Chén rượu người chủ rót mời khách ấy gọi là chén thù. Uống xong, khách lại tự tay rót rượu đáp lại tấm lòng thân tình, nồng thắm của người chủ dành cho mình. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ gọi là chén tạc. Cứ thế chén thù chén tạc trong không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, giữa những người dự tiệc với nhau. Họ cùng nhau khẽ nhấp từng ngụm nhỏ, thưởng thức cái kỳ vị (vị của rượu), kỳ hương (hương thơm của rượu), kỳ ảo (sự huyền ảo của rượu), kỳ linh (linh hồn của rượu). Đó chính là tinh hoa của đất trời, linh hồn thiên nhiên, cái tích tụ của âm dương ngũ hành được chưng cất…
" Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch/Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh "

     Có nhiều cách uống rượu, có thể độc ẩm - uống một mình, đối ẩm - uống hai người, cộng ẩm - nhiều người cùng uống, nhưng dù uống theo cách nào cũng phải có bạn thâm giao, “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” là vậy. Uống để quên đi những bi kịch vặt vãnh cuộc sống, cho sự giao ước những lời vàng thạch, uống để đưa thực vào mộng một cách dịu dàng êm ả, để cuộc sống trở nên chan hòa, ý nghĩa, vui tươi… Rượu còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân, khơi nguồn những trang thơ bất hủ. Không có rượu sơn thủy cũng vô nghĩa, cũng như không có phụ nữ đẹp trăng hoa cũng bằng thừa. Cổ nhân từng viết: “Tửu - nguyệt - phong - hoa vị phẩm đề” (Rượu - trăng - gió - hoa là những thứ không bút nào tả xiết), mà rượu được xếp vị trí đầu tiên.  Đã có bao nhiêu danh sĩ mê rượu và sành rượu, mượn rượu làm niềm vui thi phú, ngâm thơ vịnh nguyệt, say với đời. Lý Bạch, nhà thơ vĩ đại đời Đường, được nhắc đến như một “thi sĩ của rượu”, cho rằng : “Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch/ Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh” (Xưa nay thánh hiền đều yên lặng/ Chỉ người uống rượu là để lại tên tuổi). Đọc thơ vị “Thi tiên” ta thấy men rượu bàng bạc, toát ra từng câu, từng chữ. Ông lẫn trốn vào rượu để quên cảnh đời phiền muộn, nhiều lúc đơn lẻ chỉ uống một mình, lấy bóng làm bạn, lấy trăng làm khách: "Hoa gian nhất hồ tửu/ Độc chước vô tương thân/ Cử bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân...” (Dưới hoa một hồ rượu/ Tự rót một mình ta/ Nâng ly mời trăng sáng/ Với ảnh hóa thành ba...).
 
Khi vui say ai chẳng nhìn ... mà không ... thế này nhỉ (!?)

   Thi sĩ Tản Đà cũng có lối thơ rượu như Lý Bạch, thường chỉ làm thơ trong những lúc túy lúy càn khôn. Thơ đắm chìm trong men rượu, rượu càng say, tiếng thơ vốn đã rất ngông của ông càng vang trời dậy đất:
“Say sưa nghĩ cũng hư đời.
Hư thời hư vậy, say thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay.
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười”.
Rượu khơi động hồn thơ vô tận, thơ phảng phất hơi rượu nồng cay, lúc phẩn chí lại trốn vào rượu, lấy thơ giải sầu:
"...Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say thơ lại khơi nguồn
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tìn
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du”.
Trước tâm sự ngổn ngang tận tuyệt, nhà thơ của núi Tản sông Đà chỉ còn biết mượn rượu để tống biệt sầu buồn:
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ”.
Rượu và thơ là đôi bạn tri ngộ, là hai thứ đáng quan tâm nhất trong mắt nhà thi tửu “Trăm năm thơ túi rượu vò/ ngàn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?”. Người bạn vong niên của Tản Đà, nhà thơ Trần Huyền Trân trong bài Uống rượu với Tản Đà cũng đã trải lòng với những cảm nhận gần gũi:
“Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
 Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này”.
Rót rượu hay là rót cả thế thái nhân tình! Một sự sẻ chia chứa chan niềm thương cảm của hai thế hệ cách nhau mấy mươi năm.

Có nhiều bài thơ say hoặc được viết trong lúc say, nhưng tôi yêu nhất những hơi thơ hổn hển dồn dập men nồng của Vũ Hoàng Chương:
“Say đi em
Say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngã nghiêng
Cho điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa và quên quên hết
Ta quá say rồi 
Sắc ngã màu trôi...”.
  Cũng có khi là những vần thơ say lảo đảo, nhẹ nhàng, man mác, chuyếnh choáng lòng người:
 “Say đã gắng để khuây sầu lẻ gối
Mưa, mưa hoài rượu chẳng ấm lòng đau”.  Hoặc:
“Thời gian như rượu say
Tình yêu như mật ngọt
Thấm bao giờ không hay”.  
Cảm khái say - tình là nguồn mạch vô tận thúc đẩy tâm sự òa ra thành ngôn ngữ thi ca:
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng em rồi say với ai?”.
Chỉ có rượu, chỉ có say thi nhân mới biết đâu là tuyệt đối, vì người tình thơ chỉ là ảo giác mơ hồ:
 “Xin nốc hết nồng cay cho đến cặn
Uống cho mê và uống nữa cho điên
Rồi dang tay cho chậm gót nàng men
Về tắm ở suối mơ nguồn tuyệt đối”.
Thơ Vũ Hoàng Chương hừng hực men say tình lãng mạn. Có thể quy về một trường phái: Thơ Say.

Rượu chia sẻ mọi tâm trạng, “là mặt trời chiếu sáng tình bạn, là mặt trăng soi rọi tình yêu” (Fergus Hamilton Allen). Khi thiếu tình bạn, vắng tình yêu, Văn Trọng Hùng tìm đến rượu như một cứu cánh:
 “Đêm qua uống rượu một mình
Bạn thơ cách trở bạn tình xa xôi...”.
Và trong nỗi cô đơn tuyệt vọng đó, nhà thơ gửi vào rượu tâm sự của mình:
Ly này cạn với sao trời
Ly này trách giọt sương rơi vô tình
Ly này buồn nợ ba sinh
Ly này tiễn một mối tình vừa tan!”.

Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là trường hợp đặc biệt: uống rượu có bằng! Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: Toàn bộ âm nhạc của Trịnh Công Sơn làm bằng một thứ ngôn ngữ cực kỳ giản dị, những chi tiết đời thường chìm đắm trong nỗi buồn êm dịu của cung la thứ. Tất cả đều dùng để nói từ nhiều góc độ khác nhau, về nỗi cô đơn của số phận con người trong tiếng kêu lanh canh của những viên đá trong ly rượu. Trịnh Công Sơn thường xuyên phiêu diêu cùng rượu, có lần Anh nghêu ngao tự chế câu hát của mình: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi/ Từ lúc tinh sương đến lúc chiều tà” (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười)… Rượu đậm đặc trong ca từ Trịnh, quá nhiều câu hát Trịnh thoang thoảng hương men: “Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè/ Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê...” (Tình Xa); “Hôm nay ta say, ôm đời ngủ muộn/ Để sớm mai đây, lại tiếc xuân thì...” (Một cõi đi về); “Chén rượu cay một đời tôi uống hoài/ trả lại từng tin vui, cho nhân gian chờ đợi...” (Phôi pha); “Có ai đang về giữa đêm khuya/ rượu tàn phai bước chân đi ơ hờ...” (Nghe những tàn phai); “Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại/ ngỡ chỉ là cơn say...” (Như một lời chia tay). Người nhạc sĩ - họa sĩ cũng thừa nhận: Rượu giúp ngòi bút trơn tru hơn, cọ vẽ bay bổng hơn và trí tưởng tượng được dịp trôi nổi về những bờ cõi ngẫu hứng lạ lẫm hơn… Anh từng nói: mình sẽ lưu lại cho đời có chăng chỉ một chữ thôi. Chữ Say. Vâng! say là một phần cuộc sống.Say với tình yêu, với nhân thế. Cơn say trường kỳ đi vào nhạc Trịnh thật đẹp và buồn. Một nỗi buồn lặng lẽ, mềm mại, rất đỗi nhẹ nhàng, vừa bình dị gần gũi, vừa triết lý cao xa, dễ ngấm đọng lòng người.
Xin khép lại bài viết bằng những câu thơ say tình rất nồng nàn và duyên dáng của Đoàn Thị Lam Luyến:
“Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Khi tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy
Giá được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu”… 
Hóa ra, đâu chỉ có các nhà thơ nam muốn say, các nữ sĩ của ta cũng “thèm” say đấy chứ!
 Trong tiết Xuân phơi phới, hãy cùng nâng ly say sưa niềm vui đoàn tụ, hàn huyên câu chuyện cũ, hay say lòng trước cảnh trí dồi dào nhựa sinh sôi. Ngẫu hứng ngày xuân, miên man vài dòng về rượu, để cảm giác say mãi lắng đọng tâm hồn.
                                 Văn Kường st
                                                                                     

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4103
  THÁNG BA VƯỜN NHÀ  [11.04.2018 09:17]
  NHÀ HÀNG THANH THẢO - THẾ CHÍ TÂY - ĐIỀN HÒA  [31.03.2014 21:41]
  CỦ KHOAI VÀ CÁ KHOAI  [18.03.2014 17:17]
  Thương lắm món cháo vạt chờng!  [04.10.2013 16:08]
  MÓN NGON DÂN DÃ: CANH CHUA LÁ ME ĐẤT  [05.03.2013 15:51]
  Đặc sắc ẩm thực chay xứ Huế  [28.11.2012 12:50]
  Đừng chê mắm, ruốc tanh hôi…  [15.11.2012 14:33]
  Những điểm khác biệt thú vị giữa bún ở ba miền  [05.06.2012 12:28]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan