Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 25/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1677.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Phong Điền [31.08.2012 14:40]
Xem hình
Phát triển làng nghề ở Phong Điền

       Phong Điền là một huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp ranh với tỉnh Quảng trị,  là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa. Qua bao thế hệ nối tiếp nhau vừa xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, người dân bản tính chất phát, gắn bó với cuộc sống nông nghiệp bình dị, những lúc có biến cố thì rất kiên cường, không sợ uy vũ, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Bên cạnh  việc trồng trọt và chăn nuôi, Phong Điền là nơi từ xưa đã có nhiều làng nghề truyền thống như Đệm bàng, đan lưới ở xã Phong Bình, nghề mộc ở Mỹ Xuyên, nghề gốm ở Phước Tích xã Phong Hòa, nghề rèn ở Hiền Lương, xã Phong Hiền, Nghề Kim hoàn ở Điền Môn... Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, những làng nghề đã bị mai một. Hiện nay, những làng nghề này đang được lãnh đạo huyện quan tâm khôi phục, bước đầu có chuyển biến khả quan. 

     Ngành ngề truyền thống đầu tiên là phải kể đến ở huyện Phong Điền là nghề điêu khắc mộc Mỹ Xuyên (xã Phong Hoà). Từ xưa, làng nghề này đã phát triển mạnh và thu hút nhiều lao động ở địa phương. Song do những mặt hàng của các doanh nghiệp không thích ứng với cơ chế thị trường, sức cạnh tranh nên nghề này đã dần bị mai một. Trước thực trạng này, UBND huyện Phong Điền đã ra quyết định thành lập cụm làng nghề Mỹ Xuyên và đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp ra đời nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống này. Hiện nay, tại đây có hơn 20 cơ sở sản xuất với gần 200 lao động đang tất bật công việc vì lượng hàng đang được tiêu thụ khá tốt. Theo các chủ cơ sở cho biết, có được công việc ổn định như thế này chính là nhờ huyện Phong Điền quan tâm hỗ trợ vốn vay phát triển nghề, chính sách giao, cho thuê mặt bằng, hỗ trợ học nghề, tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư hạ tầng giao thông, điện, hệ thống thoát nước… khá đồng bộ phục vụ tốt cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa,... Được biết, hiện nay, mức thu nhập bình quân cho người lao động ở đây khoảng từ 1,5 đến 3 triệu đồng/tháng nên không chỉ thu hút tốt nguồn lao động dồi dào tạo địa phương mà còn thu hút được những thợ giỏi làm ăn xa quay về địa phương làm nghề.

Nghề Mộc Mỹ nghệ

          Bên cạnh nghề điêu khắc mộc Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa còn có thêm một nghề truyền thống khác đó là nghề gốm Phước Tích. Sau hơn 25 năm mai một, hiện nghề gốm Phước Tích đã được đầu tư khôi phục. Cùng với vết tích một lò gốm cổ cách đây hơn 500 năm, những nghệ nhân gốm cuối cùng còn lại và nhiều sản phẩm gốm tinh xảo như bình vôi, chậu hoa, trách, niêu, bùng binh, ấm tộ... vừa mới được phục hồi. Có được thành công bước đầu này, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền địa phương phải kể đến công lao của 4 chàng trai trẻ Nguyễn Phước Tâm, Lương Thanh Hiền, Nguyễn Hoàng Sơn và Hà Vĩnh Phúc.
Đầu năm 2008, bốn người thợ trẻ này mang theo 5 tấn đất lấy từ làng cổ, ra tận Hà Nội, tìm đến làng gốm Bát Tràng để học nghề, quyết tâm khôi phục nghề gốm. Sau 6 tháng học nghề, các anh đem về trình làng những sản phẩm gốm được nặn ra từ chính nắm đất của quê mình. Thế rồi, chính quyền vào cuộc, UBND huyện Phong Điền hỗ trợ xây dựng lò nung ga trị giá 250 triệu đồng, 4 chàng trai vay mượn thêm 200 triệu đồng, bắt đầu thực hiện ước mơ nối nghiệp nghề gốm của cha ông.
Một điều thật phấn khởi nữa cho làng gốm Phước Tích là chương trình phục hồi gốm cổ Phước Tích do tổ chức JICA - Nhật Bản tài trợ đang được tiến hành triển khai. Sản phẩm đầu tiên đã được giới thiệu tại Festival Huế 2012. Điều này hứa hẹn, mở ra cơ hội mới cho gốm Phước Tích.
Nghề Gốm
       Rời Phước Tích, đến xã Phong Hải mới thấy hết được không khí vui tươi, hồ hởi của người dân khi thương hiệu “Nước mắm Đảnh Vân - Phong Hải” đã vượt qua các nghề nổi tiếng khác trong vùng như “Rượu Cườm Phong Chương” (xã Phong Chương); “Tương măng Phong Mỹ” (xã Phong Mỹ); “Rượu Okay” (xã Phong Bình)... để dành danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu nhất năm 2011 của huyện do UBND huyện Phong Điền bình chọn; giải ba cấp tỉnh trong hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đạt Huy chương vàng tại hội thi hàng Việt Nam chất lượng cao đạt toàn quốc năm 2011.
      Nghề làm nước mắm ở Phong Hải là nghề gia truyền, xuất hiện cùng nghề đánh bắt trên biển của người dân xã này. Nước mắm Phong Hải nổi tiếng thơm ngon do được chế biến công phu. Tuy nhiên, nghề này dần dần bị mai một do thiếu thị trường tiêu thụ. Để đánh thức nghề truyền thống này, được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, nhiều hộ dân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư khá lớn để sản xuất nước mắm theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, nước mắm Phong Hải không chỉ tiêu thụ tốt trong nước mà còn vươn ra thế giới. Một sự kiện thật vui, tháng 3/2011, lô hàng nước mắm Phong Hải đầu tiên đã được xuất sang Mỹ bằng đường thủy. Hiện nay, nước mắm Phong Hải đang nhắm đến thị trường Pháp do nhiều doanh nghiệp phía Pháp đã có gợi ý mua nước mắm thô của Phong Hải để đưa qua Pháp tiếp tục chế biến cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…
       Bên cạnh các làng nghềtruyền thống nhưđiêu khắc mộc Mỹ Xuyên, Gốm Phước Tích, nước mắm Phong Hải có việc làm thường xuyên, ổn định mà còn rất nhiều nghề khác cũng đang dần hồi sinh. Nghề đan lưới Vân Trình (xã Phong Bình) cũng đang chuyển mình khi có hơn 350 hộ hàng ngày trực tiếp gia công một số công đoạn cho các cơ sở kinh doanh, đem lại thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng/hộ.
      Cũng ở xã Phong Bình, nghề đệm bàng ở làng Phò Trạch cũng đang được huyện Phong Điền quan tâm đầu tư thông qua nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo thợ giỏi… Ngoài ra, người dân làm nghề còn được tạo điều kiện để học tập thêm nâng cao tay nghề, phát huy tối đa sáng tạo những kiểu đan mới để làm cho sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Nhờ vậy, hiện đệm bàng Phò Trạch đã sản xuất hơn 50 mẫu hàng đệm bàng cao cấp. Tất cả đều được làm bằng tay, bền và đẹp nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, đệm bàng Phò Trạch còn có mặt tại các siêu thị lớn ở Huế. Qua đó, vừa tạo điều kiện cho làng nghề giữ được nghề, đồng thời tạo điều kiện để nghề phát triển cao hơn.
Nghề Đệm Bàng ở làng Phò Trạch 
      Trong chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống của huyện Phong Điền, ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: “Thời gian qua, bằng sự quan tâm đầu tư rất lớn trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của huyện bước đầu đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Điều này đã khẳng định được sự đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của huyện trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Vì vậy, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa để các làng nghề ngày càng phát triển tốt hơn. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn, bởi qua đó không chỉ giúp cho huyện giải quyết tốt công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Phong Điền nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung”.
         
          Tuy nhiên, để các làng nghề truyền thống ở Phong Điền tồn tại và có “chổ đứng” trên thị trường thì sự quan tâm đầu tư về vốn là hết sức cần thiết. Có làng nghề sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như đệm bàng, mây tre đan, nhưng cũng có làng nghề sử dụng nguyên vật iệu mà ở địa phương không có hoặc có nhưng kém chất lượng, phải mua ở địa phương khác như mộc mỹ nghệ, lưới... Hơn nữa, đội ngũ lao động cũng phải thường xuyên được nâng cao tay nghề, người quản lý cũng phải có kiến thức về thị trường... lúc đó mới đảm bảo sự tồn tại của một làng nghề.
 
Có thể nói rằng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương nơi đây trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của huyện Phong Điền bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Điều này đã khẳng định được sự đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của huyện trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn.
 
Việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà phải gắn liền với văn hóa dân tộc. Phải đi đôi với việc xây dựng và phát triển nông thôn mới  thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở để nhằm giữ gìn các thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường sinh thái... với mục tiêu tăng thu nhập cho lao động và dân cư trong huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng./. 
Nguồn : Nguyễn Tiến Dũng (tiendungreporter@gmail.com)
ĐVK.
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 5024
  HUẾ VÀ EM  [01.12.2012 10:45]
  Chuối Thờ Xứ Huế  [24.09.2012 12:20]
  CHẦM CHẬM Ở HUẾ  [14.08.2012 12:29]
  Tết Đoan Ngọ  [22.06.2012 18:26]
  TÌM BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LẠ  [10.06.2012 15:08]
  Tản mạn Sài Gòn – những ngày tháng Năm  [10.05.2012 16:38]
  HUẾ-KHUNG TRỜI CŨ  [08.05.2012 16:15]
  NƠI BÌNH YÊN NHẤT  [22.04.2012 22:40]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan