Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 28/03/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst483.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Tin vắn [04.08.2009 19:14]
Xem hình

Đề án phát triển kinh tế tổng hợp vùng kinh tế Phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020

PHN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Tổng diện tích tự nhiên 101.070 ha, bằng 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số trung bình năm 2008 gần 415 nghìn người, bằng 36% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế có vai trò rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien. Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nhiều tiềm năng, có thể phát triển nhanh nếu có chính sách khuyến khích hợp lý và được đầu tư ban đầu thích đáng. Lợi ích lâu dài sử dụng đầm phá, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường sống đòi hỏi phải bảo vệ tự nhiên, tài nguyên và môi trường. Trong khi, do nhu cầu phát triển kinh tế, mức sống vật chất thấp, sức ép tăng dân số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự nhiên, sinh thái, huỷ hoại tài nguyên và ô nhiễm môi trường; xung đột lợi ích trong khai thác vùng đầm phá ngày càng tăng cao giữa lợi ích cá nhân có tính trước mắt để đảm bảo cuộc sống nghèo khó hàng ngày với lợi ích cộng đồng có tính lâu dài nhằm phát triển bền vững.

Đây cũng là Vùng bị tàn phá nặng nề qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhiều di chứng chiến tranh vẫn để lại nặng nề đến ngày nay.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Trung ương và địa phương đã quan tâm đầu tư, nhưng đây vẫn là vùng nghèo nhất của Tỉnh. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thủy sản với phương thức canh tác quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, các ngành nghề khác chưa phát triển. Kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông khó khăn, thường bị chia cắt trong mùa mưa bão; thiếu các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, công nghệ thông tin, dịch vụ phụ trợ chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề. Hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, nhiều cơ sở trường học và trạm y tế đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư sửa chữa; việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cấp cơ sở còn khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội và môi trường đang diễn ra trầm trọng; hơn 2 nghìn hộ dân thuỷ diện chưa được định cư. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.

Đây là Đề án nhằm cụ thể hóa một bước kế hoạch hành động mang tính chiến lược về phát triển kinh tế biển và đầm phá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhằm đưa vừng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sớm phát triển trở thành vùng đặc thù kinh tế, và là vùng sinh thái ngập mặn vừa là khu dự trữ nuôi trồng sinh quyển của khu vực và quốc gia. Góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng hội nhập và phát triển bền vững.

Thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án “Phát triển kinh tế tổng hợp vùng kinh tế đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

II. C¸c c¨n cø  ®Ó x©y dùng ®Ò ¸n

    Nghị Quyết số 39- NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.

    Nghị quyết 03/TW của Bộ Chính Trị và Chỉ thị 399/TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển kinh tế biển.

    Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 2 năm 2007 của Hội Nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

    Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

    Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.

    Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

    Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường

    Chỉ thị 15-1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở các xã phường, biên giới, hải đảo

    Quyết định số 148/2004/QĐ -TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

    Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

    Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên

    Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”

    Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

    Quyết định số 1085/2008/QĐ-TTg ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.  

    Các quy hoạch phát triển các vùng, ngành của Trung ương có liên quan (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam; chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ; ....)

    Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, định hướng 2020.

    Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

    Quyết định số 2093/QĐ - UBND tỉnh ngày 15 tháng 09 năm 2007 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

    Các quy hoạch và định hướng phát triển các ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan (Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, đề án phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; Đề án xây dựng Huế thành thành phố Festival...)

    Nguồn dữ liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh, các Sở, ngành thuộc tỉnh.

III. §èi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò ¸n

1. Đối tượng nghiên cứu

Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế” nghiên cứu toàn diện cả tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, quốc phòng an ninh của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để đề xuất các định hướng, chương trình đầu tư chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội và các cơ chế chính sách phát triển của vùng Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn thể vùng lãnh thổ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gồm cả khu vực Đầm Lập An (sau đây gọi tắt là Vùng), bao gồm 45 xã thuộc 5 huyện và vùng mặt nước biển - đầm phá liên quan.

    Phạm vi thời gian: Mốc thời gian đánh giá hiện trạng là thời kỳ 2001-2008, trong đó đánh giá sâu hơn thời kỳ 2006-2008;  mốc thời gian quy hoạch là 2009 - 2020, trong đó bố trí chi tiết cho thời kỳ 2009-2015.

IV. Môc tiªu vµ yªu cÇu cña ®Ò ¸n

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung:

Cung cấp các căn cứ cho các cấp quản lý ở cả Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế để lập các kế hoạch phát triển và ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển trong những năm trước mắt; cung cấp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước những thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư, kinh doanh phát triển tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

b) Mục tiêu cụ thể:

         Làm rõ các đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong tương lai, đặc biệt là trong những năm trước mắt.

         Xác định vị trí, vai trò; định hướng phát triển chung và các ngành lĩnh vực; định hướng bố trí không gian lãnh thổ; danh mục các dự án đầu tư; các giải pháp phát triển của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

         Đề xuất các định hướng, chương trình đầu tư chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội và các cơ chế chính sách phát triển của vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Yêu cầu chủ yếu của Đề án

         Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường; đảm bảo phù hợp với các quy hoạch phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng trọng điểm Miền Trung, quy hoạch ven biển miền Trung.

         Phải tạo ra sự đột phá trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; phải dựa trên các tính quy luật phổ biến, các kinh nghiệm trong và ngoài nước, các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng đề án.

         Bảo đảm phù hợp với yêu cầu về quốc phòng an ninh. Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả cục bộ với  hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;

         Phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

V. C¸c nhiÖm vô nghiªn cøu CỦA ĐỀ ÁN

Trong Đề án này sẽ tập trung luận chứng làm rõ các vấn đề sau:

1. Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển vùng phá Tam Giang - Cầu Hai.

2. Định hướng phát triển và chương trình đầu tư chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững.

3. Kiến nghị các cơ chế chính sách áp dụng với vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Tổ chức thực hiện.


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 

Chương I

C¸c nh©n tè t¸c ®éng ®Õn qu¸ tr×nh  ph¸t triÓn vïng ®Çm ph¸ Tam Giang - CÇu Hai

---

I. ®Æc ®iÓm tù nhiªn, kinh TẾ - x· héi cña khu vùc ®Çm ph¸ Tam Giang - CÇu Hai.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Tổng diện tích tự nhiên 101.070 ha, bằng 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ Bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh Đông. Dân số trung bình năm 2008 là hơn 378 nghìn người, bằng 33% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2.

Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2.

Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền.

1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

a) Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể chia làm các dạng sau:

(1)- Địa hình ven bờ sau đầm phá ít phân dị, độ cao thường không quá 10m, chủ yếu gồm các dạng tích tụ nguồn gốc sông – biển và biển tạo nên đồng bằng cát với cao độ từ 4m – 10m và đồng bằng châu thổ với cao độ phổ biến từ 3m – 6m. Ở các vùng cửa sông châu thổ hiện đại ven đầm phá có mặt địa hình đầm lầy với độ cao phổ biến dưới 1m tương ứng với kiểu đất ngập nước (ĐNN) đầm lầy cỏ mà đôi chỗ được sử dụng để trồng lúa một vụ. Ở ven bờ đầm phá, có mặt địa hình dạng thềm không liên tục cao trên 1m và thường bị ngập nước mùa mưa giống như các bãi bồi dạng đảo ở phía Nam đầm Thuỷ Tú.

Tổng chiều dài bờ sau đầm phá khoảng 183 km trong đó có 12% bờ đá gốc (Granit và Gbro) bao bọc phần phía Nam và Đông đầm Cầu Hai. Phần còn lại là bờ cấu tạo bằng trầm tích bở rời của đồng bằng ven bờ.

(2)- Địa hình lòng đầm phá: Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ các bộ phận là phá Tam Giang (từ sông Ô Lâu tới cửa sông Hương), đầm Sam – An Truyền gọi tắt là đầm Sam (phía Nam cửa sông Hương), đầm Thuỷ Tú – Hà Trung gọi tắt là đầm Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai ở tận cùng phía Nam.

Phá Tam Giang có diện tích khoảng 5.200 ha, dài 27 km, rộng trung bình 2km (0,6 – 3,5km). Phá Tam Giang tạo hình một lạch chiều ngầm, có độ sâu trung bình 2m, sâu dần về phía Thuận An và độ sâu lớn nhất đạt tới 5m.

Đầm Thuỷ Tú có diện tích khoảng 3.600ha, dài 24km, rộng trung bình trên 1km và tạo hình một lạch chiều ngầm sâu trung bình 2m, sâu dần về phía Cầu Hai với độ sâu đạt 4m ở Hà Trung.

Đầm Sam tạo hình tương đối đẳng thước với diện tích vào khoảng 1.620 ha, với độ sâu 1,5m ở Hoà Duân, -0,5m ở phía Phú An và An Truyền và có lạch chiều ngầm sâu 2m và sâu dần về phía Thuận An với độ sâu 5m.

Đầm Cầu Hai có diện tích 11.200ha, tạo hình bán nguyệt với cung tròn hướng về phía Phú Lộc, bề rộng đầm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Thuỷ Tú tới chân núi Vinh Phong khoảng 11km, từ Đá Bạc tới Thuý Vân khoảng 6km, và từ cửa Đại Giang tới chân đèo Phước Tượng khoảng 17km. Độ sâu trung bình đầm Cầu Hai khoảng từ 1- 1,5m, sâu nhất trên 2m nghiêng về phía Đá Bạc (phía Nam).

(3)- Địa hình vùng cửa đầm phá: có hai cửa là cửa Thuận An (ở giữa) và cửa Tư Hiền (ở phía Nam). Cửa Thuận An là cửa chính định hướng luồng theo phương Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam, dài khoảng 600m, rộng 350m và sâu tới 11m. Cửa Tư Hiền là cửa phụ, luồng định hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 100m, rộng 150m.

(4)- Địa hình vùng cửa đầm phá thường xuyên biến động, đặc biệt vào các thời kỳ thời tiết cực đoan. Năm 1999, sau trận lũ lịch sử, do sức nước quá lớn và khả năng thoát lũ của hai cửa không đủ, 3 cửa mới đã hình thành cộng với 2 cửa cũ thành 5 cửa từ Bắc vào Nam lần lượt là Hải Dương, Thuận An, Hoà Duân, Tư Hiền và Vĩnh Phong. Hiện nay, cửa Hải Dương đã tự lấp kín. Cửa Hoà Duân đã được con người lấp vào tháng 8 năm 2000, phía ngoài đập tràn bằng bê tông cát biển đã tự bồi tụ thành bãi cát lớn, và nơi đây trở thành bãi tắm chính cho thành phố Huế thay thế cho bãi Thuận An đã bị xói lở hoàn toàn. Đoạn rẽ từ cửa Tư Hiền sang cửa Vinh Phong cũng bị lấp lại, biến phần còn lại của cửa lạch này thành một vũng nhỏ, thông với biển bằng cửa Vinh Phong rất nhỏ và hẹp. Như vậy, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã trở lại trạng thái trước cơn lũ 1999 – có hai cửa Thuận An và Tư Hiền, như đã có hàng trăm năm nay.

Đê cát chắn gồm một hệ thống cồn đụn và bãi biển hiện đại, kéo dài 102m từ Cửa Việt đến cửa Vinh Phong. Đoạn từ Cửa Việt tới cửa Thuận An dài 60km, rộng trung bình 4.5 km tới Điền Hương (Bắc cửa Ô Lâu) và cao trung bình dưới 10m, rồi vát nhọn và cao dần tới cửa Thuận An, trung bình trên 10m và cao nhất tới 32m. Đoạn từ cửa Thuận An tới núi Linh Thái dài 37km, rộng trung bình 2m, cao trung bình 10m cao nhất 20m, vát nhọn và thấp dần về phía cửa Thuận An (cao 2m). Đoạn từ núi Linh Thái tới cửa Tư Hiền hiện nay dài 2km, rộng trung bình 300m và cao trung bình 2,5m đoạn từ cửa Tư Hiền đến cửa Vinh Phong dài 3km, rộng trung bình 50m và cao trung bình 1,5m.

b) Đặc điểm sinh học

Với chiều dài gần 70 km, diện tích gần 250 km2, Tam Giang – Cầu Hai là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á (chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven biển Việt Nam). Tam Giang – Cầu Hai có nhiều hệ sinh thái quan trọng như cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều. Tại đây, đã xác định được 921 loài động và thực vật thuộc 444 chi, 237 họ. Trong đó gồm 171 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật đáy, 43 loài tảo, 15 loài cỏ biển, 31 loài chim nước (trong đó có 30 loài chim di chú nằm trong danh mục các loài chim cần được bảo vệ nghiêm ngặt của châu Âu, Sách đỏ của Việt Nam hoặc Thế giới). Đầm phá là nơi dừng chân lý tưởng của các loài chim di cư trú đông từ phương Bắc, hoàn toàn có thể trở thành vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (điểm Ramsar) trong tương lai. Với diện tích bằng 17,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên Huế và những đặc điểm tự nhiên như vậy, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KT – XH) quan trọng của tỉnh như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), nông nghiệp, du lịch – dịch vụ, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, v.v…

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt sinh học, môi trường, văn hoá và KT - XH, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cũng bị tác động tiêu cực bởi các hoạt động diễn ra trên và quanh Vùng. Việc sử dụng không gian và tài nguyên thiếu quy hoạch hợp lý (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, cư trú,...), gây mâu thuẫn sử dụng và hậu quả môi trường. Đặc biệt, việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản quá mức, sử dụng các công cụ mang tính huỷ diệt của người dân sống quanh vùng đầm phá, cư dân thuỷ diện đã làm giảm và đe doạ mạnh mẽ đến giá trị môi trường tự nhiên của đầm phá. Ngập lụt, xói lở và nhiễm mặn cũng thường xuyên xảy ra làm thay đổi chất lượng môi trường của đầm phá, ảnh hưởng trực tiếp đến đánh bắt, nuôi trồng và sản xuất nông ngư nghiệp trong Vùng.

2. Đặc điểm kinh tế,  xã hội của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các địa phương trong Vùng, song thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, vụ Đông Xuân thường bị rét và ngập lụt, vụ hè thường bị hạn và nhiễm mặn. Thuỷ lợi là vấn đề khó khăn, không chỉ cho tưới tiêu mà còn phải ngăn mặn, giảm ngập lụt, đảm bảo nước cho sinh hoạt. Hệ thống đê ngăn mặn ven đầm phá mới hạn chế được một phần xâm nhập mặn. Hệ thống hồ chứa thượng nguồn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nước cho sản xuất và sinh hoạt của các xã trong Vùng, người dân vùng cát vẫn thiếu nước, nhất là đối với 11 xã ven biển bị ngăn cách bởi hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

 Với đường bờ biển dài hơn 128 km, vực nước đầm phá rộng gần 22 ngàn hecta, diện tích đất thấp trũng ven đầm phá, đất cát ven biển, Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có lợi thế lớn và thuận lợi về phát triển thuỷ sản. NTTS đã phát triển từ năm 1995, phát triển nhanh từ năm 2000 đến nay với nhiều hình thức canh tác khác nhau, sản lượng NTTS năm 2007 đạt trên 8 nghìn tấn; khai thác thuỷ sản trong đầm phá thu hút gần 10 nghìn lao động và hàng năm cho sản lượng từ 2,5-3 nghìn tấn.

Song, mặt nước đầm phá hiện nay đang bị lấn chiếm để nuôi tôm, gây ra ách tắc giao thông thủy, mất cảnh quan, môi trường bị xâm hại nghiêm trọng. Cùng với việc phát triển các loại ngư cụ cố định như nò sáo, chuôm, đáy, rớ… việc lấn chiếm mặt nước để nuôi tôm làm cho diện tích mặt thoáng trên đầm phá dành cho các nghề đánh bắt tự do bằng các phương tiện nhỏ, thủ công của các hộ ngư dân nghèo giảm đi nhanh chóng.

Tình trạng sử dụng mặt nước đầm phá không có quy hoạch dẫn đến tình trạng lộn xộn về cảnh quan, ách tắc giao thông thuỷ và ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của dòng chảy, khả năng tự làm sạch của lưu vực. Một vài khu vực ở Quảng Điền và Phú Vang, các ao nuôi đã lấn đến nửa bề mặt phá.

Có rất nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích NTTS. Những diện tích trồng lúa, do lũ lụt, do đê ngăn mặn bị vỡ, bị nhiễm mặn, chỉ có thể trồng được một vụ lúa năng suất thấp, đã được chuyển đổi thành các ao nuôi tôm. Phần lớn việc chuyển đổi này đều tự phát, không nằm trong quy hoạch hoặc làm trước quy hoạch. Hệ thống cấp và thoát nước cho các ao nuôi tôm tự phát không đảm bảo, dẫn đến việc môi trường nước xung quanh các ao bị ô nhiễm nghiêm trọng, tác động tiêu cực trở lại đến chính các ao nuôi tôm và hiệu quả của nghề nuôi tôm. Một số huyện, xã đã lập quy hoạch NTTS của cấp mình, nhưng đa phần đều chấp nhận hiện trạng, hợp thức hoá những ao nuôi tôm phát triển tự phát, chưa lý giải được tại sao quy hoạch chừng đó diện tích, mà không lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Đã có sự xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa ngành nông nghiệp và ngành thuỷ sản. Các đê ngăn mặn, trước đây, là cứu cánh cho sản xuất nông nghiệp, đến nay, nước mặn được chủ động đưa vào các ao nuôi tôm bên trong đê, nên vai trò của chúng gần như không còn nữa. Việc duy trì, bảo dưỡng hệ thống đê cũng đang là một khó khăn, kinh phí hàng năm chỉ đủ dành cho việc sửa chữa những đoạn xung yếu nhất. Vấn đề quy hoạch thuỷ lợi cho NTTS, từ quy hoạch nguồn nước cấp cho đến hệ thống kênh mương cấp và thoát đang là những yêu cầu cấp bách để bảo đảm phát triển thuỷ sản bền vững.

Vấn đề sử dụng đất cát ven biển để xây dựng các ao nuôi tôm xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến độ sắt cao trong nước cấp từ nước ngầm, đến việc không có mương và hồ xử lý nước thải…sẽ dẫn đến những tác hại chưa lường hết được về môi trường, đến cuộc sống của người dân và cho chính những nhà đầu tư.

Đã bắt đầu xuất hiện những khu nuôi tôm công nghiệp, được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ ngay từ đầu. Nuôi thâm canh là con đường hợp lý khi tài nguyên đất và mặt nước là hữu hạn. Nhưng phải đảm bảo các điều kiện về môi trường thì hướng phát triển này mới có thể bền vững. Trong kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) năm 2003 của tỉnh đã có một nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp các khu nuôi tôm công nghiệp nhắm mục tiêu phát triển bền vững.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được đầu tư xây dựng và từng bước được cải thiện vừa đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu ứng cứu tại chỗ trong mùa mưa bão. Đã hình thành một số trung tâm đô thị như thị trấn Thuận An, Phú Đa (Phú Vang), Điền Hải (Phong Điền), Lăng Cô, Vinh Hưng (Phú Lộc). Hệ thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng và an ninh đã và đang được xây dựng: hình thành đường quốc phòng ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn, đường ven biển Cảnh Dương, Lăng Cô, đập Thảo Long..., nâng cấp Quốc lộ 49B, tỉnh lộ 4, 11, tỉnh lộ 10 A,B,C, tỉnh lộ 2; hệ thống đường liên huyện, liên xã đang được nâng cấp, nhựa hoá hoặc bê tông hoá, tạo cơ sở hình thành các làng cá, các khu nuôi tôm công nghiệp trên cát, các khu du lịch dọc theo bờ biển. Xây mới các cầu Trường Hà qua đầm Thuỷ Tú, cầu Tư Hiền (qua  cửa Tư Hiền), cầu Thuận An 2, khởi công cầu Ca Cút qua phá Tam Giang. Nâng cấp cụm cảng Thuận An gồm cảng thương mại tổng hợp đủ năng lực tiếp nhận tầu có tải trọng 2000 DWT, cảng xăng dầu, cảng cá có năng lực tiếp nhận từ 50 - 100 tàu/ngày. Đưa vào hoạt động cảng cá Tư Hiền kết hợp hỗ trợ an ninh trên biển. Hệ thống trường học, y tế huyện, xã đang được nâng cấp, xây mới theo hướng “tầng hóa”.

Vùng đầm phá có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý như: cầu ngư, hạ sào…., một số lễ hội khác như vật, võ, đua thuyền, đâm trâu. Các lễ hội cầu mưa ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì đều đặn, trở thành nét đẹp văn hoá và đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Ven đầm phá có 126 đình làng, nhiều di tích văn hoá, lịch sử và khảo cổ với khoảng 20 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Rất đáng chú ý là quần thể di tích triều Nguyễn và văn hoá Chăm. Đặc biệt gần đây một tháp Chàm cổ được phát hiện ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên huyện Phú Vang nằm cách bờ biển 100m và dưới mặt nước biển 5m đang đặt ra cho giới nghiên cứu những câu hỏi hóc búa và thú vị.

Dân cư và lao động khu vực ven biển, đầm phá là tiềm năng, song cũng là sức ép đối với xã hội; đời sống còn thấp, dân còn nghèo, chất lượng nhân lực thấp. Người dân trong Vùng sống chủ yếu dựa vào bằng nghề đánh bắt thủy sản tự nhiên trong đầm và sản xuất nông nghiệp. Nghề NTTS phát triển những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động ở khu vực nông nghiệp tham gia. Các ngành nghề khác như giao thông vận tải, du lịch – dịch vụ, lâm nghiệp và chế biến thủy sản, nông sản đang phát triển nhanh. Song, đời sống vật chất của các xã ven đầm phá nói riêng, các huyện ven biển, đầm phá nói chung còn thấp.

Vấn đề dân thủy cư là một trong những bức xúc xã hội nhất của vùng đầm phá; tình hình sản xuất và đời sống xã hội của dân thủy cư rất khó khăn. Nhà nước đã có các chương trình định canh, định cư cho dân thuỷ cư, ở một số địa phương ngoài khai thác tự nhiên trên đầm phá người dân định cư đã làm thêm những nghề mới như nuôi tôm, cua, cá… mang lại thu nhập, bảo đảm ổn định cuộc sống, con cái được học hành, đớì sống văn hoá tinh thần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, số hộ đủ ăn và khá có tăng. Ở một số điểm định cư, trong từng gia đình có sự phát triển tự nhiên con cái lớn lên dựng vợ gả chồng…dẫn tới nhu cầu tách hộ nhưng không có đất. Nhiều gia đình buộc phải xuống thuyền sống cuộc đời lênh đênh. Đấy là nguyên nhân làm dân số thuỷ cư vẫn còn nhiều và tập trung ở Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền.

Khảo sát tất cả các điểm thuỷ cư trên toàn bộ đầm phá cho thấy tình hình sản xuất và đời sống của cộng đồng này rất khó khăn. Đa số các hộ có lịch sử sinh sống trên đầm phá hàng trăm năm. 100% hộ thuỷ cư là ngư dân, sinh sống chủ yếu là khai thác thủy sản tự nhiên trong đầm phá. Mỗi hộ gia đình thuỷ cư bình quân từ 5-7 người, tất cả đều sống chung trên một con thuyền.

 

 

II. Khu vùc ®Çm ph¸ Tam Giang - CÇu Hai trong Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn KT- XH tØnh Thõa Thiªn HuÕ vµ quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn KT-XH vïng miÒn Trung vµ c¶ n­íc.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2001 - 2010 với mục tiêu xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong Khu vực và thế giới. Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định “Xây dựng vùng  Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển năng động, tạo được nhiều việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong vùng (GDP) khoảng 8-9% thời kỳ 2001-2010. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với kinh tế cửa khẩu; kinh tế gò đồi phía Tây gắn với phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh qua vùng.

Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh”.

Về kinh tế: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và vùng ven biển đóng góp 53-55% tổng GDP của cả nước. Cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biển sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Về quốc phòng, an ninh: Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trên biển. Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo, duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Xác lập chủ quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán vùng biển, thềm lục địa, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quần đảo, đảo khác thuộc chủ quyền của nước ta.

Về điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và phát triển khoa học - công nghệ biển: Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển phải xác lập được căn cứ khoa học cho công tác quản lý Nhà nước về biển cũng như phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Phát triển khoa học - công nghệ biển để trở thành động lực của phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về bảo vệ môi trường biển và ven biển, phòng, chống thiên tai: Bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Bảo đảm an toàn đời sống dân cư và các đơn vị kinh tế hoạt động trên biển, đảo và ven biển.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Hình thành hệ thống cảng biển quốc gia mạnh, có một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Xây dựng hệ thống sân bay ven biển hoàn chỉnh và tuyến đường bộ cao tốc ven biển, đường vận tải cao tốc Bắc - Nam trên biển hiện đại. Hình thành mạng lưới giao thông vận tải nối các vùng biển, đảo với ven biển và các vùng nội địa phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển lập đề án các lĩnh vực, chương trình, mục tiêu hợp tác quốc tế về biển trình Thủ tướng Chính phủ.

Những chủ trương này là định hướng quan trọng để thức đẩy phát triển kinh tế của các  khu vực ven biển, đặc biệt là vùng kinh tế tổng hợp đặc thù như vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai của Thừa Thiên Huế.

Trong chiến lược phát triển hành lang Đông - Tây trong Tiểu khu vực Mê Công mở rộng “GMS" với ý tưởng liên kết giữa các quốc gia và lãnh thổ trong tiểu khu vực Mê Công mở rộng theo hành lang giao thông Kinh tế Đông-Tây nhằm khai thác những điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, mà vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một đặc thù và tiềm năng lớn trong hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông-Tây. Kích thích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đặc thù của vùng đầm phá.

Hành lang kinh tế sẽ khuyến khích sự phát triển và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế trong vùng dựa trên điều kiện đặc thù của mỗi địa phương trên tuyến hành lang.

Chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng các ngành trong cơ cấu kinh tế của cả nước và vùng Duyên hải miền Trung sẽ tác động một cách toàn diện, sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thừa Thiên Huế nói chung và của vùng Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai nói riêng.

Thừa Thiên Huế với tư cách là một đầu tàu, một cực tăng trưởng của vùng KTTĐMT phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn, nhanh hơn xu thế trên của vùng. Muốn trở thành một cực tăng trưởng quan trọng của vùng KTTĐ MT một cách bền vững thì ngoài việc tập trung phát triển mạnh các khu vực trọng điểm như Huế và vùng phụ cận, KKT Chân Mây-Lăng Cô thì việc đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của khu vực đầm phá ven biển theo hướng phát triển bền vững là hết sức cần thiết.

Hoàn thành việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình và nhiệm vụ phát triển của tỉnh và cả vùng.

Nhà nước dành tỷ lệ thích hợp ngân sách nhà nước (kể cả phát hành trái phiếu, vay của dân) và huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển và kinh tế biển nhằm thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” cũng có tác động lớn đến vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Phát triển mạng lưới giao thông quan trọng, những huyết mạch và mạng lưới giao thông nông thôn, các vùng khó khăn, ven biển và hải đảo được chú ý phát triển. Hình thành cho được các tuyến trục dọc nối như: quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Huế - Đà Nẵng-Dung Quất và đường Hồ Chí Minh, tuyến giao thông dọc ven biển và các tuyến hành lang Đông - Tây nối vùng KTTĐ miền Trung với Lào, Cămpuchia và Đông Bắc Thái Lan như quốc lộ 9; 49; 14B; 24; 19. Phấn đấu nâng cấp tất cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ quan trọng tạo thành hệ thống giao thông thông suốt trên toàn vùng.

Chú trọng tới việc phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Bố trí mùa vụ, cây trồng, vật nuôi cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho phòng tránh, giảm nhẹ được thiệt hại do hạn hán gây ra. Mặt khác, xây dựng các công trình, các hồ chứa nước để tích trữ nước phục vụ vào mùa khô.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xác định: Vùng biển và đầm phá của Thừa Thiên Huế chiếm 20% diện tích toàn tỉnh với 33% dân số, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một tiềm năng, thế mạnh để tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Song, đến nay đây vẫn là vùng chậm phát triển, phần lớn dân cư còn nghèo, đời sống khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ sinh cao, mật độ dân cư lớn, kết cấu hạ tầng phát triển chậm. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu vẫn là truyền thống, du lịch chậm phát triển, tình hình ô nhiễm và huỷ diệt môi trường đang có nguy cơ báo động, quốc phòng an ninh thiếu vững chắc.

Trong giai đoạn đến năm 2020 định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá như sau:

Phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thành vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thuỷ sản, du lịch, nông lâm công nghiệp chế biến.

Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng; giải quyết cơ bản khâu thuỷ lợi cho vùng cát.

Về thuỷ sản: Tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để tăng năng lực đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản nhất là những loại có giá trị kinh tế cao, ưu tiên cho xuất khẩu.  Phát triển hợp lý vùng nuôi tôm công nghiệp trên cát ở các huyện Phong Điền, Phú Vang; tăng diện tích nuôi thâm canh, cao triều ở vùng ven phá Tam Giang - Cầu Hai; tăng cường công tác khuyến ngư, kiểm dịch, đa dạng hoá chủng loại nuôi gắn với thị trường nội địa và xuất khẩu. Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để tăng năng lực đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản. Cơ bản hoàn thiện hạ tầng thủy sản theo qui hoạch. Giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi chắn sáo, đánh bắt hủy diệt trên đầm phá. Phát triển nuôi sinh thái.

Dành ngân sách đầu tư cho các nghiên cứu về biển, đầm phá, tạo động lực và tiền đề phát triển kinh tế biển, đầm phá có hiệu quả cao và bền vững. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động chế biến thuỷ sản, sửa chữa và đóng tàu thuyền, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu.

Về du lịch: Tập trung cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với tôn tạo và bảo vệ môi trường cảnh quan, hình thành tuyến du lịch trên đầm phá, du lịch sinh thái kết hợp văn hoá, nghiên cứu trên đầm phá. Phát triển nhanh các điểm du lịch ở Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương... Nâng cấp các sở văn hoá, bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Về nông nghiệp: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng hiệu quả sử dụng đất. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Coi trọng việc bảo vệ, khoanh nuôi, gây rừng cây bản địa trên cát, trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh doanh, rừng quốc phòng.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, khuyến khích phát triển các nghề chế biến truyền thống để có sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu; khuyến khích đầu tư tăng năng lực sửa chữa, đóng tàu thuyền và dịch vụ nghề cá. Khai thác hợp lý, chế biến sâu quặng titan, cát thuỷ tinh.

- Triển khai dự án xử lý chống xói lở khu vực bờ biển Hải Dương - Thuận An, Phú Thuận, cửa Tư Hiền; cứng hóa hệ thống đê biển và đê đầm phá; xây dựng cầu Ca Cút, Vĩnh Tu, Hà Trung vượt phá Tam Giang. Đẩy mạnh khai thác cảng Chân Mây, Thuận An, Tư Hiền; mở rộng cảng Chân Mây, cảng Thuận An. Hoàn thành nâng cấp đường 49B, đường quốc phòng ven biển.

- Cơ bản hoàn thành định cư dân đầm phá. Tăng cường đào tạo cán bộ tại chỗ, kể cả cán bộ kỹ thuật, giáo viên và đội ngũ y, bác sĩ. Chú trọng giáo dục truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trước năm 2010 cung cấp đủ nước hợp vệ sinh cho tất cả các xã. Nâng đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân trong vùng lên ngang mức bình quân chung của tỉnh.

- Coi trọng việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Dành ngân sách đầu tư cho các nghiên cứu về biển, đầm phá, tạo động lực phát triển kinh tế biển, đầm phá có hiệu quả cao và bền vững. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ, hải sản.

- Gắn phát triển sản xuất với quốc phòng an ninh, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân xã, nhất là dân quân trên biển. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng làm công tác quản lý biển: biên phòng, an ninh và cảnh sát biển, hải quan, kiểm ngư và lực lượng dân quân biển. Tổ chức lại, tăng cường đầu tư cho công tác cảnh báo và cứu hộ trên biển, đầm phá.

III. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi vµ ®Çu t­ ph¸t triÓn khu vùc ®Çm ph¸ Tam Giang-CÇu Hai.

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước, là môi trường sống và phát triển của gần 1/3 dân số tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đây các xã vùng đầm phá được coi là vùng đặc biệt khó khăn và hiện tại vẫn còn nhiều xã thuộc diện này nhưng khu vực này đã bắt đầu được đánh thức bởi NTTS. Nghề này không chỉ là nghề giúp người dân xoá đói, giảm nghèo mà là nghề giúp người dân vươn lên làm giàu. Bên cạnh nghề khai thác thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp truyền thống, nghề NTTS đang phát triển nhanh, các ngành giao thông, du lịch, dịch vụ nghề cá sẽ là những ngành kinh tế phát triển mạnh trong thời gian tới để vùng Tam Giang - Cầu Hai sẽ vươn lên thành vùng đất giàu có nhất của tỉnh. Trên cơ sở các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển phát triển KT-XH vùng biển, đầm phá và đã đạt được một số bước tiến quan trọng...

 

1. Những kết quả đạt được

Tiềm năng, lợi thế vùng biển, đầm phá đã bước đầu được khai thác và phát huy; các ngành kinh tế thủy sản, kinh tế hàng hải, du lịch được chú trọng đầu tư, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển, kết hợp với du nhập một số nghề mới đã tăng thêm việc làm, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển theo chiều hướng tích cực, hiệu quả, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; nhiều hộ gia đình có tư duy kinh tế, đã chủ động mở mang phát triển ngành nghề mới. Kết cấu hạ tầng về điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, chợ và điểm phục vụ bưu điện văn hoá xã...được đầu tư với tốc độ nhanh hơn trước thông qua việc huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm của tỉnh, từ các dự án ODA và NGO; từ các chương trình, dự án của Trung ương đầu tư trên địa bàn…; đáng chú ý là việc xây dựng hệ thống các cầu vượt đầm phá và một số tuyến đường giao thông ven biển đã khắc phục cơ bản tình trạng bị chia cắt địa lý, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân. Bộ mặt nông thôn đang được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; an ninh nông thôn và tuyến biển được giữ vững.

Đã xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp dải ven bờ, chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông, quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản toàn tỉnh và quy hoạch NTTS của từng huyện, quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm phá tỉnh, quy hoạch tổng quan phát triển NTTS vùng đầm phá ven biển toàn tỉnh và của các huyện, quy hoạch vùng NTTS trên cát các huyện, quy hoạch khai thác đầm Sam Chuồn, quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể ven biển huyện Phú Lộc, quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi kết hợp phục vụ nuôi trồng thủy sản, quy hoạch hệ thống thủy lợi của từng huyện, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch chi tiết NTTS trên phá Tam Giang, nuôi công nghiệp cao triều ven biển, quy hoạch giao thông đường sông, quy hoạch giao thông đường thủy, quy hoạch hệ thống âu thuyền tránh trú bão kết hợp định cư dân vạn đò trong đầm phá, quy hoạch rừng chắn cát ven biển… Có phương án quy hoạch bố trí định cư cho 2.700 hộ dân vạn đò khu vực ven biển đầm phá giai đoạn đến 2015. Thực hiện tốt chính sách giao đất, mặt nước lâu dài để ngư dân yên tâm đầu tư NTTS...

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và tòan dân trong khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động các nguồn lực và thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, KTXH vùng biển, đầm phá đã có bước phát triển khá tòan diện, đời sống nhân dân được cải  thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Các ngành kinh tế có thế mạnh của vùng biển, đầm phá được ưu tiên đầu tư phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Năm 2008, doanh thu dịch vụ du lịch đạt  gần 800 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so năm 1998, lượt khách du lịch khoảng 1.500 nghìn người, tăng bình quân 17,5%/năm[1]; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 25,1%/năm, sản lượng NTTS đạt 6797 tấn tăng 9,3 lần, riêng nuôi tôm đạt 3861 tấn, tăng 18 lần; doanh thu bưu chính viễn thông tăng 4,7%, dịch vụ vận tải tăng gần 3%; sản lượng khai thác và chế biến khoáng sản ti tan tăng 11,2 lần; các dịch vụ vận tải biển có bước phát triển, dịch vụ hàng hóa qua cảng Chân Mây tăng bình quân 30%/năm, qua cảng Thuận An tăng 20%/năm.

Lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp có bước phát triển quan trọng về cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác đầm phá, ven bờ.

Diện tích NTTS tăng nhanh, trong đó, diện tích nuôi tôm tăng 3 lần so năm 1998; năng suất tôm nuôi tăng bình quân đạt xấp xỉ 1tấn/ha tăng 3 lần; giá trị bình quân 1 ha mặt nước NTTS đạt trên 57 triệu đồng, trong đó nuôi thâm canh đạt 134 triệu đồng, nuôi cao triều đạt 127 triệu đồng. Hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp trên cát, nuôi trên chân ruộng trũng, ô đầm; phát triển nuôi cá nước ngọt. Các mô hình nuôi xen ghép cá – lúa, tôm-cá dìa-rong câu chỉ vàng có hiệu quả kinh tế, phù hợp và có tác động tốt đối với môi trường. Các tiến bộ kỹ thuật NTTS như nuôi tôm cao sản, nuôi sinh thái các loài nhuyÔn thể được ứng dụng vào sản xuất. Đã làm chủ công nghệ nuôi tôm giống và phát triển nhanh nghề sản xuất giống thuỷ sản; đây là hướng phát triển mới đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. NTTS phát triển nhanh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong vùng theo hướng tích cực: từ khai thác sông đầm và sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang NTTS có giá trị và hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho hơn 10.000 hộ gia đình.

Khai thác trong vùng đầm phá được chỉ đạo theo hướng lấy nuôi trồng làm chính, sắp xếp lại các nghề khai thác, hạn chế tình trạng đánh bắt mang tính huỷ diệt. Việc lấn chiếm luồng lạch giao thông trên đầm phá từng bước được giải quyết tạo tuyến hành lang an toàn, góp phần cải thiện môi trường vùng đầm phá.

Chủ trương phát triển đánh bắt xa bờ là bước phát triển quan trọng nghề cá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo chuyển đổi quan trọng trong nhận thức của ngư dân từ khai thác sông đầm và đánh bắt ven bờ là chủ yếu sang tăng cường đầu tư khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ, trong đầm phá, vừa kết hợp tổ chức việc đánh cá trên biển, vừa tổ chức được lực lượng dân quân trên các tàu đi biển để nắm tình hình an ninh trên biển hàng ngày. Tính đến cuối năm 2006, số lượng tàu thuyền đánh bắt cơ giới tăng 1,37 lần so năm 1998. Một số tàu đánh cá xa bờ đã được đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao sản lượng khai thác biển, tăng hiệu quả và mở rộng ngư trường đánh bắt. Hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm xây mới cảng cá Thuận An, bến cá kết hợp nơi neo đậu tàu Vinh Hiền, Phú Thuận, Phú Hải góp phần quan trọng cho phát triển nghề cá và phòng chống bão lụt. Song, thời gian vừa qua do tổ chức thực hiện và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý nên Chương trình đánh bắt xa bờ chưa có hiệu quả.

Về nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi rõ rệt theo hướng tăng diện tích cây ăn quả đặc sản, cây rau đậu, thực phẩm có chất lượng và giá trị cao, chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản theo các mô hình cá – lúa, sen – cá cho giá trị kinh tế cao.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là công tác giống, tăng tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận từ 5 - 10% (năm 1998) lên trên 90% (năm 2008); năng suất lúa bình quân tăng tương ứng từ 40 tạ/ha lên trên 45 tạ/ha. Hình thành một số cây công nghiệp: sắn 1.200 ha (so với 400 ha năm 1998), năng suất từ 6 tấn/ha (năm 1998) lên 20 tấn/ha (năm 2008); diện tích lạc ổn định ở mức 1200 ha, năng suất tăng từ 12-13tạ/ha lên 17-18 tạ/ha; phát triển vườn cây đặc sản thanh trà. Công tác trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế trên vùng đất cát ven biển nhằm chống sạt lở và cải thiện môi trường sinh thái được quan tâm. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về con giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh đã rút ngắn được thời gian nuôi dưỡng, giảm tỷ lệ chết, tăng chu kỳ sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi hàng năm.

Kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt Nhiều công trình hạ tầng quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế .... được đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa.

- Hạ tầng giao thông: Đã phối hợp với các đơn vị Trung ương hoàn thành công trình hầm đèo Hải Vân....Xây dựng mới cầu Trường Hà vượt phá Tam Giang và nhiều cầu lớn như cầu Hoà Xuân, cầu Tứ Hạ¹ - Quảng Phú, cầu Tư Hiền và một số tuyến đường giao thông ven biển như: đường quốc phòng ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn, đường ven biển Cảnh Dương, Lăng Cô, đập Thảo Long..., nâng cấp Quốc lộ 49B, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông nội thị, các tuyến đường ngang nối liền các xã vùng gò đồi, miền núi với vùng đầm phá ven biển, Quốc lộ 1A hoàn thành nhiều đoạn vượt lũ đảm bảo giao thông thông suốt, tạo thuận lợi trong giao thương, khai thác lợi thế phát triển của vùng, vừa phục vụ mục đích đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, cảng nước sâu Chân Mây được đầu tư mới và đưa vào hoạt động năm 2003 cùng với Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây – Lăng Cô được thành lập tháng 1/2006 đang tạo chuyển biến lớn trong thu hút đầu tư trên địa bàn.

- Nhiều công trình hạ tầng cho phát triển thủy sản và nông nghiệp trong vùng được xây mới, nâng cấp: Nâng cấp cảng cá Thuận An, xây mới cảng cá Tư Hiền, xây dựng bến neo đậu trú bão tại Phú Thuận, Hải Dương,… Xây dựng mới các công trình hồ chứa, trạm bơm và hệ thống kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, năng lực tưới chủ động tăng gần 2 lần so năm 1998, xúc tiến nâng cấp hệ thống đê bao, bờ vùng, hệ thống đê biển, đê ven đầm phá, các công trình chống xói lở sông Hương, cửa biển Thuận An, đê Đông Tây Ô Lâu...

- Hạ tầng làng nghề đã được quan tâm: Đầu tư mới hạ tầng cụm công nghiệp -TTCN làng nghề Tứ Hạ, Phong Điền...; hạ tầng làng nghề Mỹ Xuyên, Bao La; xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp chế biến cát thủy tinh ở Phong Điền; bước đầu hình thành khu công nghiệp Chân Mây giai đoạn I.

Hỗ trợ khôi phục, phát triển một số ngành nghề, làng nghề như: làng nghề nước mắm An Dương (Phú Thuận), Cự Lại (Phú Hải); làng nghề Thanh Dương (Phú Diên); làng nghề Hải Tiến, An Hải (Thuận An), làng nghề chằm nón Mỹ Lam (Phú Mỹ), thêu xuất khẩu ở Phú Đa, Vinh Thanh...

- Hình thành mới thị trấn Thuận An, Lăng Cô, Phú Đa; đầu tư nhiều công trình hạ tầng đô thị về giao thông, điện chiếu sáng, lề đường, thoát nước, hệ thống cây xanh ở các thị trấn ven biển .

- Đã hòan thành đưa điện lưới quốc gia đến 100% số xã, lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước, nâng số hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 64% (bình quân chung toàn tỉnh là 81%). Số lượng nhà ở kiên cố, bán kiên cố ngày càng tăng; sau lũ lụt cuối năm 1999, đã xây mới các khu tái định cư dân đầm phá và ven biển vùng thường xuyên bị thiên tai đe dọa (do sạt lở sông, bờ biển), xúc tiến các dự án định cư dân thủy diện ở Phong Hải, Quảng Phước, Phú Thuận, Thuận An và Vinh Hiền.

Về du lịch đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, có sự phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường được chú trọng, đội ngũ lao động ngành du lịch được đào tạo, nâng cao chất lượng. Hoạt động du lịch nhân dân được mở rộng với nhiều hình thức qua du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái, lễ hội, gắn du lịch với khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt, thành công của các kỳ Festival mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường đáng kể, các cụm điểm du lịch được chú trọng đầu tư đưa vào hoạt động như: suối nước nóng Mỹ An, Thanh Tân; suối Voi, thác Nhị Hồ, vườn quốc gia Bạch Mã, khu du lịch Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương, khu vui chơi giải trí Thiên An - Thuỷ Tiên. Tài nguyên du lịch văn hoá được giữ gìn, phục hồi và khai thác tốt hơn.

Kinh tế hàng hải bước đầu hình thành và phát triển. Số lượt tầu và hàng hóa qua các cảng ngày càng tăng cao. Năm 2006, lượt tàu qua cảng tăng 2,5 lần so năm 1998; lượt hàng hóa qua cảng tăng 11,4 lần; lượt khách du lịch năm 2006 tăng 26 lần so năm 2001; đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, đã có hàng ngàn lượt khách du lịch đến Huế bằng đường biển qua cảng Thuận An và cảng Chân Mây. Trong thời gian cảng Chân Mây chưa hoạt động, cảng Thuận An đã có vai trò quan trọng trong vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, nhất là đường Hồ Chí Minh. Các thủ tục cho tàu xuất nhập cảnh đã được thực hiện theo cơ chế “1cửa”. Cảng vụ Thừa Thiên Huế đã tạo được địa chỉ tin cậy cho hoạt động hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải tại khu vực biển Thừa Thiên Huế.

Hoạt động xuất nhập khẩu qua 2 cảng Thuận An và Chân Mây có chuyển biến tích cực. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng Thuận An đạt gần 13,8 triệu USD, tăng hơn 17 lần so năm 1998. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng Chân Mây đạt hơn 270 triệu USD. 

 Lĩnh vực xã hội đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Về giáo dục: Tòan vùng đã được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; bình quân 3 người dân có 1 người đi học. Mạng lưới trường lớp được nâng cấp, xây mới, cơ bản “tầng hóa” hệ thống trường học ở  vùng thấp trũng, đáp ứng yêu cầu phát triển về qui mô, ngành học, cấp học, giải quyết tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.

Về y tế: Hệ thống bệnh viện, trạm y tế đang được xây mới, nâng cấp, tầng hoá, trang thiết bị y tế được tăng cường. Hiện nay, mỗi trạm y tế có 3 - 5 cán bộ, 100% trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm có nữ hộ sinh (hoặc y sĩ sản nhi), 100% các xã nghèo đều đã có nhân viên y tế được đào tạo cơ bản.

Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng bộ, đạt kết quả đáng kể. Đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia công tác xoá  đói giảm nghèo; đã lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội để huy động nhiều nguồn lực cho XĐGN. Vấn đề dãn dân, định cư dân thuỷ diện được quan tâm; đã định cư lập làng mới cho các hộ ngư dân thuỷ diện và dãn hộ nông dân ra vùng đất trống ven phá. Nhờ lồng ghép tốt các nguồn lực, kết hợp vận động thực hiện định cư nên cuộc sống của nhân dân sớm ổn định tại nơi mới.

Công tác dân số, gia đình và trẻ em đã quan tâm các hoạt động truyền thông, lồng ghép nâng cao nhận thức của tòan xã hội, trách nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình. Kết quả đã giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,6 - 0,8%o; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn 24%, trên 70% trẻ em có hòan cảnh khó khăn được chăm sóc, giúp đỡ, tỷ lệ huy động vào nhà trẻ, mẫu giáo tăng, tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi bỏ học giảm dần.

Đã chú trọng tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các dịp lễ hội, kỷ niệm những ngày truyền thống. Các thiết chế văn hóa từng bước được nâng cấp, xây mới; công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá được quan tâm đúng mức; di tích văn hoá lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được tu bổ, bảo vệ và phát huy giá trị. Các di sản văn hoá phi vật thể như: nhã nhạc, ca Huế, múa cung đình, lễ hội dân gian (lễ hội Cầu Ngư, vật làng Sình, đua thuyền..) được duy trì, phát triển, truyền thống văn hóa của các làng cổ ở Phước Tích.. được duy trì, tôn vinh góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, hỗ trợ ngành du lịch phát triển. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh, tạo điều kiện  phát triển bền vững hơn.

  Khoa học và công nghệ đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về hiện trạng môi trường đầm phá, bãi giống bãi đẻ các loài thủy sản có giá trị kinh tế, tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đầm phá và biển, cơ sở khoa học cho việc lập luận chứng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, khu bảo tồn biển Sơn Chà - Hải Vân, điều tra khảo sát đánh giá các tài nguyên thiên nhiên về than bùn, cát thủy tinh, sa khoáng ti tan...làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng nhà máy sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh trên nền than bùn và khai thác cát thủy tinh. Đề tài “Điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai vùng cát ven biển TTH phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp” đã chỉ ra cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất cát ven biển. Các đề tài, dự án khảo nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần đáng kể trong đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu về giống, phân bón, chế độ luân canh, xen canh, lịch thời vụ gieo trồng phù hợp đặc điểm khí hậu, thời tiết và việc xây dựng thành công các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã phục vụ hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các kết luận khoa học về giá trị nhiều mặt của đầm phá Tam Giang-Cầu Hai đã thúc đẩy việc sắp xếp lại nghề nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch lại các loại ngư cụ, trả lại mặt thoáng cho các loài thủy sản, dòng chảy tự nhiên và các thuỷ đạo trên đầm phá.

Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có tiến bộ. Đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức tập huấn các vấn đề cấp bách về môi trường. Công tác lập và quản lý quy hoạch vùng lãnh thổ, ngành kinh tế, các loại tài nguyên, khoáng sản được quan tâm hơn. Đã xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, Chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông. Tổ chức quan trắc khu vực sự cố môi trường; xây dựng trạm quan trắc môi trường đầm phá; tổ chức cấp giấy phép môi trường và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư. Việc cung cấp nước sạch, xử lý rác thải ở đô thị, nơi công cộng có chuyển biến .

Các vấn đề về điều tra cơ bản môi trường phục vụ dự báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã được chú trọng hơn. Đã tổ chức quy hoạch, xây dựng các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; thử nghiệm các mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng tại một số xã vùng ven biển.

2. Những hạn chế, yếu kém

- Phát triển thuỷ sản và phát triển vốn rừng là những vấn đề cần thiết trong vùng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, nhưng do thiếu quy hoạch tổng thể, nên đã có sự chồng chéo, mẫu thuẫn trong phát triển; có lúc phải khai thác rừng để làm ao nuôi thuỷ sản. Thiếu quy hoạch hệ thống thuỷ lợi đa mục tiêu làm giảm hiệu quả nuôi trồng do việc phối hợp cấp nước sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản có nhiều bất cập. Thời kỳ đầu, do thiếu quy hoạch, các hình thức nuôi chắn sáo, hạ triều phát triển nóng, tự phát dẫn đến dịch bệnh làm giảm hiệu quả kinh tế.

Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh về diện tích, nhưng phương thức canh tác chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến (chiếm 88,3%). Đối tượng nuôi trồng chưa đa dạng, cơ cấu vật nuôi chậm chuyển đổi; diện tích nuôi tôm chiếm trên 70% nhưng hiệu quả không ổn định. Công tác kiểm dịch, phòng dịch, sản xuất và quản lý giống thủy sản, sản xuất thức ăn tổng hợp và dịch vụ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản... chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Đội ngũ khuyến ngư còn mỏng nên việc hướng dẫn áp dụng quy trình nuôi gắn với các tiến bộ KHKT còn hạn chế, dẫn đến chất lượng và hiệu quả sản xuất còn thấp. Việc điều chỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản chưa kịp thời dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái.

Việc quản lý khai thác trong vùng đầm phá vẫn là khâu yếu. Chưa giải quyết dứt điểm tình trạng giăng nò sáo trên đầm phá; việc lấn phá nuôi trồng thủy sản tự phát tuy đã được ngăn chặn nhưng việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất chưa được thực hiện nghiêm túc và kịp thời; các hình thức đánh bắt mang tính huỷ diệt một thời gian dài chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.

Tàu thuyền khai thác xa bờ tuy có tăng, nhưng năng lực còn rất hạn chế do trên 70% tàu đánh cá có công suất dưới 30CV, chỉ có 12% tàu thuyền đủ tiêu chuẩn đánh cá xa bờ nhưng thiếu trang thiết bị kỹ thuật hiện đại…Hậu cần dịch vụ nghề cá còn nghèo, chưa có tàu dịch vụ trên biển. Nhận thức và năng lực đánh cá xa bờ của bà con ngư dân còn nhiều hạn chế, ngư dân chưa thật sự bám ngư trường để khai thác nên hiệu quả đánh bắt không cao.

Công nghiệp chế biến thủy sản chậm được khôi phục, là vùng có lợi thế về phát triển thủy sản cả vùng biển và đầm phá, nhưng đến nay vẫn thiếu những sản phẩm có thương hiệu mạnh, có thị phần lớn. Các sản phẩm chế biến của các làng nghề hầu hết không có thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường. 

Dịch vụ vận tải biển phát triển chậm; chưa hình thành được các hãng hoặc chi nhánh hãng giao dịch vận tải biển; chưa thiết lập được các tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế. Công tác cứu hộ trên biển chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương.

- Môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn. Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư... còn nhiều hạn chế; công tác cải cách hành chính chỉ mới được đẩy mạnh những năm gần đây nên việc thu hút đầu tư trong thời kỳ đầu còn yếu, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thương mại, dịch vụ, kể cả du lịch.

- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng còn nhiều khó khăn hạn chế, chưa đủ sức chống đỡ thiên tai và yêu cầu của một nền nông nghiệp nông thôn tiên tiến. Một số dự án có tầm chiến lược nhằm tạo bước đột phá trong phát triển tiến độ triển khai chậm do chưa có khả năng cân đối vốn nhất là sân bay, bến cảng, nâng cấp các trục quốc lộ Bắc – Nam, Đông – Tây, hệ thống các đường ngang, đường ven biển, hệ thống thủy lợi cho vùng cát...

Hệ thống giao thông cấp điện, nước ngọt ở một số xã còn nhiều khó khăn do bị ngăn cách bởi hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Nhiều cơ sở trường học và trạm y tế đã xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa. Thiếu nguồn lực để thực hiện các dự án định cư dân thủy diện, nhất là dân vạn đò trên sông Hương và trên đầm phá.

- Các lĩnh vực xã hội còn khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng năm 2007 là 20,8%, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh (15,1%). Nhiều chỉ tiêu về phát triển xã hội hiện đạt thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh: Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, không đáp ứng yêu cầu tiếp cận công nghệ tiên tiến. Chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao, mặt bằng dân trí còn thấp. Trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh ở tuyến cơ sở vẫn còn yếu và thiếu. Các lĩnh vực văn hóa chưa được đầu tư đúng mức, thiếu các thiết chế văn hóa tuyến cơ sở. Các chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả chưa cao, tỷ lệ sinh con thứ ba có xu hướng tăng. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, ý thức vươn lên làm giàu của người dân còn yếu; một bộ phận ngư dân nguồn sống chủ yếu từ khai thác thuỷ sản trên đầm phá với phương thức thủ công, thu nhập thấp nên đời sống còn nhiều khó khăn.

Tốc độ đô thị hóa trong Vùng còn chậm so với các vùng khác trong tỉnh. Công tác quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ ảnh hưởng lớn đến quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội. Quản lý Nhà nước về quy hoạch, đô thị còn nhiều bất cập và không đồng bộ. Cộng đồng dân cư trong vùng chưa chủ động tham gia các hoạt động xây dựng môi trường đô thị văn minh.

- Tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng. Việc chuyển đổi nghề nghiệp trong khai thác đầm phá còn bất cập, nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng vạn cư dân sống dựa vào đầm phá. Ý thức về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng còn hạn chế. Việc thu gom xử lý chất thải rắn, nước thải còn yếu. Tình trạng mồ mả rải rác dọc các độn cát ven biển ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường chưa được giải quyết. 

- Nguồn nhân lực và năng lực cán bộ một số cấp, ngành, lĩnh vực còn yếu, nhất là cấp cơ sở; thiếu năng động và sáng tạo trong tổ chức thực hiện, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và sự nghiệp CNH, HĐH. Trình độ năng lực về quản lý kinh tế của đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu tính năng động, sáng tạo để thích ứng và tồn tại với cơ chế thị trường; trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông.

- An ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn các nhân tố gây mất ổn định chưa được loại trừ, đặc biệt là trong đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo. Việc chấp hành kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm, tình trạng tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để.

Công tác phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai tuy đã có những kết quả khá tốt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác thông tin, dự báo, cảnh báo lũ lụt. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn có lúc thiếu kịp thời nên hiệu quả của công tác phòng chống lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu khi có tình huống xấu xảy ra.

3. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân đạt được

- Đã tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển. Các ngành, các cấp đã xây dựng và triển khai các chương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết.

- Đã có nhiều chuyên đề, đề án nghiên cứu về vùng biển và đầm phá. Công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý quy hoạch đã được chú trọng.

- Đã có các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển.

b) Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Việc triển khai, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước chưa sâu sắc. Các biện pháp tổ chức thực hiện đôi khi còn nóng vội, chủ quan, thiếu nghiên cứu kỹ và kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện.

- Sự quan tâm của các ngành các cấp và năng lực của các doanh nghiệp chưa đủ mạnh về tiềm lực tài chính, thị phần, uy tín, thương hiệu... nhằm tăng cường và nâng cao khả năng xúc tiến đầu tư và hợp tác phát triển trong khai thác tiềm năng kinh tế biển. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả.

- Công tác quản lý Nhà nước còn chồng chéo, phân công phân cấp có mặt chưa rõ ràng. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa gắn kết chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khép kín vẫn còn nặng ở một số đơn vị, địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ nên việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc chưa kịp thời; người dân vẫn còn phải chịu nhiều thủ tục phiền hà từ phía các cơ quan Nhà nước trong sản xuất kinh doanh. Chưa quan tâm đúng mức công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chưa có cơ chế, chính sách, biện pháp thu hút con em địa phương tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về làm việc tại địa phương.

- Sự quan tâm đầu tư của Trung ương chưa đúng mức, nhất là sự phân bố lực lượng sản xuất của Trung ương cho một trung tâm kinh tế quan trọng như Thừa Thiên Huế. 

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT-XH trong thời kỳ mới nhất là hạ tầng về giao thông, điện, công nghệ thông tin, dịch vụ phụ trợ.

-  Nguồn vốn ngân sách còn nhiều hạn chế chưa đủ khả năng cân đối đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, tạo động lực cho phát triển KT-XH.

- Đầu tư cho hoạt động KHCN chưa tương xứng với tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và xã hội để thực sự trở thành lực lượng sản xuất. Kết quả nghiên cứu khoa học còn xa thực tế, ít được ứng dụng vào cuộc sống.

- Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi; mật độ dân số còn cao; thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

IV. Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc chñ yÕu ®èi víi viÖc ph¸t triÓn vïng ®Çm ph¸ Tam Giang - Cầu Hai

1. C¸c lîi thÕ vµ nh÷ng c¬ héi ®èi víi ph¸t triÓn

Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài từ gần ranh giới với Quảng Trị đến vịnh Chân Mây, chiều dài hơn 70 km, diện tích 22.000 ha, là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 2 cửa, Thuận An và Tư Hiền. Đây là yếu tố quyết định đời sống của hệ thống đầm phá trong quá trình phát triển. Hình thái động lực của hai cửa thường xuyên thay đổi phức tạp. Cửa Thuận An dài khoảng 600 m, rộng 350 m, sâu tới 11 m ở phía trong. Cửa Tư Hiền là cửa phụ dài khoảng 100 m, rộng 50 m, và độ sâu thường không quá 1,5 m. Cơn lũ lịch sử tháng 11/1999 đã mở ra cửa biển mới Hòa Duân, cách cửa Thuận An khoảng 1 km. Ngành giao thông đã lấp cửa biển này khôi phục đường giao thông tỉnh lộ 68.

a) Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản

Thừa Thiên Huế có một ngư trường rộng cho phát triển khai thác xa bờ. Ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ và ra đến vùng biển Trường sa. Nguồn lợi thủy sản có hơn 500 loài cá, trong đó  30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm.

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phong phú về động, thực vật, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loài thủy hải sản xuất khẩu; hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn trong việc duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh.

Nguồn lợi thủy sản nước lợ trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai hơn 600 loài, trong đó có 43 loài rong có thể dùng cho công nghiệp sản xất agar hoặc làm phân bón, 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loài thân mềm có giá trị khác. Nhiều loài tôm có giá trị thực phẩm cao như tôm sú, tôm lớt, tôm rằn, tôm rảo, trìa, vẹm xanh, ngao.... Hơn 200 loài cá trong đó có đến 23 loài có giá trị thương phẩm cao như cá dầy, cá đối mục, cá dìa, cá mòi cờ chấm, cá sạo chấm, cá dù bạc, cá nâu... Hàng năm cho khai thác hợp lý từ 2.500 đến 3.000 tấn/năm thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi cá lồng.

Tóm lại, nguồn lợi thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế là món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng. Qua quá trình lịch sử lâu dài, dù nguồn lợi đã có suy giảm, điều kiện tự nhiên cho thuỷ sản sinh sống trên đầm phá ngày càng khó đi do việc phát triển một số ngành khác trong vùng lãnh thổ, nhưng giá trị nguồn lợi vẫn còn đó. Xã hội càng hiện đại, nhu cầu thuỷ sản ngày càng lớn, nhất là thuỷ sản đầm phá luôn tươi sống hơn hẳn thuỷ sản biển. Nguồn lợi thuỷ sản đầm phá như một “sân sau” của ngành thuỷ sản Thừa Thiên Huế, nếu tổ chức sản xuất khai thác hợp lý, quản lý tốt, nó sẽ là nguồn lực vô cùng mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển thuỷ sản. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ; việc khai thác, sử dụng hệ sinh thái này cần tôn trọng các quy luật tự nhiên.

Trước hết, nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện trên các loại diện tích mặt nước, đặc biệt nuôi tôm sú có thể thực hiện trên các diện tích đất hoang hóa, nhiễm mặn, thậm chí trên vùng đất cát hoang hóa ven biển. Nuôi trồng thủy sản sẽ biến các vùng đất này thành diện tích sản xuất có giá trị hàng hóa và lợi nhuận cao.

Toàn tỉnh còn có nhiều diện tích mặt nước đất ven phá nhiễm mặn, ruộng trũng (bàu ô), đất cát hoang hóa ven biển có khả năng chuyển sang nuôi trồng thủy sản một cách thuận lợi.

Đối với vùng ô đầm ruộng trũng trong nội đồng có thuận lợi chuyển sang nuôi các loài thủy sản nước ngọt, ngoài các loài cá nước ngọt truyền thống như trắm, trôi, mè, chép... hiện nay, ngành thủy sản đã du nhập và thuần dưỡng các loài có giá trị kinh tế cao như cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, cá tra....

Nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm đã phát triển hơn 10 năm qua ở vùng đầm phá, thực tế chứng minh điều kiện môi trường nơi đây hoàn toàn có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với hiệu quả cao và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường, cảnh quan đầm phá.

b) Tiềm năng nổi bật về phát triển du lịch

Có nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn ở ven biển như bãi biển Thuận An, Điền Lộc, Quảng Ngạn, Vinh Thanh, mặt nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và các hệ sinh thái rừng ngập mặn Rú Chá, Cù Dù, tràm chim Bắc Biên; có hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian trải đều trong vùng đầm phá; các làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời cũng là những nét văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch..., đồng thời gắn liền với quần thể di tích Huế làm cho vùng đầm phá có tiềm năng nổi trội về du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử.

Dải ven biển và vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lập An là vùng đầm phá lớn nhất và đặc biệt nhất Đông Nam Á, có thể hình thành quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đây hoàn toàn là một tour du lịch sinh thái lạ và hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong khu vực với các loại hình: tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, tắm biển, nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh....

Vào mùa hè có thể tổ chức tour du lịch đầm phá trong ngày. Khởi đầu từ bến Tòa Khâm, xuôi về Thuận An, qua đập Thảo Long, ra phá và rẽ về vùng phá Tam Giang. Tour du lịch này đi về phía Bắc và có thể ghé chợ Cồn Gai, một chợ quê khá đặc biệt có tên là Đại Lược vốn được xây dựng từ thuở người Minh Hương đến đây trú ngụ. Nếu đi về phía Nam, du khách có thể đến tận Vinh Hiền, ghé thăm chùa Linh Thái. Với lộ trình trên đường đi, du khách có thể ngắm cảnh quan đặc sắc của một vùng đất ngập nước phong phú về thủy hải sản và mộng mơ với vẻ đẹp của những vùng cây xanh mát ven bờ. Hệ thống nò sáo cũng góp phần tạo ra một vẻ đẹp riêng của vùng đầm phá, có thể tổ chức cho du khách tham gia đánh bắt thủy hải sản, tìm hiểu rõ hơn về hệ thống nò sáo, các loại ngư lưới cụ mà ngư dân thường dùng để khai thác thủy hải sản... đồng thời tổ chức các tuor du lịch tìm hiểu văn hóa dân gian của cư dân vùng đầm phá với những nét văn hóa độc đáo. 

Sau khi đã tổ chức cho du khách tham gia đánh bắt thủy hải sản, sẽ thú vị hơn nếu tổ chức cho du khách thưởng thức ngay những món ăn dân dã được chế biến từ cua, tôm, cá các loại vừa đánh bắt được. Chế biến các món ăn này theo cung cách chế biến món ăn truyền thống của ngư dân ở vùng sông nước sẽ giúp du khách hiểu rõ văn hóa ẩm thực vùng Tam Giang. Vào những đêm trăng sáng, phá Tam Giang - Cầu Hai mang một vẻ đẹp huyền bí. Một tour du lịch ban đêm ngắm trăng trên phá Tam Giang - Cầu Hai, thưởng thức các món hải sản tươi sống vừa lấy lên từ nò sáo, sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, nhất là du khách chưa từng biết đến văn hóa đầm phá. Là lá phổi của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có một tiểu vùng khí hậu cực kỳ trong lành. Điều này thích hợp với các tour du lịch sinh thái dành cho du khách, nhất là du khách nước ngoài.

Ngoài ra bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An cách thành phố Huế 15 km về phía Đông, nơi dòng sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Thuận An là địa điểm thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhất. Ngoài ra du khách có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển rất thuận lợi cho các loại hình du lịch biển.

c) Có tiềm năng phát triển nông – lâm nghiệp sinh thái

Theo các tài liệu cũ, cư dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từ xa xưa đã biết trồng cau, cam, quýt và các loại cây ăn quả khác rất có giá trị. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nhiều loại cây không còn phát triển nhưng nếu có biện pháp vẫn có thể khôi phục.

d) Có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển kinh tế hàng hải

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có cảng Thuận An cách thành phố Huế khoảng 12 km về phía Đông Bắc, nằm giữa tuyến vận tải thủy theo trục dọc tỉnh qua Phá Tam Giang – Cầu Hai và sông Hương, có thể đi tới các vùng trong tỉnh bằng đường bộ và đường thủy; thủy diện cảng giao lưu giữa phá Tam Giang và cửa biển Thuận An, dài 6 km, có độ sâu 3 – 11m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng trọng tải 2000 tấn và tàu khách 350 ghế.

Cảng cá Tư Hiền cách cảng nước sâu Chân Mây 10 km về phía Tây Nam, dạng bến nhô, có khả năng tiếp nhận tàu cá có công suất đến 500 CV, có khả năng mở rộng thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, tránh trú bão cho các tàu thuyên trong khu vực, kết hợp bảo vệ quốc phòng an ninh vùng biển.

e) Tài nguyên khoáng sản

Ven bờ biển có một số khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như sa khoáng titan có hàm lượng và chất lượng cao, các mỏ cát hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng trên 50 triệu tấn; than bùn có trữ lượng khoảng 1,6 triệu tấn, chất lượng khá tốt, đang được khai thác làm phân bón; các mỏ nước khoáng Thanh Tân (Phong Điền), Mỹ An (Phú Vang) được sử dụng sản xuất nước giải khát và phát triển dịch vụ du lịch - chữa bệnh. Ngoài ra, trên vùng gò đồi có đá vôi, sét, cao lanh trữ lượng lớn.

2. Những khó khăn, thách thức và hạn chế chủ yếu

a) Kinh tế kém phát triển

Kinh tế vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thủy sản với phương thức canh tác quảng canh hoặc quảng canh cải tiến (chiếm 88,3%). Cơ cấu vật nuôi, cây trồng chậm chuyển đổi một cách có hiệu quả và không ổn định. Năng lực của các phương tiện sản xuất rất hạn chế (trên 70% tàu đánh cá có công suất dưới 30CV, chỉ có 12% tàu thuyền đủ tiêu chuẩn đánh cá xa bờ nhưng thiếu trang thiết bị kỹ thuật hiện đại), các ngành nghề khác chưa phát triển. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm mới chỉ đạt khoảng 260 USD, bằng 40% mức bình quân chung của cả nước 

b) Dân cư đông, đời sống thấp, chất lượng nhân lực thấp

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng vào năm 2007 là 20,8%, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh (15,1%). Còn hơn 2 nghìn hộ dân thuỷ diện chưa được định cư (900 hộ dân thủy diện, 1.140 hộ dân nằm trong các vùng có nguy cơ sạt lở và ảnh hưởng thiên tai cao).

Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn rất thấp so với yêu cầu phát triển. Chỉ mới khoảng 5% tổng số lao động được đào tạo tại các xã vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

c) Kết cấu hạ tầng yếu kém

Giao thông khó khăn, thiếu các công trình thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, hệ thống hạ tầng xã hội chưa phát triển. Hệ thống giao thông nông thôn còn thiếu và yếu, thường bị chia cắt trong mùa mưa bão; việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các xã vùng bãi ngang vẫn còn khó khăn; hạ tầng điện, công nghệ thông tin, dịch vụ phụ trợ chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành nghề. 

Hệ thống cấp điện, nước ngọt ở một số xã còn nhiều khó khăn do bị ngăn cách bởi hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Nhiều cơ sở trường học và trạm y tế đã xuống cấp nhưng chưa được nâng cấp sửa chữa. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao cấp cơ sở còn khó khăn.

d) Nằm trong vùng khí hậu thời tiết khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng mạnh của thiên tai với tần suất cao, cường độ lớn, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Thiếu nước nghiêm trọng cả trong sinh hoạt và sản xuất. Môi trường sinh thái, nhất là vùng ven biển, đầm phá đang ngày càng xấu đi. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Hiện tượng cát bay, cát chảy gây bồi cát ven rìa đầm phá, đưa vật liệu xuống lòng đầm phá. Lũ lụt là thiên tai nặng nề ở vùng đầm phá thường do mưa lớn kéo dài, hoặc mưa lớn trong bão kết hợp với nước dâng ngoài biển. Lũ chính vụ vào tháng 10,11, lụt triều mãn vào tháng 5,6. Hơn 40 năm qua, nhiều trận lụt lớn vào năm 1953, 1975, 1983, 1985, 1990, 1995, 1999, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, kéo theo dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Đồng hành với ngập lụt là ngọt hoá vực nước, làm thay đổi cân bằng sinh thái và cấu trúc quần xã sinh vật, gây thiệt hại cho nghề nuôi lợ mặn.

Hạn hán và nhiễm mặn: Có 2 kỳ hạn hán vào mùa khô vào tháng 3-4 và 7-8, kỳ hạn hán thán 7-8 gây thiếu nước nghiêm trọng cho vụ lúa hè thu. Hạn hán nhiều khi gây thiếu nước trầm trọng cho cả sinh hoạt và mất mùa lớn. hàng năm, do hạn hán lúa bị mất trắng 120 ha vào vụ đông xuân, 1.800 ha vào hè thu, bị giảm năng xuất 3.000 ha lúa đông xuân và 4.000 ha lúa hè thu. Hàng năm 2.00-2.500 ha lúa bị nhiễm mặn, trong đó có 800 ha bị thiệt hại nặng.

Chuyển cửa, lấp cửa đầm phá bất thường: Cửa Thuận An bị địch chuyển vị trí theo chu kỳ dài ây ra những biến động bồi xói hai bên, sa luồng vào cụm cảng Thuận An. Thậm chí cửa có nguy cơ dịch chuyển về vị trí cũ cách cửa hiện tại 5km và sẽ gây xáo trộn lớn về phân bờ, sử dụng cơ sở hạ tầng.

Cửa Tư Hiền bị lấp, mở với chu kỳ khoảng 4-11 năm. Cửa bị lấp tạo ra nhiều biến có bất lợi như ngập lụt, ngọt hoá, mất lối cho tàu thuyền ra biển…. gây biến động môi trường sinh thái đầm Cầu Hai và thiệt hại lớn cho dân sinh, kinh tế trong tương lai. Các tai biến tự nhiên này vẫn tiếp tục ảnh hưởng và biến động phức tạp hơn do có những tác động ảnh hưởng của các hoạt động dân sinh.

Tình hình sạt lở bờ biển, bồi lấp các cửa sông ngày càng diễn biến phức tạp, cản trở sự phát triển chung.

e) Các mâu thuẫn lợi ích trong hoạt động phát triển kinh tế và dân sinh

Các mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển: Hoạt động khai thác đầm phá phong phú, đa dạng gồm các loại hình cơ bản:

·     Đánh bắt và NTTS

·     Khai thác cỏ biển, săn bắn chim

·     Giao thông vận tải – cảng

·     Phát triển dịch vụ nghề cá, hậu cần khai thác biển

·     Nông nghiệp

·     Phát triển Du lịch và NTTS

Lợi ích lâu dài sử dụng đầm phá, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường sống đòi hỏi phải bảo vệ tự nhiên, tài nguyên và môi trường. Trong khi đó nhu cầu phát triển kinh tế, mức sống vật chất thấp, sức ép tăng dân số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự nhiên, sinh thái, huỷ hoại tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Trong đối kháng giữa bảo vệ và phát triển có đối kháng lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng. Lợi ích cá nhân tạo ra sự phát triển tự phát. Lợi ích cộng đồng cần phải có sự hài hoà giữa bảo vệ và phát triển bền vững. Lợi ích cá nhân có tính trước mắt để đảm bảo cuộc sống nghèo khó hàng ngày. Lợi ích cộng đồng có tính lâu dài nhằm phát triển biền vững.

Mâu thuẫn giữa giao thông – cảng và nghề cá: Mật độ tàu thuyền đánh cá, giao thông vận tải và hành khách trên đầm phá khá dày đặc và hoạt động mua, bán cung ứng xăng dầu tại cảng Thuận An và các bến cá nhỏ trên thực tế đã gây ô nhiễm dầu làm ảnh hưởng đến sinh vật và nghề cá. Mặt khác, việc đánh bắt thiếu quy hoạch cũng gây cản trở nghiêm trọng cho đi lại của tầu thuyền. Hầu hết các miệng đáy chiếm các luồng sâu và có các trộ sáo chiếm hết diện tích mặt nước đầm phá.

Mâu thuẫn giữa thuỷ lợi và nghề cá: Hệ thống đê ngăn mặn lấn mặt nước, làm giảm diện tích vực nước, các công trình ngăn mặn chặn ngang các lòng sông làm thay đổi cấu trúc thuỷ văn và cản trở các loại cá có tập quán di cư lên thượng nguồn sinh đẻ làm suy giảm nguồn giống. Các hồ chứa thượng nguồn và hệ thống tưới, tiêu làm giảm nước vào đầm phá trong mùa khô, có khả năng làm nghèo nguồn dinh dưỡng, làm giảm năng suất thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản.

Mâu thuẫn giữa nông nghiệp và nghề cá: Thuốc trừ sâu và phân hoá học trong nông nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường đầm phá, làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm nghề cá. Kết quả phân tích hiện nay cho thấy mức độ ảnh hưởng này chưa lớn, nhưng có thể trở thành vấn đề lưu tâm trong tương lai. Trước mắt, việc khai thác rong, cỏ nước làm phân bón với số lượng lớn hàng chục ngàn tấn năm sẽ huỷ hoại nơi cư trú, giảm nguồn thức ăn cho các đối tượng thuỷ sản. Việc dẫn nước vào các đầm nuôi tôm có thể gây nhiễm mặn đất nông nghiệp kế cận.

Mâu thuẫn giữa đánh bắt và NTTS: Hệ đầm phá Tam Giang – CầuHai là một hệ gần kín về mặt cấu trúc hình học. Bản thân nó có thể được coi là một đầm nuôi tôm khổng lồ. Việc phát triển nuôi trồng quá mức trong nội tại hệ dẫn đến cản trở lưu thông nước, huỷ hoại habitat và làm mất cân bằng sinh thái trong hệ đầm phá tự nhiên. Điều này sẽ dẫn tới suy giảm nguồn lợi thuỷ sản chung. Việc đánh bắt quá mức như hiện nay bằng các phương tiện đánh bắt hủy diệt làm giảm nguồn giống, gây cản trở lưu thông nước làm tù túng vực nước, gây ô nhiễm dầu…. sẽ ảnh hưởng tới nghề nuôi.

Mâu thuẫn giữa phòng chống xâm nhập mặn và giải toả lũ lụt: Đây là đối kháng lợi ích khá gay gắt. Để chống xâm nhập mặn về mùa khô vào nội đồng, hệ thống đê ngăn mặn dài 162km ven đầm phá đã làm giảm đáng kể diện tích vực nước và cản trở dòng chảy, góp phần làm kéo dài thời gian ngập lụt. Đập ngăn mặn ở cửa Thuận An xây dựng năm 1931 là ví dụ điển hình về đối kháng lợi ích giữa ngăn mặn, thoát lũ và cuối cùng đập ngăn mặn đã bị lũ phá. Đập Thảo Long làm cho 10.000 ha ruộng cạn có nước ngọt cấy lúa 2 vụ, nhưng làm giảm đáng kể khả năng thoát lũ sông Hương. Ngược lại các biện pháp khơi thông luồng chảy sẽ tạo điều kiện cho xâm nhập lấn sâu về phía đồng bằng.

f)  Nguy cơ ô nhiễm và các thác thức tiềm tàng

Nguy cơ ô nhiễm: Với mức độ sử dụng như hiện nay, ô nhiễm môi từ dư lượng thuốc trừ sâu và hoá chất phục vụ nông nghiệp đang trở thành nguy cơ thực tiễn. Ô nhiễm kim loại nặng chưa phải là mối lo trực tiếp song cần chú ý trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt và du lịch là một nguy cơ lớn. Đặc biệt các túi nhựa tổng hợp không thể tiêu huỷ, sẽ tích tụ ngày một nhiều làm cản trở sự lưu thông nước, trao đổi ở đầm phá, gây bẩn cho môi trường và do đó gây thiệt hại cho nghề cá. Ô nhiễm dầu trong nước đầm phá đang là một thực tế và sẽ ngày càng một nghiêm trọng khi Thuận An có một cụm cảng đang hoạt động và các bến cá đang được xây dựng và các phương tiện tàu thuyền đang tiếp tục được phát triển.

Sự gia tăng dân số ven đầm phá, ven các trục lòng sông sẽ tăng cường lượng chất thải sinh hoạt xuống đầm phá trong điều kiện lưu thông nước kém sẽ làm tăng ô nhiễm chất hữu cơ và coliform. Đặc biệt các trận lũ sẽ cuốn trôi rất nhiều chất thải sinh hoạt vào đầm phá.

Sự suy giảm dinh dưỡng trong đầm phá: Dinh dưỡng trong nước đầm phá có khả năng nghèo đi do thực hiện các dự án xây hồ, đập chứa nước ở thượng nguồn. Tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và đẩy mặn cần đến một lượng nước chứa ở thượng nguồn đến 600 triệu m3, trong đó riêng cho vùng nông nghiệp và đẩy mặn là 450 triệu m3. Trong lúc đó tổng dung tích chứa hiện nay mới khoảng 80 triệu m3. Dự án hồ Truồi 50 triệu m3 đã hoàn thành. Dự án hồ chứa nước Tả Trạch với dung lượng 500 triệu m3 với mục đích cung cấp điện và cắt lũ đang được chuẩn bị ở giai đoạn cuối. Nếu các dự án này được hoàn tất có khả năng sẽ làm nghèo dinh dưỡng của đầm phá nếu chế độ điều hoà nước không hợp lý.

Phú dưỡng và nạn triều đỏ - tảo độc: Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, NTTS có thể gây phú dưỡng cục bộ và gây ra thuỷ triều đỏ nhất là ở khu cửa sông, ven rìa đầm phá. Thực tế cũng đã từng xảy ra hiện tượng nở hoa, thực vật nổi ở khu đầm Sam gần cửa sông Hương, tuy thời gian chưa dài và mật độ thực vật phù du chưa lớn. Trong số các thực vật phù du ngành tảo giáp Pyrrophyta hiện biết có 21 loài chiếm 9.5%. Trong nhóm tảo này, đã phát hiện được 6 loại tảo độc. Sự xuất hiện tảo độc sẽ là mối hại lớn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nghề cá và sức khoẻ, tính mạng người ăn

Khai thác và nuôi trồng quá mức: hiện tại khai thác quá mức rõ ràng đã gây suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thuỷ sản. Sức ép về kinh tế và dân số tiếp tục tăng cường mối đe doạ này. Phương thức nuôi lồng, nuôi chắn sáo có khả năng phát triển tự phát ở quy mô rộng trong tương lai sẽ gây cản trở giao thông, lưu thông nước, gây ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh, sẽ tác động xấu trở lại lên chính ngành thuỷ sản. Nuôi trồng quá mức gây suy giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Thức ăn nuôi thừa thường gây ra thuỷ triều đỏ khi có điều kiện thuận lợi.

Huỷ hoại sinh cư: Nguy cơ này gây ra do các hoạt động giao thông – cảng, đánh bắt thủy sản, thuỷ lợi và các công trình cơ sở hạ tầng khác, do những thay đổi bất thường về môi trường do lấp cửa, ngọt hóa. Nguy cơ trực tiếp nhất là sự huỷ hoại thảm cỏ nước, kể cả cỏ biển do đục hoá vực nước, đặc biệt là việc khai thác bừa bãi rong, cỏ nước làm phân bón và thức ăn gia súc.

Đục hoá, nông hoá và ngọt hoá vực nước: Nạn phá rừng ở thượng nguồn và lấp cửa Tư Hiền kèm theo lũ lụt làm độ đục trong hệ đầm phá tăng lên làm giảm độ trong, sạch của nước liên quan đến tiềm năng phát triển du lịch, hạn chế khả năng quang hợp của thực vật nổi và bám phủ làm chết cỏ nước, rong tảo. Nông hoá và ngọt hoá vực nước là quá trình tự nhiên, xảy ra hàng ngàn năm qua, là một quá trình chậm chạp nhưng để lại những hậu quả sâu sắc như phân dị vực nước cao hơn, thể tích giảm, trao đổi nước kém, giảm nguồn gien, ĐDSH và nguồn lợi thuỷ sản. Các quá trình đục, nông và ngọt hoá vực nước có xu hướng tăng nhanh do các biến động bất thường của tự nhiên và tác động nhân sinh.


Chương II

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI ĐẾN NĂM 2020

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

---

 

I. QUAN ĐIỂM VÀ TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG-CẦU HAI.

1- Phát huy các lợi thế, khai thác triệt để các nguồn nội lực, kết hợp khai thác hiệu quả các nguồn ngoại lực thông qua hợp tác toàn diện với các nước, các địa phương trong cả nước.

2- Phát triển vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phải đặt trong tổng thể Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực ven biển miền Trung. Đồng thời phải gắn kết chặt chẽ với phát triển thành phố Huế, Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và vùng phụ cận.

3- Quá trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai phải tuân thủ các quy luật phát triển tự nhiên và xã hội, đảm bảo hiệu quả cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường của vùng biển, ven biển và hệ đầm phá.

4- Phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường và đảm bảo quốc phòng an ninh.

5- Phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gắn tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quan tâm thoả đáng về phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đưa vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai thành một trong những khu vực có kinh tế biển và ven biển, đầm phá phát triển mạnh của cả nước. Là địa bàn hợp tác phát triển kinh tế trong nước và nước ngoài để khai thác các thế mạnh đặc thù, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.  

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được phát triển hợp lý và trở thành vùng đất ngập nước, một khu dự trữ môi trường sinh quyền có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Tài nguyên biển, đầm phá được bảo vệ, khai thác lâu bền, giảm ô nhiễm nước và dịch bệnh. Các giá trị văn hoá, lịch sử đặc thù được giữ gìn và duy trì. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề. Giảm nhanh hộ nghèo. Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

Phát triển mạnh các ngành kinh tế có tiềm năng, tạo chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng du lịch - thủy sản - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp sinh thái hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người bằng 90% của Tỉnh.

Xây dựng Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái có tầm quốc gia và quốc tế. Đóng góp trên 50% vào doanh thu du lịch của Tỉnh.

Hoàn thành một bước quan trọng việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh.

b) Mục tiêu về xã hội

Đến năm 2015, hoàn thành định cư dân thủy diện. Đến năm 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 15%; 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Phấn đầu hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học trước năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; trên 90% số trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia.

c) Mục tiêu về môi trường

Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái đầm phá; tránh ô nhiễm nguồn nước mặt. Bảo tồn và phát triển dải rừng sinh thái ven biển ngập mặn. Nâng độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 30%. Các khu đô thị, các cụm công nghiệp và làng nghề trong Vùng được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn. Phòng, tránh hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt, biến đổi khí hậu... gây ra.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

Định hướng chung, trước mặt tập trung phát triển thủy sản cả nuôi trồng và khai thác xa bờ, về lâu dài lấy phát triển du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các làng nghề gắn với phát triển du lịch.

 

 

1. Phát triển thủy sản

a) Quan điểm và Mục tiêu: Phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá. Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản. Sắp xếp và bố trí lại sản xuất thủy sản theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, khả năng duy trì và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản, đảm bảo phát triển bền vững.

Ổn định diện tích nuôi nước mặn, lợ khoảng 5.500 ha, trong đó có 300 - 400 ha nuôi trên cát. Sản lượng nuôi trồng đạt 12.300 tấn. Sản lượng khai thác biển đạt khoảng 28-30 nghìn tấn; sản lượng khai thác sông đầm ở mức 2,5 nghìn tấn/năm; sản lượng chế biến thủy sản đạt 4000 tấn/năm.

b)  Những nhiệm vụ chủ yếu

- Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển, đầm phá

Hoàn thành các quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là quy hoạch các vùng trọng điểm khai thác đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ổn định diện tích nuôi cao triều trên cơ sở đảm bảo hạ tầng vùng nuôi. Chuyển đổi đối tượng nuôi theo hướng đa dạng và thân thiện với môi trường. Phát triển và nuôi trồng các loại thủy đặc sản quý hiếm. Đầu tư đồng bộ các hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi tập trung (xử lý môi trường, cấp nước, giống, các trung tâm kiểm dịch,…).

Đầu tư đồng bộ theo quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng NTTS. Khuyến khích nuôi theo hướng thâm canh, công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi sinh thái theo từng vùng nước khác nhau. Hình thành, phát triển các vùng nuôi trồng thủy đặc sản chuyên canh theo phương pháp nuôi sinh thái ở đầm Cầu Hai. Phát triển nuôi lồng, bè ở các thủy vực phù hợp với các đối tượng có nguồn giống tự nhiên như cá dìa, cá kình, cá mú, cá nâu, tôm hùm, vẹm, hàu, trai ngọc… phát triển các loại hình nuôi trồng trên biển.

Chuyển đổi khoảng hơn 2.000 ha diện tích nuôi tôm hạ triều sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng có hiệu quả và bền vững theo những mô hình được thử nghiệm thành công như cua+tôm, cá dìa+tôm+rong câu, ghẹ, cá rô phi đơn tính, cá kình+rong câu….

Phát triển trồng rau câu chỉ vàng theo hướng cải tạo giống và áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh khoảng 500-600 ha; giải quyết khâu chế biến để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các lao động đánh bắt thủy sản ven bờ chuyển đổi nghề, tham gia phát triển NTTS ven biển. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho NTTS, sản xuất giống sạch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Sắp xếp lại hệ thống trại giống, hoàn thành đầu tư xây dựng Trung tâm giống cấp I nước lợ, nước ngọt. Triển khai đề án tái tạo nguồn tôm sú bố mẹ trên biển. Bảo vệ và phát triển các bãi giống, bãi đẻ các loài thủy sản có giá trị kinh tế, các giống thủy sản bản địa.

Đổi mới công tác khuyến ngư để ứng dụng nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất. Chú trọng công phòng chống dịch bệnh, dịch vụ tư vấn và đào tạo kỹ thuật cho lao động vùng ven biển về các nghề khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản, tạo sự phát triển đồng bộ.

Tổ chức, giám sát và quản lý chặt chẽ việc khai thác, nuôi trồng thủy sản trong hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai theo nguyên tắc tuân thủ sự phát triển của tự nhiên. Tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thuỷ sản, kiểm soát dịch bệnh, quản lý và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thực hiện dứt điểm việc sắp xếp lại nò sáo trên phá Tam Giang - Cầu Hai; chấm dứt nạn đánh bắt bằng các phương tiện hủy diệt. Ban hành các quy định về công cụ, phương tiện, mùa vụ khai thác nhằm tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xác định rõ đất NTTS trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Thực hiện việc giao quyền sử dụng đất, mặt nước đầm phá, hồ chứa,… cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lâu dài để NTTS 20 năm và gia hạn khi họ có yêu cầu và đủ tiêu chuẩn.

- Khai thác thuỷ hải sản.

Tổ chức lại sản xuất để nâng cao hiệu quả chương trình khai thác cá xa bờ, tăng cường đánh bắt khơi. Thực hiện cơ chế giao cho các cộng đồng ngư dân ven biển, đầm phá quyền khai thác và nghĩa vụ bảo vệ, quản lý vùng biển dưới mọi hình thức.

Sắp xếp và bố trí lại sản xuất thủy sản theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, đảm bảo phát triển bền vững. Lập quy hoạch khoanh vùng bảo tồn gen và các loại thuỷ sinh quý hiếm.

Phát triển đội tàu công suất lớn, có chức năng đa dạng như máy dò cá, máy định vị, bảo quản đông lạnh hoặc có thể sơ chế hải sản trong một thời gian nhất định không bị hư hỏng, đảm bảo có thể đi biển dài ngày nhằm tăng sản lượng và chất lượng hải sản đánh bắt. Phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ đạt 400 chiếc, công suất trung bình 45 CV/chiếc đối với tàu thuyền khai thác biển và 150-200 CV/chiếc đối với tàu đánh bắt xa bờ. Phát triển đội tàu dịch vụ ngoài biển, hỗ trợ các tàu đánh bắt xa bờ đi biển dài ngày.

-  Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Mở rộng các loại hình dịch vụ bổ trợ phát triển nghề cá như cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, cung cấp vật tư, thiết bị, kho lạnh, các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thức ăn từ cá tạp, sản xuất thiết bị đánh bắt. Xây dựng 1-2 cơ sở chữa và đóng mới tàu, thuyền đánh cá, đưa công nghệ và vật liệu compozit thay thế vật liệu gỗ, sắt. Phát triển các hội đoàn nghề cá để tăng cường năng lực trong dịch vụ hậu cần nghề cá.

Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở các cửa biển, các vùng neo đậu tàu thuyền tránh bão, kết hợp với dịch vụ hậu cần nghề cá ở Phú Hải và Thuận An. Hoàn thiện đồng bộ cảng cá Tư Hiền, mở rộng giai đoạn 2 cảng cá Thuận An và một số làng cá ven biển. Xây dựng hệ thống quan trắc và dự báo thuỷ văn vừa phục vụ cho phát triển nghề cá, vừa đảm bảo quản lý vùng biển và ven biển của tỉnh.

- Chế biển thủy sản: Khuyến khích phát triển chế biến trong dân, theo công nghệ truyền thống kết hợp với kêu gọi đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản có thương hiệu ở Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Lộc Vĩnh, Vinh Hưng…Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguồn sản phẩm có thương hiệu.

2. Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá

a) Quan điểm và mục tiêu: Xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, hiệu quả, bền vững, có năng suất, chất lượng trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh của vùng đầm phá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, quan hệ sản xuất phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng. Sản lượng lương thực có hạt đạt từ 47-50 nghìn tấn; tỷ lệ cơ giới hoá nông nghiệp đạt trên 90%; hoàn thành kiên cố hoá kênh mương; bê tông hóa giao thông nông thôn đạt trên 80%; độ che phủ rừng đạt 30%.

 b)  Những nhiệm vụ chủ yếu.

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Vùng; nghiên cứu, tính toán quỹ đất bảo đảm yêu cầu lương thực tại chỗ, xem xét chuyển những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang NTTS. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tăng tỷ lệ giống lúa xác nhận, thâm canh đối với diện tích rau màu; hình thành một số vùng cây ăn quả đặc sản, làng rau sạch, vùng cây thực phẩm có giá trị như lạc, rau, cây gia vị ngắn ngày... Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp. Xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá. Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa các loại cây đặc sản một cách có tổ chức. Kết hợp phát triển sản xuất hộ gia đình với hình thành các trang trại.

Bảo vệ vốn rừng hiện có, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là trồng rừng chắn sóng ven biển, chống sạt lở, chống cát bay, cát lấp, trồng rừng phòng hộ ở vùng ngập mặn. Hình thành các dải cây xanh theo các trục giao thông, tại các bãi biển, các điểm đô thị với các loại cây chính như keo lưỡi mác, phi lao, thông, gắn với việc trồng các loại cây ăn quả để tạo cảnh quan du lịch. Gắn công tác trồng với chăm sóc bảo vệ rừng, có chính sách đối với người quản lý bảo vệ.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp các đê nội đồng để ổn định cấp nước cho sản xuất lúa và một số cây trồng khác. Xây dựng các khu tái định cư định cư dân thủy diện theo quy hoạch. Nghiên cứu tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp để hòan thành việc định cư các hộ dân thủy diện, tiến đến chấm dứt tập quán sống trên sông nước. Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân ngừng đánh bắt trong mùa sinh sản, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

3. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực

a) Mục tiêu: Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của vùng Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế của vùng đầm phá và ven biển gắn với các địa bàn du lịch Cố đô Huế, Chân Mây-Lang Cô, đa dạng hóa các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, văn hoá, du lịch biển, du lịch tín ngưỡng, du lịch đầm phá... tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ độc đáo, có chất lượng và uy tín cao.

Phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch, các loại hình du lịch tiêu biểu, đặc thù phù hợp với tiềm năng thế mạnh của Vùng như: hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh chất lượng cao, các trung tâm du lịch thể thao. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, xây mới các bến thuyền du lịch nội đầm phá.

Tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch đặc thù của vùng đầm phá và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

b) Các nhiệm vụ cụ thể:

+  Du lịch nghỉ dưỡng biển và đầm phá: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp tại các bãi biển có nhiều lợi thế về cảnh quan và môi trường như Điền Lộc, Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương, Cù Dù... Kêu gọi đầu tư các khu du lịch cao cấp tại Thuận An, Lăng Cô, Vinh Thanh.

 Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng tại Ngũ Điền, Vĩnh Tu,  Lộc Bình, ven đầm Cầu Hai,... gắn với cảnh quan đầm phá và văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư.

+ Du lịch nhà thuyền: Hình thành loại hình du lịch nhà thuyền trên đầm phá với phương châm độc đáo, hấp dẫn dựa trên việc khai thác cảnh quan, hệ sinh thái đầm phá, đặc biệt là văn hóa dân gian của cư dân vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

+ Du lịch thể thao biển: Hình thành các trung tâm thể thao du lịch biển tại Thuận An, Lăng Cô, đảo Sơn Chà. Phát triển các câu lạc bộ thể thao chuyên tổ chức và cung cấp các dịch vụ thể thao như đua thuyền trên biển, trên đầm phá, lướt sóng, lặn biển, xuồng cao tốc, các môn thể thao biển.

Tổ chức các giải thi đấu thể thao biển trong nước và quốc tế, các giải thể thao truyền thống như đua thuyền thúng, đua ghe, bóng đá, bóng chuyền bãi biển gắn với các hoạt động lễ hội văn hoá cộng đồng.

+ Du lịch văn hoá, tín ngưỡng du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá, tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch lễ hội: Cầu Ngư, đua ghe, vật võ làng Sình, làng Thủ Lễ..., kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng tour du khảo làng quê, du lịch mua sắm, … gắn với các làng nghề thủ công truyền thống ,...

Từng bước nghiên cứu, định hình và phát triển loại hình du lịch tâm linh dựa trên các giá trị về văn hoá, kiến trúc, tín ngưỡng. 

+ Du lịch sinh thái: Hình thành các tuyến, điểm du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu, tràm chim Bắc Biên, Rú Chá.

- Hình thành trung tâm văn hóa du lịch đầm phá lớn của Vùng tại Thuận An với các loại hình như bảo tàng, lễ hội, hội chợ, triển lãm...

- Thiết lập các sản phẩm du lịch liên kết vùng trong và ngoài khu vực.Hình thành một số tuyến du lịch chủ yếu: Huế - Phước Tích - Ô Lâu - Điền Lộc; Huế - Bao Vinh - Thanh Phước - Hải Dương; Huế - Thuận An - Vinh Thanh - Cầu Hai - Tuý Vân; Huế - Sịa - Vĩnh Tu

- Tổ chức lại hệ thống nhà hàng, khách sạn đi kèm với việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc xử lý chất thải gây ô nhiễm hệ sinh thái đầm phá.

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích các trung tâm dạy nghề lồng ghép các chương trình, dự án tài trợ mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho nhiều đối tượng tham gia, đào tạo tại chỗ cho đội ngũ lao động nông thôn vùng biển và đầm phá.

Từng bước nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh du lịch, xây dựng đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp năng động; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của địa phương và năng lực quản lý của chính quyền các cấp về du lịch.

- Kết hợp việc hình thành trung tâm du lịch – văn hóa vùng đầm phá với việc hình thành trung tâm thương mại của Vùng và các điểm thương mại phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách, chú trong hình thành hệ thống chợ, siêu thị, ngân hàng, hệ thống cây xăng dầu, kho bãi...

- Phát triển nhanh dịch vụ hàng hải và vận tải biển ở cảng Thuận An đủ điều kiện đón tàu trọng tải 2.000 DWT. Phấn đấu sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 2,5 - 3 triệu tấn.

4. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 

a) Quan điểm và mục tiêu. Phát triển ngành công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp bền vững như: Cơ khí sửa chữa tàu thuyền, chế biến thủy hải sản theo quy mô công nghiệp mới để tiêu thụ hết sản lượng thủy sản trên địa bàn và thức ăn chăn nuôi và sản phẩm các làng nghề truyền thống.

Phát triển các điểm công nghiệp đảm bảo không gây tác động tới hệ sinh thái vùng đầm phá. Khôi phục và phát triển nghề và làng nghề truyền thống; gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch. Du nhập các ngành nghề mới. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm truyền thống của làng nghề.

b) Những nhiệm vụ chủ yếu

Tập trung đầu tư xây dựng ở mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp – TTCN và làng nghề có điều kiện hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp – TTCN và phát triển các ngành nghề truyền thống. Di dời, sắp xếp các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong các khu dân cư vào các cụm CN-TTCN và làng nghề.

Phát triển các trung tâm trưng bày, giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ ở các thị trấn và các điểm du lịch trong Vùng. Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ ”sạch”, tiên tiến, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn;

Khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, công tác phục chế, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa (làng nghề đúc đồng, làng hoa giấy Tiên Nôn, gốm cổ Phước Tích, điêu khắc Mỹ Xuyên, mây tre đan Bao La - Quảng Phú...) 

Khuyến khích, hỗ trợ du nhập phát triển các nghề mới, sử dụng lao động, nguyên liệu của địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong vùng, trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu, giải quyết nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nhanh hộ nghèo.

Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễm vào các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...

Phát triển các điểm, cụm công nghiệp theo hướng gắn với phát triển các khu vực đô thị tạo chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn; thu hút các dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển.

Hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung mang tính đặc thù hoặc chuyên ngành như: cụm công nghiệp nghề cá ở Thuận An; cụm công nghiệp cát thủy tinh ở Phong Điền,....

5. Phát triển các lĩnh vực xã hội

a) Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội  và phân bố lại dân cư

- Chú trọng công tác dân số, đảm bảo mức gia tăng tự nhiên dưới 1% trong giai đoạn 2011-2020, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với các chương trình nâng cao dân trí.

- Thực hiện quy hoạch, ổn định dân cư sống trên vùng đầm phá; làm tốt công tác định cư gắn với tổ chức lại sản xuất; thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông-khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm,… Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020. Ưu tiên đầu tư cho các xã nghèo thông qua lồng ghép các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án ODA, các chương trình KT- XH trọng điểm của tỉnh. Hỗ trợ các dự án sản xuất hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản, các dự án công nghiệp thủ công và công nghiệp nhỏ nhằm tạo thu nhập và đa dạng hoá thu nhập cho cộng đồng dân cư.

- Định cư dân thủy diện: Hoàn thành công tác định cư các hộ dân thủy diện gắn với tổ chức lại sản xuất và sắp xếp các điểm dân cư đô thị và nông thôn. Có chính sách hỗ trợ nhà ở, ổn định đời sống và an sinh xã hội cho các hộ dân thuỷ diện. Quy hoạch sắp xếp điểm dân cư nông thôn, dân cư thuỷ diện.

- Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu mua, chế biến thủy hải sản, rau màu, cây ăn quả nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro…

- Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện…   

b) Phát triển giáo dục – đào tạo

Ưu tiên phát triển giáo dục phổ thông, tạo chuyển biến rõ trong việc nâng cao trình độ dân trí của các xã vùng ven biển, đầm phá; nhất là đối với dân cư thủy diện.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó có điều kiện vươn lên, vận động con em các xã khó khăn, vạn chài đến lớp đến trường; vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của cùng Nhà nước hoàn thành sớm chương trình xây dựng, kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2011-2015. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Có cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong nội địa và các xã bãi ngang, xã khó khăn để đảm bảo mỗi trường học trong vùng được giúp đỡ bởi một trường trong vùng ít khó khăn hơn về giáo viên, về cơ sở vật chất phục vụ học tập của học sinh.  

- Hoàn thành việc xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huỵên, bảo đảm mỗi huyện có một trường dạy nghề. Hình thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp vùng dựa trên việc áp dụng và đề xuất các cơ chế, chính sách thích hợp hỗ trợ con em vùng các xã bãi ngang, khó khăn. Cụ thể, đến năm 2010 hình thành 01 trường cao đẳng nghề (hoặc trung cấp nghề), liên danh, liên kết với các trường đại học trong tỉnh, trong vùng đào tạo các nghề phục vụ du lịch, dịch vụ nghề cá, các ngành nghề truyền thồng và các lĩnh vực khác. Huy động năng lực dạy nghề từ các doanh nghiệp, làng nghề để tăng cường năng lực dạy nghề (trong đó chú trọng dạy nghề phục vụ du lịch, dịch vụ nghề cá và nghề truyền thống,…). Đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là dạy nghề cho lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp…Phấn đấu có 35 - 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm 2015 và khoảng 65 - 70% vào năm 2020.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Thực hiện tốt, kịp thời các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đảm bảo 100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 10 loại vắc xin; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi còn 5%o, tỷ lệ chết trẻ dưới 5 tuổi 10%o; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 15%).

- Hoàn thiện hệ thống y tế tuyến cơ sở; phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật y tế, đảm bảo 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động và đủ nữ hộ sinh; 100% phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố và có đủ bác sĩ hoạt động; duy trì kết quả 100% xã có bác sỹ.

- Tăng cường công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (con em vạn chài, trẻ em mồ côi, khuyết tật) để số trẻ em này từng bước có điều kiện hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

d) Văn hóa, thể thao  

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, tạo chuyển biến cơ bản trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Từng bước xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao. Gắn phát triển văn hóa cơ sở với việc xây dựng xã hội học tập, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống các tệ nạn xã hội.  

Phấn đấu đến năm 2020 có: 85 -90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá cấp xã, huyện, tỉnh (kể cả xây dựng mới và giữ chuẩn); 80% số thôn đạt chuẩn văn hoá; 70% số thôn có nhà sinh hoạt văn hoá, sân thể thao tổ chức hoạt động có hiệu quả; 40% xã, thị trấn đạt xã văn hoá; 50% xã, thị trấn có thiết chế văn hoá thông tin (nhà văn hoá, sân thể thao, cụm thông tin cổ động trực quan, thư viện...); 95-100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; 80% khu dân cư tiên tiến.

- Hoàn thành xây dựng, trùng tu các di tích văn hoá để vừa tạo các điểm tham quan du lịch, vừa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

- Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao

e) Thông tin và truyền thông

Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin và truyền thông theo hướng đa dạng, hiện đại, đồng bộ. Củng cố và phát triển mạng lưới truyền thanh từ huyện đến cơ sở, phấn đấu 100% người dân được nghe đài truyền thanh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, ....

Thực hiện cáp quang hóa truyền dẫn đến các huyện, các khu thương mại, du lịch… Chú trọng đầu tư hệ thống thông tin trên biển và trên bờ theo hướng hiện đại, phục vụ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng.

6. Về an ninh – quốc phòng

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân tạo thành hệ thống phòng thủ vững chắc trên toàn tuyến ven biển; xây dựng các tuyến đường kinh tế - quốc phòng, các công trình phòng thủ, khu hậu cứ, đảm bảo tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu, chủ động đối phó với mọi tình huống; bảo đảm an ninh chính trị, an ninh ven biển và trên biển, trật tự, an toàn xã hội.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tổ chức không gian phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

Về không gian đô thị, lấy thành phố Huế làm hạt nhân, cùng với việc xây dựng và phát triển thị xã Thuận An, Hương Trà, thành phố Chân Mây - Lăng Cô, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá ở các thị trấn trung tâm huyện lỵ, xây dựng mới các thị trấn trung tâm tiểu vùng Thanh Hà, Vinh Thanh, Vinh Hưng hình thành và phát triển hệ thống các điểm đô thị ở Điền Hương - Điền Lộc - Quảng Ngạn - Vinh Hà – Lộc Bình - Vinh Hiền... sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa của toàn vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá ở các thị trấn trung tâm huyện lỵ. Xây dựng mới các thị trấn trung tâm tiểu vùng Thanh Hà, Vinh Thanh, Vinh Hưng... Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn. Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị về giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Đầu tư khớp nối hạ tầng kỹ thuật giữa các đô thị lớn của tỉnh với các thị trấn và các điểm dân cư nông thôn của Vùng. Duy trì và phát triển liên kết với các thành phố lớn, các đô thị trong vùng miền Trung.

Xây dựng các làng cá có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đa dạng hoá ngành nghề, nhất là các nghề dịch vụ và chế biến thuỷ hải sản, từng bước hình thành các đô thị nghề. Lập dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy làng cổ Phước Tích, điêu khắc Mỹ Xuyên, hoa giấy Thanh Tiên....

Lồng ghép và huy động các nguồn lực thực hiện chương trình nhà ở và xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời, giải toả để xây dựng các công trình trọng điểm và định cư dân thủy diện.

2. Tổ chức không gian khu vực phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Đầu tư phát triển các KCN Tứ Hạ, Phong Điền, khu công nghiệp vùng cát làm hạt nhân thúc đẩy phát triển các điểm, cụm công nghiệp của Vùng. Phát triển các cụm công nghiệp phía Bắc theo tuyến nối Huế với Tứ Hạ - Quảng Điền - Phong Điền, tuyến Điền Hải - Ưu Điềm; phát triển cụm công nghiệp phía Nam theo các tuyến Huế - Thuận An, tuyến Huế - Phú Bài - Phú Đa - Vinh Thanh, tuyến Thuận An - Vinh Hưng - Lăng Cô.

- Hệ thống các làng nghề: Tạo thêm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp, du nhập các ngành nghề phi nông nghiệp vào nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại khu vực nông thôn và hiện đại hóa cư dân nông thôn, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh. Bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, thu hút nhiều lao động để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ.

Hình thành và tổ chức mối liên kết hữu hiệu giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, giữa khu vực sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa người sản xuất với các trung tâm nghiên cứu giống, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và bảo vệ thực vật...

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại làm cơ sở công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp. Phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ, phát triển đa dạng các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, tạo cơ hội giải quyết việc làm và tăng hệ số sử dụng thời gian lao động cho khu vực nông thôn.

Tăng cường cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn về giao thông, điện, mạng lưới chợ, thủy lợi, nước sinh hoạt và các dịch vụ khác tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn. Hoàn thiện cơ bản hạ tầng thiết yếu của nông nghiệp nông thôn, hoàn thành bê tông hoá giao thông nông thôn và kiên cố hoá kênh mương.

 Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các chương trình ổn định và đảm bảo an toàn lương thực, xóa đói giảm nghèo, tăng cường xây dựng hạ tầng nông thôn; phân bố lại lao động và dân cư lên vùng gò đồi, vùng cát nội đồng; tăng tỉ lệ ngành nghề và dịch vụ trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

3. Tổ chức không gian khu vực phát triển du lịch

- Phát triển các khu rừng sinh thái, cây xanh, công viên, khu bảo tồn thiên nhiên. Tôn tạo hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, một hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng ven bờ với các phụ hệ sinh thái đầm lầy, phụ hệ sinh thái cỏ nước, phụ hệ sinh thái đáy mềm, phụ hệ sinh thái mangrove, phụ hệ sinh thái bãi triều… Duy trì và phát triển các hệ sinh thái tiêu biểu cho đầm phá, nhất là các hệ sinh thái cửa sông, cửa biển, rừng ngập mặn; tạo môi trường ổn định phát triển các loại cỏ ngập nước, các nguồn thức ăn cho các loài chim di cư.

Khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái cửa sông Ô Lâu, Truồi, Đại Giang – Thiệu Hóa, Sông Hương, sông Bù Lu với đặc trưng của hệ là khối nước có độ mặn thấp, giàu dinh dưỡng, sinh vật phát triển, nguồn lợi thuỷ sản phong phú.

Hệ sinh thái rong có nước rộng nhất và quan trọng nhất trong vùng, có chức năng tự sản xuất, tạo ra năng suất cao cho hệ, chức năng cung cấp tạo nguồn thức ăn cho động vật và con người và chức năng là nơi sinh đẻ của nhiều loài tôm, cá, động vật không sương sống. Các bãi có biển chính là “cánh rừng dưới đáy đầm phá”.

Ổn định hệ sinh thái nông nghiệp ở ven rìa cửa sông đổ vào đầm phá. Các triều và bãi lầy đang được khai hoang trồng lúa 2 vụ hoặc 1 vụ. Có kế hoạch bảo vệ các đối tượng sinh vật đầm phá, như chim nước di trú vào đồng ruộng; hạn chế tác động của các quá trình xâm nhập mặn, ngập lụt.

 Phát triển các khu du lịch, các cụm, điểm du lịch, khai thác du lịch rừng ngập mặn Rú Chá, Cù Dù, du lịch làng nghề... Hình thành tuyến du lịch sinh thái biển và đầm phá Ô Lâu, Rú Chá, Tư Hiền - Cù Dù, Bạch Mã - Cảnh Dương – Lăng Cô - Sơn Chà. Hình thành bãi biển du lịch ở Điền Lộc, Quảng Ngạn, Hải Dương, phát triển khu du lịch biển Hải Dương, Vinh Thanh - Vinh Hiền; xây dựng  trung tâm văn hóa – du lịch vùng tại Thuận An. Xây mới các bến thuyền, cảng du lịch nội đầm phá, ven biển.

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

Định hướng chung, ưu tiên phát triển thủy lợi (bao gồm cả cấp nước sạch cho vùng đầm phá và hệ thống đê bao từ Phong Điền đến Phú Lộc) và hệ thống giao thông. Trước mặt tập trung ưu tiên công trình Cửa Lác, đường Tây phá, nâng cấp quốc lộ 49B từ Điền Hương đến Chân Mây và một số đường ngang.

1. Mạng lưới giao thông

Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, đảm bảo kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại gồm:

 1.1. Phát triển trục giao thông ven phá Tam Giang - Cầu Hai từ Phong Điền đến Phú Lộc thành đường liên kết Vùng song song với Quốc lộ 1A và hệ thống đường ngang:

a) Hệ thống trục dọc

- Nâng cấp, xây mới tuyến Tây phá Tam Giang – Cầu Hai từ Phong Bình (Phong Điền) – Vinh Hà (Phú Vang);

- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49B đoạn ven biển từ Phong Hoà – Hải Dương – cầu Ca Cút – Thuận An – Vinh Hiền - Lộc Bình - Quốc lộ 1A;

- Xây mới đường ven biển từ Thuận An – Tư Hiền - Chân Mây; trong đó, ưu tiên xây mới đoạn Tư Hiền – Cù Dù;

- Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Điền Hương – Quảng Ngạn;

- Xây mới đường tránh lũ Phong Thu (Phong Điền) - thị trấn Sịa (Quảng Điền);

b) Phát triển các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49 tới các trung tâm đô thị của Vùng và các trục giao thông liên kết Vùng:

- Nâng cấp, xây mới các tuyến đường ngang nối đường Tây phá – Quốc lộ 49B.

- Nâng cấp, xây mới tuyến đường ngang nối đường Tây phá – Quốc lộ 1A;

Nâng cấp, xây mới các tuyến đường ngang nối Tỉnh lộ 4 - đê sông Ô Lâu;

Xây mới tuyến thị trấn Phong Điền - Tỉnh lộ 6 - cầu Hòa Xuân - cầu Thiềm - Thị trấn Điền Lộc;

Nâng cấp, mở rộng tuyến Phong Hiền – Quảng Lợi;

Nâng cấp, xây mới các tuyến đường ngang từ Tỉnh lộ 4 đến các xã vùng trũng của huyện Quảng Điền;

- Nâng cấp, xây mới hệ thống giao thông rẽ nhánh đến các xã ven phá.

1.2. Xây dựng các cầu và bến neo đậu tàu thuyền

- Ưu tiên xây dựng cầu Cửa Lác kết hợp nâng cấp đập ngăn mặn nối tỉnh lộ 4 với Quốc lộ 49B.

- Xây dựng mới 02 cầu: Vĩnh Tu (Quảng Điền) và Hà Trung (Phú Vang).

- Nâng cấp các tuyến đường thuỷ: khơi thông và ổn định các tuyến giao thông đầm phá tới các điểm du lịch sinh thái, hoàn thiện mạng lưới báo hiệu. Nâng cấp, mở rộng cảng Thuận An, phát triển hệ thống cảng chuyên dụng, cảng du lịch; đầu tư các bến neo đậu tàu thuyền Thuận An, Cầu Hai.

2. Hệ thống thủy lợi và đê đầm phá

- Phát triển hệ thống cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trên hệ thống các sông: Xây mới hồ Thủy Yên - Thủy Cam, hồ chứa Ô Lâu;

- Phát triển hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt vùng cát ven biển: Xây dựng hệ thống thủy lợi Quảng Lợi - Quảng Thái (trạm bơm Tây Hưng 1,2); xây dựng hệ thống thủy lợi 3 vùng Ninh, Hòa, Đại; An, Sơn, Bổn; Đa, Hà, Thái; đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Quảng Công - Quảng Ngạn; nâng cấp các hồ, đập, trạm bơm cho vùng cát;

- Kiên cố hóa hệ thống đê biển. Nâng cấp hệ thống đê đầm phá.

- Hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương. Nâng cấp đê Đông Tây - Ô Lâu. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang-Thiệu Hóa, đê bao vùng, đê nội đồng, chống xói lở bờ sông.

- Nạo vét hạ lưu sông Hương; nạo vét các trục tiêu hạ lưu sông Ô Lâu, hạ lưu sông Bồ: trục tiêu Diên Hồng-Hà Đồ, Ngã Tư - An Xuân - Quán Cửa; nâng cấp các cống tiêu vùng (Cầu Long, Cống Quan...)

3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Hoàn thành hệ thống cung cấp nước với mức tiêu dùng bình quân đạt 80-100lít/người/ngày

- Hoàn thành hệ thống cấp nước các đô thị và vùng phụ cận Thừa Thiên Huế. Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt vùng ven biển, đầm phá.

- Xây dựng nhà máy cấp nước hồ Truồi, Thủy Yên - Thủy Cam. Nâng cấp mở rộng nhà máy nước Huế, Tứ Hạ, Hòa Bình Chương.

4. Mạng lưới cấp điện

Xây dựng mới kết hợp với cải tạo hệ thống lưới điện trung, hạ thế. Nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo an toàn, ổn định chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng các đô thị, đảm bảo thẩm mỹ cảnh quan trong các khu đô thị và du lịch.

5. Kết cấu hạ tầng các lĩnh vực xã hội

- Hoàn thành việc xây dựng mạng lưới trụ sở UBND xã, cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa theo hướng đa mục tiêu. Thực hiện việc kiên cố hóa trường học, các công trình y tế; phát triển các công trình thể thao cơ bản cấp phường/xã/thị trấn. Hoàn thành hạ tầng thiết yếu ở các khu tái định cư về điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt.

- Từ nay đến năm 2020 xây dựng thêm 2 trường phổ thông trung học, 2 trường dạy nghề, 01 trường cao đẳng nghề (hoặc trung cấp nghề) cấp vùng; xây dựng 1 bệnh viện cấp vùng ở phía Nam vùng đầm phá.

VI. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vừa là vùng đặc thù kinh tế, vừa là khu dự trữ môi trường sinh quyển. Do đó, lấy du lịch làm mũi nhọn để phát triển nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học trong việc bảo tồn nguồn gen thủy đặc sản đầm phá. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước. Hình thành Bảo tàng thiên nhiên vùng đầm phá, ngập nước.

Bảo tồn và phát triển dải rừng sinh thái ven biển ngập mặn dọc sông Ô Lâu, Rú Chá (Hương Trà), cửa sông Bù Lù (Phú Lộc)... Bảo tồn nguồn gen thủy đặc sản. Bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên.

- Ưu tiên đầu tư cho chương trình chống xói lở bờ sông, bờ biển và ổn định các cửa biển: Hòan thành dự án xử lý khẩn cấp chống sạt lở bờ biển Hải Dương và chỉnh trị luồng cảng Thuận An (hợp phần 1, giai đoạn 1 và giai đoạn 2). Dự án xử lý khẩn cấp chống sạt lở bờ biển Phú Thuận (giai đoạn1 và 2), dự án ổn định cửa biển Tư Hiền; xúc tiến các dự án chống xói lở bờ sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, Cầu Hai, Bù Lu...Xử lý bồi lắng cửa sông, cửa biển, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Thực hiện các giải pháp tổng hợp phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra. Xây dựng chương trình di dân, tái định cư vùng sạt lở, vùng vi phạm hành lang thoát lũ, bảo vệ công trình thủy lợi; đầu tư hệ thống cảnh báo lũ, bão; xây dựng các khu tránh trú bão cho tàu thuyền;

- Nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và xử lý các công trình trên sông chính do tác động của hệ thống hồ chứa đầu nguồn đến nguồn lợi thủy sản nói riêng và hệ sinh thái vùng đầm phá để đảm bảo phát triển bền vững.

- Nâng cao năng lực quản lý, truyền thông, tập huấn sử dụng nước và quản lý vệ sinh môi trường. Lập đề án quy trình vận hành, phối hợp điều tiết nước các hồ chứa, kết hợp các đập, cống ngăn mặn trên sông Hương, sông Bồ sử dụng tổng hợp nguồn nước.   

- Đầu tư phát triển mạng lưới quan trắc khí hậu và môi trường có công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phòng tránh thiên tai, ưu tiên đầu tư trạm quan trắc ở Thuận An, hệ thống cảnh báo lũ trên các sông. Chuẩn bị ứng phó các hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu, thời tiết; xây dựng phương án phòng tránh hiện tượng nước biển dâng.

- Thực hiện tốt việc bảo vệ và phát triển dải rừng sinh thái ngập mặn, hệ thống rừng phòng hộ ven biển chống cát bay, xói lở bờ biển. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nhất là khu vực dân cư đầm phá, các công trình xử lý nước thải công nghiệp, đô thị, khu du lịch, thực hiện đánh giá tác động môi trường và triển khai giám sát các dự án khi đi vào hoạt động.

VII. Về các chương trình trọng điểm và dự án ưu tiên đầu tư.

1. Các chương trình trọng điểm sau:

-     Chương trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

-     Chương trình tái định cư dân thủy diện và phát triển sinh kế.

-     Chương trình bảo vệ môi trường và bảo tồn gen

-     Chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

-     Chương trình phát triển du lịch.

-     Chương trình phát triển thủy sản

-     Chương trình phát triển công nghiệp - TTCN

2. Các dự án ưu tiên:

a) Giai đoạn 2009 - 2015

(1) Phát triển mạng lưới giao thông:

Xây mới cầu kết hợp nâng cấp đập Cửa Lác;

Xây mới và hoàn chỉnh toàn tuyến đường Tây phá Tam Giang – Cầu Hai từ Phong Bình (Phong Điền) – Vinh Hà (Phú Vang);

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49B từ Phong Điền – Hải Dương – cầu Ca Cút – Thuận An – Vinh Hiền - Lộc Bình – Quốc lộ 1A;  

Xây mới đường ven biển Tư Hiền – Cù Dù;

Xây dựng mới cầu Hà Trung.

Nâng cấp, xây mới các tuyến đường ngang nối đường Tây phá – Quốc lộ 49B.

Nâng cấp, xây mới tuyến đường ngang nối đường Tây phá – Quốc lộ 1A;

Nâng cấp, xây mới hệ thống giao thông rẽ nhánh đến các xã ven phá

Xây mới các bến thuyền, cảng du lịch nội đầm phá, ven biển.

(2) Phát triển hệ thống thủy lợi:

- Xây mới hồ Thủy Yên – Thủy Cam;

- Xây dựng hệ thống nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt vùng cát ven biển: Hòan chỉnh hệ thống thủy lợi vùng Ninh, Hòa, Đại; nâng cấp các hồ, đập, trạm bơm; mở rộng hệ thống cấp nước sản xuất Quảng Công - Quảng Ngạn.

- Kiên cố hóa hệ thống đê biển. Nâng cấp hệ thống đê Đông – Tây.

- Nâng cấp đê sông Đại Giang-Thiệu Hóa, đê bao đồng, đê nội đồng.

- Nạo vét các sông hói chính: nạo vét các trục tiêu hạ du sông Hương, hạ lưu sông Ô Lâu, các sông hói hạ lưu sông Bồ: trục tiêu Diên Hồng - Hà Đồ, Ngã Tư – An Xuân – Quán Cửa; nâng cấp các cống tiêu vùng.

- Phát triển hệ thống nước sạch :

+ Nâng công suất nhà máy nước Huế, Tứ Hạ, Hòa Bình Chương

+ Xây mới nhà máy nước hồ Truồi

+ Hoàn thành hệ thống cấp nước sinh hoạt vùng ven biển, đầm phá.

(3) Phát triển hạ tầng xã hội:

- Hoàn thành kiên cố hóa các trường mầm non, phổ thông hướng tới đạt chuẩn quốc gia, hoàn thành việc xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huyện, bảo đảm mỗi huyện có một trường dạy nghề.

- Hoàn thành việc xây dựng các công trình y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân (phòng khám đa khoa Vinh Giang, Điền Hải, Thuận An... ); kiên cố và tầng hoá các trạm y tế xã, đầu tư trang thiết bị đồng bộ theo chuẩn Quốc gia. Xây mới bệnh viện cấp vùng ở phía Nam vùng Đầm phá.

- Hoàn thành các thiết chế văn hoá, thể thao cấp cơ sở.

- Xây dựng trung tâm văn hóa du lịch đầm phá cấp vùng tại Thuận An

b) Giai đoạn 2016-2020

- Xây mới đường ven đầm Cầu Hai phía Tây từ Mũi Né – Lộc Bình;

- Xây mới đường tránh lũ Phong Thu – thị trấn Sịa;

- Hoàn thành các tuyến đường ngang nối các khu kinh tế, khu du lịch, cụm dân cư với hệ thống Quốc lộ và đường liên kết Vùng theo trục dọc;

- Xây dựng mới cầu Vĩnh Tu;

- Xây mới hồ chứa Ô Lâu;

- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi vùng An, Sơn, Bổn; Đa, Hà, Thái;

- Hoàn thành đê bao vùng, đê nội đồng;

- Tiếp tục nạo vét các sông hói chính;

- Xây dựng nhà máy cấp nước Thủy Yên - Thủy Cam;

- Xây dựng thêm 2 trường phổ thông trung học;

- Xây dựng 01 trường cao đẳng (hoặc trường trung cấp nghề) cấp vùng.


Chương III

CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG VỚI VÙNG
ĐẦM PHÁ TAM GIANG
- CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

---

1. Các phương thức huy động vốn đầu tư phát triển vùng đầm phá

Để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng cho vùng Dự án khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng (theo giá HH) - khoảng 475 triệu USD, thời kỳ 2009 - 2015 khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng (theo giá HH) - khoảng 237 triệu USD, thời kỳ 2016-2020 khoảng 4,3 nghìn tỷ đồng (theo giá HH) - khoảng 238 triệu USD.

Đề xuất áp dụng cho vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai các phương thức huy động vốn đa dạng, từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA, trái phiếu Chính phủ), các quỹ phát triển, phát hành trái phiếu công trình..., thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh.

1.1. Về đầu tư của Trung ương

- Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được Trung ương ưu tiên hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách Trung ương (cùng với ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế) để thực hiện Đề án (Bắt đầu từ năm 2009). Giai đoạn 2009 – 2015, ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, bao gồm: Nâng cấp quốc lộ 49B; nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tây phá; xây mới cầu kết hợp nâng cấp đập Cửa Lác; xây mới 02 cầu Vĩnh Tu, Hà Trung; nâng cấp cảng Thuận An, hệ thống thủy lợi; hệ thống cấp nước, xử lý chất thải,...

- Ưu tiên áp dụng các phương thức huy động vốn đa dạng, từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm chương trình mục tiêu, mục tiêu quốc gia, ODA, trái phiếu Chính phủ, các quỹ phát triển Trung ương, phát hành trái phiếu công trình...,) để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế xã hội.

1.2. Các hình thức huy động vốn khác

- Tổ chức phát hành trái phiếu công trình đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Kêu gọi các nhà đầu tư từ các thành phố lớn trong nước, Việt kiều ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là các nhà đầu tư từ Pháp)

2. Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

- Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được Trung ương ưu tiên hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện Đề án

- Ưu tiên áp dụng các phương thức huy động vốn đa dạng từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm chương trình mục tiêu, mục tiêu quốc gia, ODA, trái phiếu Chính phủ, các quỹ phát triển Trung ương, phát hành trái phiếu công trình...,) để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế xã hội.

- Cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù như đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức phát hành trái phiếu công trình đối với những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Cho phép áp dụng một số chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực và chuyển đổi nghề cho người lao động như đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực và chuyển đổi nghề cho người lao động

3.1- Đối với cán bộ, công chức 

- Đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính nâng phụ cấp đặc biệt đối với các xã vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Nghiên cứu mở rộng chế độ phụ cấp thu hút do các Bộ, ngành Trung ương quy định.

- Nghiên cứu nâng mức trợ cấp khó khăn, trợ cấp thu hút hiện nay, mở rộng các chế độ đãi ngộ của tỉnh Thừa Thiên Huế cho cán bộ, công chức đến công tác tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai như áp dụng các chính sách đãi ngộ về hỗ trợ một lần, về nhà ở, đất ở...

3.2- Đối với lao động tại các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi về lương bổng trên cơ sở được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

3.3- Đối với người lao động trong vùng đầm phá

Tỉnh Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ về đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sang các ngành nghề dịch vụ, du lịch và bố trí việc làm tại các cơ sở kinh doanh.

Các huyện, xã chủ động xây dựng chương trình hành động để triển khai hiệu quả đề án.

 

Phần III

KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

I   KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020” và ban hành cơ chế chính sách áp dụng cho vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế để tỉnh có điều kiện triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn

- Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương định hướng cho một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và ưu tiên vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Công Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên môi trường, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng  Kế hoạch phối hợp hành động chung thực hiện đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” và lập kế hoạch cụ thể theo từng lĩnh vực sau: Giao thông vận tải, Du lịch, Nông nghiệp – nông thôn và Công nghiệp chế biến, Nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, Công nghệ và Môi trường.

- Cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù cho vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế để tạo điều kiện cho tỉnh có điều kiện triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Ban chỉ đạo chung để thực thi đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020. Thành viên của ban chỉ đạo bao gồm: đại diện của UBND tỉnh (đồng chí Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban), chủ tịch UBND các huyện thuộc vùng đầm phá và các Sở, ban, ngành quan trọng khác có liên quan...

- Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức xúc tiến đầu tư chung với phương châm kêu gọi các nhà đầu tư từ các thành phố lớn trong nước, Việt kiều của Thừa Thiên Huế ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức đoàn thể  tham gia thực hiện Đề án.

 

---------------------------------------

( Đăng Kỳ )Theo SKHĐT

duyenky07@yahoo.com.vn

     

 

 

 

 
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4554
  THƯ CHÚC TẾTCỦA ĐẢNG ỦY-ỦY BAN XÃ ĐIỀN HÒA  [15.01.2020 14:16]
  NGƯỜI QUÊ TÔI Ở XÃ EAHU HUYỆN CƯ KUIN ĐĂK LĂK  [02.06.2017 08:22]
  NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ Ở QUÊ  [31.05.2017 16:31]
  Ôn cố tri tân: “PHONG LAI TÁC NGHỆ, THẾ CHÍ CANH ĐIỀN”  [26.05.2017 17:19]
  QUÊ TÔI CÓ ĐƯỜNG TRƯA-HÀNG DỪA  [28.12.2016 23:08]
  Cá dét đồng quê, ai đi xa cũng nhớ  [17.06.2016 13:30]
  Qua đò Tam Giang  [14.11.2015 14:03]
  Một Thoáng Quê Hương.  [25.10.2015 22:55]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Hà Thiên Minh   15 - 03
Đặng Văn Minh   01 - 03

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan