Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 18/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst530.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Giữ nghề thủ công truyền thống không bị mai một [26.08.2009 16:50]
Xem hình
Chạm Khắc (Ảnh: TmT )

Phong Điền, Quảng Điền là 2 huyện nằm ở phía bắc TT Huế. Đây là những huyện có diện tích tương đối lớn và có sự đa dạng về địa hình, địa vật, có bề dày về lịch sự, phong phú về văn hoá, xã hội. Đây cũng là nơi còn lưu giữ những di tích văn hoá - lịch sử quan trọng và lưu truyền nhiều ngành nghề truyền thống đặc sắc trong dân gian hàng trăm năm nay như: Mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, đan lưới Vân Trình, đệm bàn Phò Trạch, Vàng Kế Môn, Điền Môn....(ở Phong Điền), thúng múng Bao La- Thuỷ Lập, nón Phú Lễ, bún ô Sa...(ở Quảng Điền)...

Tuy nhiên, sau 1975, các ngành nghề truyền thống này tuy vẫn tồn tại nhưng mai một dần. Nếu như trước đây cả xóm, cả làng đều làm nghề, hình thành nên cả làng nghề nức tiếng trong Nam, ngoài Bắc thì sau đó, chỉ còn một số hộ bám trụ với nghề. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, nghề không nuôi nổi người, sản phẩm làm ra không bán được...nghề truyền thống mất dần sức sống nội tại của nó. Nghệ nhân bỏ nghề hoặc bỏ làng đi nơi khác kiếm sống, lớp con cháu nối nghiệp không có người chỉ dẫn, nhiều ngón nghề dần thất truyền.

Chính vì vậy việc duy trì, khôi phục và phát triển làng nghề trở nên cấp bách. Và vào trung tuần tháng 4/2009 UBND tỉnh TT Huế đã phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống giai đoạn 2009-2015. Đề án nhằm khôi phục, phát triển nghề và làng nghề một cách bền vững; đa dạng hóa sản xuất theo hướng sản xuất tập trung trong các cụm công nghiệp. Gắn sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình dịch vụ khác để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, khôi phục lại nếp sinh hoạt cộng đồng của làng nghề, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân nông thôn bằng chính nghề truyền thống của mình. 
 

Có nhiều tổ hợp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lớn tại khu quy hoạch làng nghề
tại xã Phong Hòa huyện Phong Điền.
Ảnh: TmT

Vài tháng sau khi UBND tỉnh phê duyệt đề án này, chúng tôi quay trở lại nơi mà từ năm 2004, chúng tôi đã có chuyến đi thực tế đề tìm hiểu về sự mai một của nghề truyền thống ở Huế. Nếu như mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên ( Phong Hoà, Phong Điền) vào thời điểm đó chỉ đang hoạt động cầm chừng ở quy mô hộ gia đình, số lượng sản phẩm làm ra hàng tháng thấp, khó tiêu thụ, nguồn nguyên liệu quý ngày càng khan hiếm thì đến khoảng giữa năm 2005 cho đến nay đã xuất hiện những tổ hợp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lớn tại khu quy hoạch làng nghề tại xã Phong Hòa huyện Phong Điền. Doanh nghiệp tư nhân mộc mỹ nghệ và dân dụng Thường Trực là một trong số những doanh nghiệp được hình thành trong giai đoạn này. Đến nay, doanh nghiệp này đã tạo công ăn việc làm cho 25 thợ cả, thợ chạm, thợ mộc với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng/người.

Anh Lê Thường Trực – GĐ DNTN Thường Trực cho biết: “ trước đây cơ sở của anh sản xuất chủ yếu là mặt hàng thủ công mỹ nghệ như tượng, đồ lưu niệm, đồ gỗ nội thất, nhưng do khách hàng đối với mặt hàng này có yêu cầu rất cao về nguyên liệu sử dụng, phải là gỗ cao cấp trong khi gỗ nhóm 1 ngày càng khó kiếm, nếu có thì giá cả rất đắt đẩy giá sản phẩm lên khá cao, rất kén người mua. Vậy nên thời gian gần đây doanh nghiệp của anh  chuyển hướng tập trung chủ yếu vào nhà rường. Do nhu cầu của thị trường những năm trở lại đây ưa chuộng nhà rường".
Anh Trực cho biết thêm: “ khách hàng thường là người dân ở các tỉnh phía Nam”
 


Thị trường những năm trở lại đây ưa chuộng nhà rường. Ảnh: TmT

Ở Phong Điền, thấy rõ nhất là sự hồi sinh của nghề gốm Phước Tích. Một làng nghề thịnh vượng có truyền thống lâu đời trong vòng 500 năm nay.  Thế nhưng đến trước năm 2009, số người biết nghề gốm còn chưa đến 10 người. Đầu năm 2009, với sự hỗ trợ của cộng đồng Pháp ngữ vùng Walomine (Bỉ) phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt nam hỗ trợ xây dựng lò nung nhiệt độ cao tại Phước Tích, thì bắt đầu các lò gốm đỏ lửa trở lại. Trong lòng làng cổ Phước Tích, mới đây những người thợ trẻ đã thành lập HTX gốm Phước Tích, cho ra lò những mẻ gốm đầu tiên sau hàng chục năm bỏ nghề.

Cùng với nghề gốm, nghề mộc, nhiều nghề thủ công truyền thống khác ở Phong Điền cũng đang đứng trước cơ hội khôi phục và phát triển, như nghề làm rượu  Cườm ở Phong Chương,  nghề đan lưới ở Vân Trình, đệm bàn ở Phò Trạch, kim hoàn ở Kế môn, Điền môn…

Ông Lê Thành Bắc – Trưởng phòng Công Thương huyện Phong Điền khẳng định: “Trước đây đa số các hộ dân làm nghề có quy mô hộ gia đình, sản xuất quy mô nhỏ; Từ khi có chủ trương của tỉnh về việc thành lập các làng nghề, UBND huyện đã quy hoạch cụm làng nghề, hỗ trợ nguỗn vốn ưu đãi, vốn khuyến công cho các hộ dân đầu tư mua thiết bị máy móc, mở rộng cơ sở sản xuất, bước đầu có kết quả tích cực. đến nay ở mỗi làng nghề đều đã xuất hiện những đơn vị hợp tác sản xuất lớn, các doanh nghiệp tư nhân làm đầu mối sản xuất, thu gom hàng, bao tiêu sản phẩm cho các hộ làm nghề...Nổi bật là các DNTN nước mắm Cảnh Vân, DNTN mộc mỹ nghệ Thường Trực, HTX Nông nghiệp Phò Trạch với nghề Đệm Bàn, HTX gốm Phước Tích...một số mặt hàng cũng đã đăng ký thương hiệu sản xuất hàng hoá như nước mắm Cảnh Vân, rượu Cườm Phong Chương...”

Ở Quảng Điền cũng vậy, từ khi UBND tỉnh có chủ trương khôi phục, thành lập các làng nghề với nhiều ưu đãi như xây dựng hạ tầng làng nghề, đào tạo nghề, tham quan học tập, thiết kế mẫu, cung cấp thông tin thị trường xà xử lý môi trường cho các làng nghề thì nhiều nghề truyền thống được địa phương quan tâm, phát triển. Đơn cử như nghề đan lát, thúng mủng Bao La xã Quảng Phú. Một nghề có từ 100 năm nay đang được người dân hào hứng khôi phục lại. Cụ thể là từ 1997 đến nay đã có 200 hộ/ 280 hộ dân trở lại làm nghề. Trong đó, vai trò của HTX mây tre đan Bao La là không nhỏ.

Ông Võ Huế, trưởng thôn Bao La cho biết hiện nay HTX đã tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 126 xã viên, tạo việc làm thời vụ cho khoảng 70 nông dân lúc nông nhàn. Thu nhập tuy chưa phải là cao, nhưng so với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì ổn định hơn nhiều.  

Ông Võ Văn Vinh- Chủ nhiệm HTX mây tre đan Bao La hào hứng với kế haọch mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm này: “Vừa qua HTX đã đưa hàng vào bán thử tại siêu thị trong TP Hồ Chí Minh và Nha Trang, kết quả bước đầu rất tốt, hàng bán chạy và siêu thị đề nghị HTX tiếp tục gửi hàng mẫu vào. Tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục gửi hàng vào các tỉnh phía Nam chào bán và tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ để tìm kiếm thêm bạn hàng.”

Cách đây mấy năm chúng tôi về làng bún Ô sa, xã Quảng Vinh thì nơi đây chỉ còn trên chục hộ làm bún với sản lượng bún làm ra khá thấp khoảng 1 tạ/ ngày/ hộ thì nay ở làng bún nổi tiếng này đã có 62/135 hộ làm bún với trên 100 lao động có nghề. Mỗi ngày có hộ làm ra vài ba tạ bún tươi ra thị trường. Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất tại hộ gia đình của anh Mai Tịnh, một người làm bún lâu năm ở Ô Sa. Anh là người đầu tiên đứng ra làm bún khô, đầu tư vài chục triệu đồng từ vốn khuyến công của huyện và vốn may mua máy móc làm bún. Với loại bún khô này, bún giữ được lâu hơn, giá cao hơn và địa bàn tiêu thụ mở rộng hơn so với bún tươi. Anh Mai Tính - láng bún Ô Sa xã Quảng Vinh cho biết anh đang chuẩn bị đăng ký thương hiệu cho loại bún khô, và tiếp tục đầu tư máy móc để tăng công suất làm bún hướng đến việc đưa loại bún khô này ra thị trường trong và ngoài tỉnh. 

Các làng nghề thủ công truyền thống ở các huyện khu vực phía bắc TT Huế đang hồi sinh một cách kỳ diệu.

 Những cư dân làng nghề cũng đã bắt đầu yên tâm, tin tưởng rằng với nghề thủ công đặc sắc cha ông truyền lại từ hàng trăm năm nay, họ có thể học hỏi, sáng tạo và phát triển.

Từ các làng nghề, hàng trăm ngàn sản phẩm xuất đi mỗi năm, thu về nguồn lợi kinh tế khá lớn. Đó là sự đảm bảo cho tương lai khi người dân đã có thể sống được với nghề truyền thống của quê hương mình.

Và niềm hi vọng đã được nhen nhóm - từ những người giữ lửa. Các nghề thủ công truyền thống đặc sắc ở Tt Huế sẽ không còn nỗi lo bị mai một dần.

                                          Đăng Kỳ ( Theo TRT )      

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4678
  VÀI SUY NGHĨ VỀ DU LỊCH ĐẦM PHÁ  [26.08.2009 21:34]
  Tam Giang, cá nước chim trời  [19.08.2009 22:32]
  Một thoáng Phong Điền  [18.08.2009 12:04]
  Phóng Sự : CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC  [13.08.2009 17:38]
  Phong Điền - Điểm hẹn cho du lịch sinh thái  [11.08.2009 09:06]
  Chiều Tam Giang - Võ Ngọc Lan  [10.08.2009 18:52]
  Du lich biển và đầm phá - Hướng đi của du lịch Huế  [09.08.2009 23:45]
  Ẩm thực dân dã Huế qua ống kính  [09.08.2009 11:53]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3 ... 24, 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan