Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 19/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst603.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Con chữ vượt phá Tam Giang [21.09.2009 10:06]
Xem hình
Hơn 3 năm dạy học bên phá, cô giáo này vẫn không giấu được lo lắng mỗi khi lên đò về nhà

Mùa đông về giữa mênh mông đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế). Bến đò Sịa lạnh ngắt, thuyền ghe rút chuyến nép vào bờ trú đông, gió lớn từ biển khơi vẫn thốc về những đợt sóng dữ dằn.

Ít người mạo hiểm vượt đầm phá qua vùng Quảng Công, Quảng Ngạn vào ngày đông gió to.

Chỉ có những thầy cô giáo vẫn ngày hai buổi chông chênh cưỡi sóng đến trường.

Hiểm nguy từng ngày

Tôi dậy sớm để mong được “cùng hội cùng thuyền” với tốp giáo viên trẻ người thành phố trên chuyến đò ngang vượt sóng nước buổi rạng đông sang vùng đất bên kia phá Tam Giang.

Mùa mưa, sóng to dồn dập, đò buộc phải giảm chuyến, những hành khách như chúng tôi đành nhường chỗ cho thầy cô giáo đi trước để kịp giờ dạy học. Phải đến hơn 8 giờ sáng, sau khi phục vụ xong các hành khách ưu tiên, ông lái đò mới tất bật quay lại chở chúng tôi qua phá.

Nghe tôi bắt chuyện về học hành, chữ nghĩa của con em bên kia phá, vẻ mặt ỉu xìu do suốt đêm kẹt đò mất ngủ của ông Sơn bỗng phấn chấn: “Có trường mới rồi anh ạ.

Cũng nhờ nhiều giáo viên không ngại nguy hiểm vượt phá về dạy học, nên tỷ lệ con em bỏ học tại hai xã Quảng Công, Quảng Ngạn đã giảm mạnh”. Cách đây chừng 4- 5 năm, Quảng Công và Quảng Ngạn là hai xã biển có số học sinh nghỉ học giữa chừng trong một học kỳ lên đến con số hàng trăm. Địa phương lại chưa có trường cấp ba.

Tôi từng tận mắt chứng kiến cảnh những em học sinh nữ xã Quảng Công gầy yếu vừa học xong lớp 9, có em còn chưa kịp tốt nghiệp, mang đơn viết vội trên giấy tập bằng nét chữ học trò ngô nghê, đến năn nỉ Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Bĩnh xác nhận để “Nam tiến” kiếm việc làm trước tuổi.

Tình hình nay đã khác, chỉ sau 2 năm hình thành trường THCS&THPT Tố Hữu, đã có hơn 700 học sinh các địa phương khó khăn ven biển huyện Quảng Điền vào được cấp 3, khóa đầu chỉ 177 học sinh theo học, khóa thứ 3 đã tăng lên 350 em.

Mải trò chuyện với ông Sơn, đò đã chạm bờ bên kia sau non một giờ đồng hồ “chơi bập bênh” qua gần 3 cây số mặt nước đầm phá ào ạt sóng lớn. Tôi gặp lại Chủ tịch Nguyễn Văn Bĩnh.

Vẻ mặt u ám ngày nào khi bấm bụng cầm bút ký đơn cho con em địa phương đi xa kiếm cơm nay đã tan biến, thay vào đó là sự phấn khởi lộ rõ trên khuôn mặt của ông Chủ tịch xã luống tuổi.

Dải đất Quảng Công, Quảng Ngạn đang quy tụ trên 100 giáo viên các cấp về đây “ươm chữ”. Trong đó, phần nhiều còn trẻ tuổi và độc thân. Mỗi ngày có hàng chục giáo viên phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy sóng nước.

Thầy giáo trẻ dạy môn Toán Lê Văn Hùng mà tôi gặp là một trong những người sống xa trường hơn cả. Hùng ở thành phố Huế, ra trường một thời gian ngắn đã xung phong về miền gió cát bên kia phá dạy học.

Mùa mưa lũ, mùa gió bấc là khoảng thời gian đi dạy học gian khổ nhất đối với những giáo viên vừa mới chân ướt chân ráo vào nghề như Hùng.

Đã không biết bao lần, nhiều thầy cô giáo bơi trong mưa lũ ra đến bến Cồn Tộc để cố qua phá dạy học thì đò ghe bị cấm chuyến do trời nổi gió to, tiến thoái lưỡng nan, họ chỉ còn cách gửi lại xe máy trong dân rồi dò dẫm lội ngược nước lụt tìm đường về nhà.

Gian nan đâu chỉ ngày mưa

Thầy giáo trẻ Lê Quý Phú (dạy môn Hóa trường Tố Hữu) nghe đề cập chuyện khó khăn thường ngày của giáo viên, vội nói thêm.

 Có cô giáo mới ra trường được phân công về dạy môn Văn. Khi ra mắt nhà trường còn có cả người nhà đi cùng để động viên.

Sau buổi đó cô giáo ra về và “một đi không trở lại”. Hỏi ra mới hay, từ trường quay về nhà gặp lúc đầm phá nổi gió lớn suýt làm lật đò, cô giáo trẻ quá hãi hùng nên không bao giờ dám quay về trường

“Ngay cả lúc bình thường, giáo viên đi dạy phải qua 3 chặng đường khác nhau. Xe máy chỉ chạy đến bến Cồn Tộc phải gửi lại để qua đò, hết đi đò lại lội bộ tới trường”.

Thầy giáo Nguyễn Đăng Tiếp - Q.Hiệu trưởng trường Tố Hữu- cho biết thêm, cơ sở I gần bến đò Vĩnh Tu nên còn đỡ khổ.

Cơ sở II về sâu trong khu dân cư thêm mấy cây số, nếu không có xe xin đi nhờ, anh em giáo viên sau khi qua đò phải đi bộ tiếp đến trường.

Mới về làm quản lý tại trường Tố Hữu gần hai năm nay, thầy Tiếp đã ba lần chứng kiến cảnh giáo viên bỏ việc ngay trong ngày đầu tiên đến nhận công tác.

Giọng thầy Tiếp chùng lại: “Hôm đó buổi trưa, đang ăn vội hộp cơm “sinh viên” thì có hai em nữ mới ra trường về liên hệ công tác. Tại phòng hội đồng, số giáo viên xa nhà người ngồi kẻ nằm, đang dùng tạm bàn ghế hội họp để nghỉ ngơi hoặc tranh thủ đọc tài liệu, “ôn” giáo án củng cố cho bài giảng buổi chiều.

Có người vì mệt mỏi phải chịu khó ngả lưng lên cả tấm đệm cũ rách dùng học thể dục của học trò... Chứng kiến điều kiện “tướng- sĩ” cùng sinh hoạt kham khổ và khiếp sợ sông nước, hai em đã bỏ dạy ngay sau buổi đầu về trường.

Một lần khác có cô giáo mới ra trường được phân công về dạy môn Văn. Khi ra mắt nhà trường còn có cả người nhà đi cùng để động viên, nhưng đó cũng là buổi chia tay “một đi không trở lại” của cô giáo trẻ. Hỏi ra mới hay, từ trường quay về nhà gặp lúc đầm phá nổi gió lớn suýt làm lật đò, cô giáo trẻ quá hãi hùng nên không bao giờ dám quay về trường”.

Dứt câu chuyện của thầy Tiếp, tôi chợt nhớ một cán bộ xã Quảng Công từng kể: Bao năm nay, nhiều giáo viên vượt phá dạy học không chỉ trở nên gan lì trước sóng gió, mà còn có tấm lòng yêu trẻ, sợ các em thất học nên dám hy sinh cả hạnh phúc riêng tư.

Có nữ giáo viên vì cách trở đò giang mà đến gần 50 tuổi mới lập gia đình sau khi được chuyển công tác về một ngôi trường gần thành phố. Tôi cũng được nghe nhiều giáo viên trường Tố Hữu thổ lộ, khó khăn đủ bề là vậy, nhưng phải sau năm 2010 họ mới dám mơ về một ngôi nhà công vụ làm nơi sinh hoạt nghỉ ngơi ngoài giờ lên lớp.

Còn tất cả cơ sở vật chất khiêm tốn, cũ kỹ hiện có phải dành ưu tiên phục vụ học sinh vùng đất khó khăn này. Cũng sau năm 2010, khi công trình cầu Ca Cút có trị giá đầu tư trên 300 tỷ đồng hoàn thiện, nối liền đôi bờ phá bao đời nay cách trở việc, việc trồng người bên kia sông nước Bắc Tam Giang mới có thể bớt nhọc nhằn, gian khổ.

Đăng Kỳ ( Theo Báo Tiền Phong )

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4260
  Huế ngập trong nước và rác  [02.10.2009 16:46]
  Lũ lụt ngập nặng, gây khó khăn đời sống dân sinh, sản xuất  [02.10.2009 13:03]
  Khi bão qua, lũ tới  [30.09.2009 22:42]
  Tường trình trực tuyến bão số 9 :Bão vào Quảng Nam, ít nhất 26 người chết  [29.09.2009 23:49]
  Đắng lòng vì lúa ngập nước  [07.09.2009 22:57]
  Huế ngập trong lũ sớm, người dân Cố đô lao đao  [05.09.2009 23:37]
  Chùm ảnh: Cào hến trên phá Tam Giang  [01.09.2009 22:59]
  VÀI SUY NGHĨ VỀ DU LỊCH ĐẦM PHÁ  [26.08.2009 21:34]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3 ... 23, 24, 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan