Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 29/03/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst651.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Đèo Hải Vân [11.10.2009 20:23]
Xem hình
Đèo Hải Vân

Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía nam của vùng đất này.

Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496m so với mực nước biển; cách Huế 77,3km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28,7km về phía bắc.

Từ thời xa xưa, đỉnh đèo ấy nằm trên “đường Thiên lý”, sau đó gọi là “đường Quan lộ” hoặc “đường Cái quan” và nay là đường Quốc lộ 1A. Vì nó ở vào một vị trí quan trọng về quân sự và giao thông vận tải như thế, cho nên, sử sách cho biết, từ hơn 500 năm về trước, các nhà nước quân chủ đã quan tâm đến việc thiết lập cứ điểm trấn thủ tại đây.

Trong “Dư địa chí” đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân”, như là một yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.

Trong “Ô Châu Cận lục” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, có đoạn viết “Từ địa phận Thuận Hóa, theo đường đi bộ ước hơn một ngày thì đến địa phận Quảng Nam. Thực là một nơi xung yếu lớn của hai hạt, ở đó có lập đồn ải để canh phòng” (Bản dịch của Bùi Lương).

Trong bài thơ “Hải Vân Sơn” do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cảm tác nhân một dịp đi qua đèo để vào tuần du Quảng Nam, Chúa đã nhận xét rằng đây là một “hiểm ải”.

Nhưng phải đợi đến năm 1776, khi Lê Quí Đôn biên soạn “Phủ biên Tạp lục”, chúng ta mới thấy lần đầu tiên tác giả dùng địa danh “Hải Vân Quan” một cách chính thức”

“Hải Vân Quan ở huyện Tư Vang, trên lên tận trời xanh, dưới xuống tận biển cả, là đất cổ họng của Thuận Quảng, có đồn canh và tuần ty, trên từ Yêu Duyên, dưới đến Ô Rỗ, đều khám xét cả”.

Tuy nhiên, tác giả không cho biết gì về diện mạo của cửa ải cũng như đồn lũy được xây tại đó lúc bấy giờ.

Phải đợi đến triều Nguyễn thì những thông tin về việc xây dựng Hải Vân Quan và các công sự phòng thủ ở đó mới được sử sách của triều đại này cung cấp khá đầy đủ. Sách “Đại Nam thực lục” và “Đại Nam nhất thống chí” đều ghi chép rằng vào năm Minh Mạng thứ 7, tức là năm 1826, triều đình cho “xây đắp cửa Hải Vân ở đỉnh núi Hải Vân, phía trước phía sau đều đặt một cửa quan (mặt trước viết 3 chữ “Hải Vân Quan”, ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Cửa trước bề cao và bề dài đều 15 thước, bề ngang 17 thước 1 tấc; cửa sau bề cao 15 thước, bề dài 11 thước, bề ngang 18 thước 1tấc; cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, bề ngang 8 thước 1 tấc; hai bên tả hữu cửa quan xếp đá làm tường, trước sau liền nhau). Sai Thừa Thiên và Quảng Nam thuê dân làm, vài tháng làm xong. Phái biền binh 4 đội Hữu Sai và Ứng Sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ”.

Sau đó một năm, 1827, triều đình Minh Mạng đã cho xây dựng một nhà kho ở Thừa Phúc thuộc huyện Phú Lộc, “thu tiền gạo thuế của 16 xã dân phụ cận để chứa. Phàm lương bổng của biền binh trú giữ cửa Hải Vân, cùng thủ ngự, cai trạm đều lấy ở kho ấy mà chi cấp”.

Ngoài tiền đồn và nhà kho hậu cần ấy ra, vào năm 1835, triều đình còn cho xây dựng thêm một cửa ải khác nữa, mang tên là Hải Sơn Quan, nằm cách Hải Vân Quan 5 dặm về phía bắc. Cửa này cao 1 trượng 1 thước 6 tấc, rộng 8 thước 1 tấc, hai bên cửa có xây lũy bằng đá, rộng hơn 17 thước.

Về lực lượng quân sự trú đóng và phương tiện canh phòng ở Hải Vân Quan, Quốc Sử Quán triều Nguyễn cho biết thêm: “Ban đầu, đặt 1 viên Phòng thủ úy và biền binh thường trú, mỗi tháng 1 lần thay đổi, còn biền binh thì 15 ngày 1 lần thay đổi; lại cấp cho ồng dòm thiên lý để trông ra ngoài biển thấy có ghe thuyền ngoại quốc nào đậu vũng biển Đà Nẵng thì ở trên ải phải báo cáo trước”.

Vì Hải Vân Quan có tầm quan trọng về quốc phòng và giao thông như vừa nói, cho nên, cũng vào năm 1836, trong khi đang đúc Cửu Đỉnh, triều đình đã cho tạc hình ảnh cửa ải này vào Dụ Đỉnh.

Tuy nhiên, ở đèo Hải Vân không phải chỉ có một cửa ải duy nhất, mà triều Nguyễn đã cho xây dựng đến 3 cửa ải, bấy giờ được gọi một cách nôm na là Đồn Nhất, Đồn Nhì và Đồn Ba. Theo một nguồn tư liệu khác, vào năm 1876, số lính đồn trú tại đây khoảng 50 người, đặt dưới quyền chỉ huy của một số võ quan như trên đã nói.

Dưới triều Nguyễn, Hải Vân Quan với sự bố phòng quân sự chặt chẽ và kiên cố, được xem như là một tiền đồn về phía nam của Kinh đô Huế. Nhưng, sau khi “Thất thủ Kinh đô” vào năm 1885, tiền đồn này cũng đã lọt vào tay quân đội thực dân Pháp vào ngày 13/3/1886.

Và hiện nay, cùng với Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, Hải Vân Quan là một điểm đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển.

Duong ham deo Hai Van ngay nay

 

Thuathienhue.gov.vn
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3013
  SỚM MAI VỚI ĐẦM PHÁ  [30.12.2013 17:04]
  NHAN SẮC MÙA HẠ HUẾ  [12.07.2013 15:45]
  Miên man Tam Giang  [19.03.2013 16:10]
  Cầu đường bộ Bạch Hổ - Huế, trong trưa mùa Thu  [02.10.2012 16:49]
  CHUYỆN LÀNG PHÒ TRẠCH GIỮ 'ÁO QUAN CHO'  [07.06.2012 08:06]
  MỘT ĐÊM TRÊN PHÁ TAM GIANG  [22.05.2012 13:40]
  Độc đáo cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)  [21.03.2012 11:55]
  LÀM NGƯ DÂN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG  [17.02.2012 13:24]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Hà Thiên Minh   15 - 03
Đặng Văn Minh   01 - 03

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan