Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 19/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst778.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Nhà rường Huế xưa [10.12.2009 23:17]
Xem hình
Nhà rường ở Huế

Huế là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945), triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, Huế từng là nơi hội tụ tinh hoa của cả mọi cái như ăn, ở đến sinh hoạt đều được nâng lên tầm nghệ thuật.

Huế còn có kiến trúc nhà rường Huế xưa hiện tồn tại nhiều nơi trong thành phố, được đánh giá cao về mặt văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.

Nét phong lưu của chốn kinh đô

Nhà rường Huế xưa được xây dựng kín cẩn, trang nghiêm,  ấm cúng. Xen vào đấy là vài nét phong lưu đặc thù của chốn kinh đô.

Rường là cách gọi rút ngắn của rường cột. Nhà rường là loại nhà có hệ thống cột kèo gỗ được dựng lên theo những quy cách nhất định. Dù to lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng hệ thống chốt và mộng gỗ, có thể lắp ráp và tháo gỡ dễ dàng. Số gian trong nhà được phân định bằng cột, chỉ có hai chái ở hai đầu nhà là được phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn.

Cổng vào

Việc làm nhà không nằm ngoài luật lệ vua ban. Minh Mạng năm thứ ba (1822) ấn định rằng tất cả các nhà xây dựng bên ngoài Đại Nội, dù phủ của hoàng thân quốc thích hay trưởng công chúa đều không vượt quá ba gian, hai chái. Do vậy, nhà rường Huế xưa chỉ có một gian hoặc ba gian hai chái.

Về sau, do những quy định không còn nghiêm khắc như trước nữa nên việc xây dựng nhà rường năm gian hai chái  xuất hiện. Hiện nay, có vài nhà rường năm gian hai chái  mới xây dựng, hoặc do chủ nhân mua mấy cái nhà cũ, lược bỏ những phần không ưa thích rồi lắp ráp lại mà thành.

Nhà rường ở Huế được làm từ các loại gỗ bản địa như kiền, gõ, mít. Người Huế không chuộng gỗ lim, vì họ cho rằng loại gỗ này rất độc cả về thể chất và tinh thần. Thật ra, đó là do phép vua quy định. Minh Mạng (1820-1841) đã xuống chỉ dụ cấm thường dân không được dùng gỗ lim. Đến triều  Tự Đức (1848-1883) khẳng định bằng một đạo dụ. Gỗ lim thực sự độc hại như thế thì tại sao các cột trong Đại Nội, kể cả cung hoàng thái hậu, đều dùng loại gỗ này? Có lẽ người xưa thêu dệt ra các lý do độc hại nói trên để làm cớ cho dân chúng tuân lệnh vua.

Để tránh ảnh hưởng của mưa bão và không vượt quá chiều cao của cung điện, nhà rường Huế thấp, mái nhà có độ dốc lớn để nước mưa thoát được nhanh. Vì vậy, đa phần nhà rường có diện tích nhỏ. Về mặt kiến trúc, nhà rường một gian hai chái ít khi dài quá 8 m. Một nhà ba gian hai chái dài nhất cũng chỉ đến 15 m. Nếu nhà đông người, gia chủ xây thêm các nhà phụ, nhà ngang.

Chạm khắc tỉ mỉ

Để bù đắp cho sự khiêm tốn về kích thước, người Huế cho các nghệ nhân chạm khắc trên kèo, xà và vách ngắn một cách công phu, tỉ mỉ. Mỗi đòn, kèo trong nhà là một phù điêu với đủ loại đề tài, hoa văn tùy theo khiếu thẩm mỹ và chí hướng của chủ nhân. Các hoa văn trang trí trong nhà rường Huế xưa thường gặp: Dơi ở các góc cột; mai, tùng, ngô đồng, trúc và các chữ phúc lộc thọ trên các ô hộc của gian chính. Tất cả đều mang ý nghĩa sống lâu, giàu sang. 

Hệ thống vì kèo mái hiên

Nhiều ngóc ngách không ai để ý cũng có khi được chạm trổ, chạm nổi bằng những chi tiết nhỏ mà mắt thường khó thấy được. Đặc biệt, hệ thống mái hiên của ngôi nhà rường được các nghệ nhân trang trí hình rồng cách điệu, hoa lá. Tất cả được thể hiện một cách khéo léo, tinh xảo.

Để xây dựng phần chính của một căn nhà rường, chủ nhà chọn lựa gỗ rất kỹ. Tổng cộng một nhà rường có khoảng 56 cột. Kèo, xà và đòn tay cần phải chạm trổ, chạm nổi các họa tiết hoa văn theo yêu cầu của chủ nhân. Từ đỉnh hàng cột thứ nhất đến đỉnh hàng cột thứ nhì chỉ nên có năm đòn tay để phù hợp với chữ Sinh. Điều đó đòi hỏi thợ mộc và thợ chạm khắc gỗ phải kết hợp với nhau để hoàn thành một ngôi nhà rường.

Cách bố trí ngôi nhà theo bố cục truyền thống: nội tự - ngoại khách (trong thờ tự, ngoài tiếp khách). Gian chính giữa treo bức hoành phi, hai bên là câu đối chữ khắc chìm, thếp vàng với đường nét sắc sảo.

Không gian xanh

Nhà rường Huế xưa không bao giờ thiếu vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Tổng thể nhà vườn quy hoạch kiến trúc theo nguyên tắc phong thủy. Ngôi nhà phải có bình phong (nằm phía trước nhà, ngay trên trục chính của gian giữa), để ngăn chặn tà ma xâm nhập. Minh đường là yếu tố mặt nước, có thể là cái bể cạn trên sân hoặc cái áo sen nằm sau hòn giả sơn. Minh đường thường được làm dạng theo triết lý Lão giáo như: Tam sơn, Bồng Lai tam đảo, Lý ngư vượt vũ môn...

Vườn hoa

Trong vườn nhà luôn luôn có cây ăn trái. Cây cối đem trồng cũng được lựa chọn rất kỹ. Mỗi loại cây đều có một ý nghĩa. Tùng, bách là những cây trường sinh; mai, đào nhằm ngăn quỷ vào nhà;  cây vả đem lại không may mắn nên không trồng gần nhà.

Ngày nay, nhà rường Huế xưa còn lại không nhiều. Mỗi ngôi nhà thật sự được nhiều du khách đến thăm đánh giá rất cao về mặt kiến trúc. Nhà rường Huế xưa là tài sản không những của chủ nhân, của Huế mà còn có cả giá trị về mặt vật chất và tinh thần. Gìn giữ, bảo tồn và đầu tư thêm cho nhà rường là giữ nét đẹp về Huế xưa. Vậy mà một số người đang hủy hoại phần văn hóa linh thiêng quý giá đó, thay thế bằng những căn nhà cao tầng. Thật đáng tiếc!

Đăng Kỳ ( Theo Pháp Luật )

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3588
  Quần thể di tích Cố đô Huế hai thế kỷ nhìn lại  [11.01.2010 22:35]
  Sông Hương – nét dịu dàng  [07.01.2010 19:50]
  20 thắng cảnh nổi tiếng xứ Huế 150 năm trước  [18.12.2009 23:26]
  Vẻ đẹp hầm Hải Vân  [07.12.2009 16:01]
  Vườn thượng uyển ở cố đô  [27.11.2009 16:18]
  Vẻ đẹp Trường Tiền  [12.11.2009 21:55]
  Về cố đô, vào thăm lăng tẩm Huế  [10.11.2009 21:46]
  Giữ lại phần hồn di sản  [02.11.2009 14:17]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan