Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ tư, ngày 24/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst850.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Quần thể di tích Cố đô Huế hai thế kỷ nhìn lại [11.01.2010 22:35]
Xem hình
Kinh thành Huề về đêm

Khái niệm quần thể di tích Cố đô Huế mà chúng tôi sử dụng trong bài viết này là để chỉ những di tích lịch sử-văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận.

Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) và UNETCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào 12/111/1993. Từ chỗ là hiện thân vật chất của một kinh đô kỳ vĩ thời phong kiến, trở thành biểu tượng cho sắc thái cổ kính của một Cố đô và sau cùng được vinh danh là di sản văn hoá nhân loại, quần thể di tích Cố đô Huế đã trải qua bao nỗi đoạn trường theo những bước thăng trầm của lịch sử. Đồng thời, đó cũng là minh chứng sống động phản ánh thái độ và hành vi ứng xử của con người đối với một di sản văn hoá- lịch sử trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, với những thái độ chính trị và định kiến văn hoá khác nhau.

Dưới một cái nhìn tổng thể quan về lịch sử hình thành, tồn vong của quần thể di tích này, theo chúng tôi, có thể chia thành ba thời kỳ:

- Thời kỳ hình thành và phát triển (1802-1945)

- Thời kỳ khủng hoảng và suy thái (1946-1981)

- Thời kỳ khôi phục (1982 đến nay)

1. Thời kỳ hình thành và phát triển (1802-1945)

Năm 1802, sau khi chiến thắng triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Ngoài khía cạnh chính trị trong việc lập ra một vương triều mới, đây chính là thời kỳ chủ chốt trong việc kiến tạo văn hoá Huế, định kiến nên diện mạo kinh đô Huế sau này. Việc vua Gia Long định đô ở Huế, là bởi các lý do sau:

Lăng Gia Long

(1) Huế là đất bản bộ của dòng họ Nguyễn, là nơi đứng chân suốt mấy đời chúa Nguyễn, là tiền đề cho sự phát triển của Đàng Trong trong thế đối kháng với Đàng Ngoài suốt hai thế kỷ xung đột Trịnh-Nguyễn. Đó chính là chỗ dựa tinh thần cho vua Gia Long khi chọn nơi này làm nơi khởi nghiệp đế vương của triều đại mình. Thực vậy, trong hơn 200 năm dựng nghiệp ở Đàng Trong (1558-1775), đã có đến 139 năm (1636-1775), các chúa Nguyễn chọn vùng đất này làm thủ phủ rồi phát triển thành đô thành. Nhờ vậy, Huế đã trở thành một đô thị- kinh đô được xây dựng hoàn chỉnh. Tham khảo tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, kết hợp với những mô tả của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, có thể nhận diện được tầm vóc đồ sộ của một đô thành thời bấy giờ, xứng đáng để sau này Gia Long chọn làm kinh đô của một nước Việt Nam thống nhất.

(2) Huế nằm ở trung độ của đất nước, có được vị thế địa lý vô cùng quan trọng như sách Đại Nam thống nhất chí đã vạch rõ:

"Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt. Thật là thượng đô của nhà vua" (QSQ triều Nguyễn, 1992:13)

(3) Sau cùng, Huế được chọn làm kinh đô của một vương triều mới mà không phải là Thăng Long, vốn là thành luỹ của những triều đại phong kiến Đại Việt trong suốt 9 thế kỷ trước đó, là vì các vua Nguyễn không muốn dời đô về Thăng Long "để chỉ được tiếng trở về nguồn nơi đất Bắc nhưng dễ dàng ngôi trên đống lửa của sự bất bình, bất mãn của sĩ phu và dân thôn dã Bắc Hà đang đói khổ và vọng Lê" (Trần Quốc Vượng, 1994).

Lăng Khải Định

Để xứng đáng với tầm vóc của một kinh đô thời kỳ đất nước thống nhất, có lãnh thổ rộng lớn hơn bao giờ hết, kinh đô Huế đã được tái thiết với một quy mô lơn hơn nhiều lần so với đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Diện mạo hiện tồn tại của kinh đô Huế là kết quả quá trình xây dựng kéo dài trong suốt thời Nguyễn sơ với bốn vị vua đầu triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đặc biệt là dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Sau đó, tiếp tục được bồi bổ, kế thừa của các triều vua Khải Định và Bảo Đại. Tất cả đã tạo cho vùng đất này một diện mạo khác trước, với một quần thể các công trình kiến trúc phong phú, đa dạng, bao gồm: thành quách, cung điện, lăng tẩm, các công trình văn hoá nghệ thuật, các di tích tôn giáo tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh... kinh đô của triều đại phong kiến trung ương tập quyền bấy giờ. Quần thể di tích kiến trúc ấy là một tổng thể văn hoá vật chất, tồn tại song hành với những vốn quý văn hoá tinh thần để hình thành nên một nền văn hoá Huế sau này.

Sách Đại Nam nhất thống chí đã thống kê và phân loại các công trình kiến trúc thời Nguyễn dựa trên tính chất và chức năng, chia thành 9 nhóm: thành trì, đàn miếu, sơn lăng, uyển hựu, đài tạ, phủ đệ, quan thự và đồn lũy, đền thờ, chùa quán. Do những tác động của lịch sử, đặc biệt là do ảnh hưởng của thiên tai và chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc đã bị huỷ hoại và biến mất. Trong cái nhìn chung đối với những gì còn lại ở Huế hôm nay, chúng tôi tạm chia ra thànhc ác phức hệ di tích, bao gồm: thành quách- công thự; lăng tẩm; dàn miếu và đến thờ; chùa quán; phủ đệ; các di tích văn hoá nghệ thuật. Những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ này tuy đều dựa vào một quy hoạch chung có từ các triều Gia Long và Minh Mạng nhưng do ảnh hưởng của thời đại và tuỳ theo tính cách của các vị đế vương nên chúng mang những đặc trưng và phong cách khác nhau. Theo chúng tôi, có hai giai đoạn với những đặc điểm phát triển khá riêng biệt trong thời kỳ hình thành và phát triển quần thể di tích Cố đô Huế:

+ Giai đoạn 1802-1917: là giai đoạn vận dụng kiến trúc truyền thống kết hợp với khuôn mẫu Trung Hoa và kỹ thuật xây dựng quân sự của phương Tây để hình thành diện mạo cơ bản của kiến trúc kinh đô Huế.

+ Giai đoạn 1917-1945: là giai đoạn phát triển và bổ sung các công trình kiến trúc dân sự hiện đại theo phong cách châu Âu.

1.1. Giai đoạn 1802-1917

Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn này là những công trình kiến trúc dưới các triều vua Gia Long và Minh Mạng, tiêu biểu là hệ thống thành quách, cung điện, công sở, đồn luỹ ở tả ngạn sông Hương như Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành, các bộ, nha, viện trong phạm vi Kinh thành, các công trình kiến trúc quân sự dọc hai bờ sông Hương, các sông Hộ thành và ở cửa biển Thuận An.

Sông Hương.

Khi chọn Phú Xuân- Huế để xây dựng kinh đô, vua Gia Long đã chọn cho Huế một dạng kinh đô phòng thủ làm khuôn mẫu. Sở dĩ như thế là vì sự xác lập của vương triều Nguyễn là kết quả của một cuộc chiến tranh. Những thế lực chống lại vương triều này tuy đã thất bại nhưng di duệ của họ vẫn còn và đó vẫn là mối lo của họ Nguyễn. Khi dựng phủ Kim Long, chúa Nguyễn Phúc Lan có ý chọn trục Kim Phụng-Hương Giang làm trục của thủ phủ, một thủ phủ nằm ở giáp ranh trung du Thừa Thiên Huế, đóng một vai trò khiêm tốn, hợp với vị thế của Đàng Trong lúc ấy. Khi dời thủ phủ từ Kim Long về Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thái đã có cái nhìn thoáng hơn- cái nhìn ra phía biển, và sau này đã được vua Gia Long kế tục thành công trong công việc xây dựng Kinh thành Huế với trục Ngự Bình- Hương Giang làm trục chính ở ngay trung tâm vùng Huế.

Tuân thủ theo những nguyên tắc địa lý- phong thủy của phương Đông, Kinh thành Huế chọn hướng nam để định vị; lấy núi Ngự Bình làm bình phong che chắn cho Kinh thành, sông Hương làm yếu tố minh đường; còn cồn Huế, cồn Dã Viên trên sông Hương làm tả thanh long, hữu bạch hổ; có hệ thống sông: sông Hương, Kẻ Vạn, An Hoà và Đông Ba làm Hộ Thành Hà (thiên tạo và nhân tạo); nghĩa là đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một đô thành của một vị vua Á đông. Song cái hay ở đây là sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên lý Á đông ấy vào lối kiến trúc Vauban- để che chắn, bảo vệ cho một hệ thống cung điện, công thự, nha viện... dùng làm nơi hoạt động, ăn ở của trìều đình, hoàng gia, giới quý tộc và quan lại lúc bây giờ. Những công trình này tuy có tên gọi, bố cục theo lối Trung Hoa nhưng phong cách kiến trúc lại hoàn toàn theo lối Huế- một Huế của Việt Nam vào thế kỷ XIX. Kinh thành Huế là kiến trúc tiêu biểu cho giai đoạn này, cùng với Hoàng thành và Tử Cấm thành được xây dựng trước đó một năm (1804), kinh đô Huế đã được định hình ngay từ thời Gia Long, nhưng phải đợi đến đợt tái quy hoạch và chỉnh trang vào thời Minh Mạng, bắt đầu từ năm 1833, thì diện mạo của kinh đô Huế mới trở nên hoàn chỉnh. Xét về mặt quy mô, Kinh thành Huế nhỏ hơn cố cung Bắc Kinh song hoàn toàn tương xứng với tầm vóc và vị thế của triều Nguyễn. Kinh thành Huế được khéo léo đặt vào miền đất sơn thuỷ hữu tình của chốn Hương Bình, là đại diện của một phong cách kiến trúc, một giai đoạn mỹ thuật và trên hết là một bản sắc văn hoá Huế, nên nó có một giá trị đặc biệt, xứng đáng với sự vinh danh của nhân loại. Chúng tôi cho rằng việc chọn địa thế và lối kiến trúc Kinh thành Huế cùng với các công thự trong phức hệ di tích thành quách- công thự ở Huế biểu hiện một sự kết hợp tài tình giữa tư tưởng và kỹ thuật, giữa Đông và Tây, giữa vận dụng và sáng tạo. Tuy dựa vào khuôn mẫu Trung Hoa về lý số, dịch học, thuật phong thuỷ, nhưng các kiến trúc sư thời Nguyễn lại biết tuỳ vào địa thế để xây dựng một kinh đô Huế theo lối đô thị giữa hai dòng sông như nhiều đô thị cổ khác ở Việt Nam, trong đó Hoàng Thành- trung tâm của sự trị vì được xây dựng dịch lên mặt trước- nơi có địa hình ổn định, cao ráo chứ không đặt vào chính giữa lòng Kinh thành (khu vực nam Ngự Hà), vốn là nơi rất thấp. Mặt khác Kinh thành Huế tuy theo khuôn mẫu Trung Hoa về bố cục và tên gọi công trình, nhưng lại kiến trúc theo lối Huế, được bao bọc bởi một tường thành theo kỹ thuật Vauban của Phương Tây, để tạo cho Huế một dạng kinh đô phòng thủ nổi tiếng của UNETCO đã ghi:

Kinh thành Huề về đêm

"một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX" (UNESCO Press, ngày 11/12/1993).

Bên trong những vòng thành ấy, ngoài hệ thống cung điện dùng làm nơi ăn chốn ở của hoàng gia nhà Nguyễn, là những công trình kiến trúc phục vụ cho các nhu cầu làm việc, ăn ở, tín ngưỡng, giải trí... của vua quan nhà Nguyễn. Những công trình ấy bố trí hầu khắp Kinh thành, tập trung thành các khu vực lớn nhất: Lục Bộ Đường, Nội Các, Quốc Sử Quán, Cơ Mật Viện, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện, Đô Sát Viện, Thái Thường Tự, Nội Vụ Phủ, Tôn Nhân Phủ, Khâm Thiên Giám, Khánh Ninh Cung, Bảo Định Cung, Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu... Bên ngoài Kinh thành còn có các trại lính, đồn luỹ, xưởng quân giới, dinh thuỷ sư, các công trình phục vụ nhu cầu ngoại giao như Thương Bạc Viện, nơi các tế lễ như đàn Nam Giao, đàn Tiên Nông, những nơi giải trí như Hổ Quyền hay các công trình văn hoá giáo như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...

Giai đoạn này cũng là lúc định hình một phong cách xây dựng lăng tẩm với 4 khu lăng mộ tiêu biểu của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức được xây dựng trong vòng 70 năm đầu của thế kỷ XIX và sau này còn có sự bổ túc thêm 2 khu lăng mộ của vua Dục Đức và Đồng Khánh vào thập niên 1880. Các lăng tẩm này là một điển hình mẫu mực cho phong cách kiến trúc lăng tẩm ở Huế. Đó là sự kết hợp giữa những ý niệm giàu tính triết học, bởi sự chi phối của thuật phong thuỷ địa lý với tính cách riêng biệt của từng ông vua, dựa trên sự vận dụng phong cách cung đình vào lối kiến trúc nhà vườn xứ Huế, được xếp đặt một cách hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. Tất cả đã tạo nên những nét đẹp riêng biệt và quyến rũ.

Chùa Thiên Mụ-Huế

Đây cũng là giai đoạn mà nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng. Bốn ngôi quốc tự là Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và một ngôi quốc quán là Linh Hựu cùng hàng chục chùa chiền lớn nhỏ khác nằm rải rác trên khắp địa bàn của kinh sư cũng được xây dựng trong giai đoạn này hoặc được các vua thời này bỏ tiền trùng tu, tôn tạo cho khang trang, bề thế hơn như trường hợp của các vua Minh Mạng và Thiệu Trị đối với chùa Thiên Mụ, khiến kinh đô Huế không chỉ là một nơi đô hội mà còn là chốn thiền kinh của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Sự ra đời của hệ thống phủ đệ, vốn là nơi ăn ở của hoàng thân quốc thích và các quan lại đầu triều, lúc hưng thịnh có tới 85 phủ đệ, tập trung ở các khu vực Kim Long, Vỹ Dạ, An Cựu, Ngự Viên... đã biến Huế thành một thành phố nhà vườn mà những giá trị nhân văn và sinh thái của dạng kiến trúc độc đáo ấy vẫn còn lan toả cho tới hôm nay. Tất cả đã tạo nên diện mạo một đô thị- kinh đô hoàn chỉnh, được quy hoạch, sắp xếp rất chặt chẽ, hài hoà, xứng đáng là một trung tâm văn hoá- chính trị của cả nước.

(Còn tiếp...)

Đăng Kỳ (Rút trong tập Tiếp cận VHNT miền Trung)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3880
  Chùa Huyền Không ở Huế  [16.04.2010 15:02]
  Một chuyến đi Huế  [16.04.2010 14:48]
  Đâu là tài nguyên của Huế?  [29.03.2010 22:12]
  Thăm núi Túy Vân  [05.03.2010 01:18]
  Sự thật về “cành vàng lá ngọc”  [08.02.2010 22:27]
  Vườn Huế - nơi chốn bình yên  [27.01.2010 23:22]
  Những nét đẹp riêng của Huế  [15.01.2010 23:09]
  Phát hiện di tích văn hóa Chămpa tại làng Thế Chí Tây - Phong Điền  [14.01.2010 23:34]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan