Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 26/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1083.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Huế - miền xanh [13.07.2010 16:33]
Xem hình

Bên cạnh núi Ngự, sông Hương, thì nói đến Huế, người ta không thể không nhắc đến cây xanh.

Nó như một thành tố không thể tách rời, tạo nên cái cốt cách, cái thần thái của Huế. Một bài báo mới đây cho biết, Besancon, Amiens và Mans là 3 thành phố của Pháp được chọn là thành phố xanh, nhưng cũng chỉ có tỷ lệ 60 m2 cây xanh/người. Trong lúc đó với Huế, tỷ lệ này đã ở mức...100m2 !

 
Đường Đoàn Thị Điểm

Đúng là Huế xanh thiệt!

-Dừng lại, dừng lại!-Đang ngồi yên o sau xe, người bạn bỗng vỗ vai tôi...quát!
-Chuyện chi?
-Tao chụp cái ảnh.
-Tưởng chi, làm thất kinh.
Máy số, không tốn phim, hắn bấm vô hồi kỳ trận, mặc kệ tôi chờ.
 -Xong chưa? Đi được rồi chứ?-Tôi hỏi khi hắn quay trở lại.
-Vô đây uống ly nước đã-Hắn lắc đầu- Cảnh đẹp thế này...
 
Cái cảnh… “trớ trêu” ấy chẳng mấy làm tôi ngạc nhiên. Bởi, cũng tại con đường 23 tháng 8 này, tôi đã phải “hầu” rất nhiều bạn bè, người thân mỗi khi họ có dịp về Huế. Con đường chạy ngang trước Đại nội này nhỏ thôi, nhưng đẹp vô kể. Tiếng du dương của gió lùa qua kẽ lá, cái rười rượi của bóng mát cây xanh, và một chút thâm nghiêm, trầm mặc toát ra từ những bức tường thành rêu phong cổ kính…tất cả tạo nên một sức hút ghê gớm, làm dùng dằng bước chân của bao kẻ lại người qua. Ngay như tôi là dân … “thổ địa”, vậy mà mỗi khi có dịp qua đây còn không muốn đi nhanh nữa là…
 
 -Huế của mi đã thiệt. Coi Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, thấy đạn bom thế ấy. Rồi ti vi chiếu cảnh “trời hành cơn lụt mỗi năm”. Cứ tưởng tan nát cả. Không dè Huế là cả một màu xanh. Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang…tao đi đủ cả. Nhưng hình như, không đâu nhiều cây xanh như Huế.
-Chuyện. Thành phố cây xanh, thành phố vườn mà. Không nghe thiên hạ tổng kết à?-Tôi dài giọng, quên cả…khiêm tốn.
 
Mà cũng chẳng “đại ngôn cục bộ” gì. Đúng là Huế xanh thiệt. Nhớ có lần, ngồi uống cà phê, nhân nói chuyện cây xanh, tôi làm ra vẻ thạo chuyện “tiết lộ” Huế hiện có khoảng 8-10 m2 cây xanh/ người. Một đồng nghiệp … sừng cồ: “Tôi không đồng ý. Hỏi mấy ông nhé, đi khắp Việt Nam này có thành phố mô xanh hơn Huế mình không?” Tôi chưng hửng. Đi khắp Việt Nam thì chưa, nhưng cũng đã khá “bộn”. Đúng là hiếm có thành phố nào nhiều cây xanh hơn Huế thật. Sau này hỏi lại, mới biết, con số 8-10 m2 cây xanh/ người đó là chỉ tính cây xanh đường phố. Còn nếu tính cả cây xanh trong vườn nhà dân, vườn hoa, thảm cỏ trong công viên, rừng của các lâm trường trong thành phố…thì con số ấy phải vượt đến hơn 10 lần.
 

Rừng thông Nam Giao
 
Ông Nguyễn Hữu Hài, Trưởng phòng Kế hoạch Trung tâm Công viên cây xanh Huế (TT CVCX) khẳng định trong một lần trả lời báo chí, rằng, Huế đã đạt 80-100m2 cây xanh/người. Đó là một tỷ lệ khá cao! Lại càng thú vị hơn khi đọc được chi tiết sau đây trong một bài báo của Lê Văn Lân (hiện anh đang là Giám đốc Đài Truyền thanh Tp Huế): 3 thành phố của Pháp được chọn là thành phố xanh sạch gồm Besancon, Amiens và Mans cũng chỉ có tỷ lệ 60 m2 cây xanh/người.
 
Và năm 2020…
 
Cơn bão bắt đầu thổi gió, mang mưa vào Huế. Suốt cả đêm hôm ấy, hai vợ chồng ông Thuỷ không ngủ yên, cứ chạy vô chạy ra xem cây muối (còn gọi là cây nhội) trước nhà có hề hấn gì không, dù từ chiều họ đã kiếm thêm mấy cây tre để chằng chống. Tội nghiệp ông bà, năm ngoái, cũng tại vị trí ấy, cây muối của nhà họ - họ vẫn xem vậy dù cây là do nhà nước trồng - xoè tán xanh mướt và bắt đầu cho bóng mát bỗng bị một cơn gió quái ác vặt ngang thân. Cả hai ông bà buồn đến bỏ cơm. Thấy tôi. ông bà… kích động: Nhà báo lên tiếng cho với để người ta biết mà đến trồng lại. Tôi an ủi: Ngày nào cũng có người đi kiểm tra, người ta sẽ trồng lại thôi mà. Mới có mấy ngày, chi mà phải quýnh dữ rứa. Và rồi mấy ngày sau, TT CVCX mang cây đến thật. Cây cao đến mấy mét, được đánh bầu to. Đặt xuống và chằng chống cẩn thận. Mấy tháng sau thì nẩy lộc đâm chồi. Khỏi phải nói hai vợ chồng ông Thuỷ vui đến cỡ nào.
 
Thời buổi thị trường, dân tăng mà đất thì không…đẻ. Nhiều gia đình ở thành phố chỉ kiếm được cho mình năm, bảy chục, khá lắm thì trăm mét vuông đất. Thế nhưng trong cái diện tích khiêm tốn ấy, khi làm nhà, ai cũng cố tìm cách để chừa cho mình một khoảng xanh. Thế mới biết người Huế yêu cây xanh, gắn bó với cây xanh đến nhường nào.
 
Nhưng cũng chính cái sự yêu thương gắn bó…thái quá đối với cây xanh mà đôi lúc lại làm nảy sinh cái sự khó xử cho thành phố. Mấy chục năm chiến tranh và vô kể những cơn bão to lụt lớn đã tràn qua Huế tàn phá không biết cơ man nào là cây xanh. Và cứ sau mỗi lần như vậy, trong công cuộc khôi phục, hàn gắn, trồng cây xanh là một trong những ưu tiên 1 của Huế. Cả chính quyền lẫn người dân, ai cũng đều hối hả trồng cây với mong muốn nhanh lấy lại màu xanh cho thành phố.
 

Cây muồng hoa đào - đường Phan Đình Phùng
 
Cũng chính sự nôn nóng ấy đã để lại cho Huế cái hệ luỵ… hổ lốn của cây xanh với nào bàng, nào trứng cá, vú sữa, nhãn, bồ đề; kể cả keo, tràm…thứ nào cũng trồng. Đúng là màu xanh cho thành phố đã được hồi phục khá nhanh, nhưng… lại không theo một quy hoạch nào hết. Chưa kể cây được trồng tuỳ tiện, khoảng cách không thống nhất, thòi ra, thụt vào lô nhô lổn nhổn. Khảo sát cây xanh trên 185 tuyến đường của thành phố Huế vào cuối năm 2001, TT CVCX Huế đã có đánh giá: Cây xanh đường phố trồng hỗn tạp, lộn xộn và chưa đạt yêu cầu cảnh quan; chưa tôn trọng tính lịch sử cây xanh của một số đường phố...Chủng loại cây không phong phú, chưa ngang tầm với một thành phố văn hoá du lịch, thành phố Di sản văn hoá...
 
Với đòi hỏi phải quy hoạch lại để cây xanh của Huế phải ngang tầm với thành phố du lịch-thành phố Di sản văn hoá, Huế đã mạnh dạn cho chặt bỏ một loạt những cây tạp, không phù hợp đã được trồng trước đây. Phải nói rằng, đó là một quyết định rất khó khăn, bởi, dù bàng, hay tràm hoặc trứng cá…chăm cho cây cao lớn, toả bóng cũng là cả quá trình. Nay bỗng dưng đùng đùng đốn hạ, dân chúng nhiều người chưa “thông”, cảm thấy tiếc đứt ruột. Và, không phải là không có người phản đối gay gắt. Nhưng, vì lợi ích lâu dài, phải cương quyết, phải mạnh dạn, vừa làm vừa giải thích, vận động vậy.
 
Đến nay, mọi chuyện đã bắt đầu ổn. Cây xanh của Huế dần dần đã được khoác lên mình một bộ dạng mới. Hoàn chỉnh và đẹp hơn. Theo dự án phát triển cây xanh đường phố đã được UBND thành phố Huế phê duyệt, 25.000 cây xanh đã được trồng mới và thay thế các loại cây tạp nham ở tất cả 185 con đường trên địa bàn trong khoảng thời gian từ 2001-2005. Ưu thế của Huế là đã lập được vườn ươm tại chỗ. Đây là sáng kiến của TT CVCX, bởi việc lập vườn ươm tại chỗ có được 2 cái lợi: Chủ động được nguồn cây và đỡ tiêu tốn một nguồn đáng kể cho ngân sách do không phải bỏ tiền ra đi mua lại cây giống.
 

Giống hoa mới được Trung tâm công viên cây xanh nhập về làm đẹpcho không gian Huế
 
Chủng loại cây xanh của Huế bây giờ phong phú hơn nhiều nhờ nhập giống mới từ các nơi về như sưa hoa trắng, hoàng yến, muồng hoa đào, muồng Xiêm, sao, dầu đen, sầu đông Đài Loan, chuông vàng, sa-la, phượng vàng, phượng tím, mưa cầu vồng….TT CVCX Huế cũng đã thiết lập được mối quan hệ rất tốt với các đơn vị bạn ở hầu khắp đất nước. Do vậy, hễ cần là gần như ngay lập tức bạn sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Họ “rót” về cho Huế những giống cây mới, những giống cây quý với giá rất hữu hảo. Liễu rũ Tây Hồ điểm dọc bờ sông An Cựu, rồi những cụm hoa gạo ở cửa ngõ phía Bắc thành phố là những đơn cử.
 
Những người làm công tác cây xanh Huế còn để mắt đến các giống cây rừng bản địa. Những loài cây lâu nay vẫn thấy mọc hoang giữa núi rừng, qua bàn tay của những người làm cây xanh, bỗng nhiên Huế lại có thêm giống cây độc đáo, “ít đụng hàng”. Như giống lâm phượng vĩ đã khoe sắc khắp nơi từ mấy năm nay. Loài phượng núi này có thân leo, hoa màu đỏ như màu xác pháo và thường nở từ rằm tháng chạp âm lịch năm trước kéo dài cho đến hết tháng tư năm sau. Khi phượng núi tàn cũng là lúc ve kêu và phượng đỏ bắt đầu vào mùa. Bởi thế, làm cho thành phố luôn có đựơc sắc màu quanh năm. Hay loài cây lá đỏ có tên gọi bồkết núi được đưa về từ rừng A Lưới. Loài cây này có lá màu đỏ suốt 6 tháng mùa nắng. Những người làm cây xanh hy vọng bồ kết núi sẽ mang về một thoáng hương thu giữa mùa hạ trong các công viên Huế.
 
“Văn Thánh trồng thông- Võ Thánh trồng bàng- Ngõ vô Xã Tắc hai hàng mù u…” Cây xanh Huế gần như đã gắn bó như máu thịt, như một tố chất không thể tách rời cấu thành bản sắc văn hoá Huế. Cho nên, không ít loài cây của Huế đã đi vào ca dao, nhạc, hoạ...Bởi thế mà dự án phát triển cây xanh của Huế ngoài chọn những loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, phù hợp với đặc trưng đường phố và có thể “chung sống” không làm tổn hại các công trình hạ tầng cơ sở, dự án còn chủ trương khôi phục một số cây xanh có tính lịch sử đặc trưng.
 
Theo đó, đường 23-8, Ông ích Khiêm sẽ được khôi phục lại hàng mù u; đường Lê Ngô Cát từ Đàn Nam Giao lên lăng Tự Đức trồng toàn thông; đường Đoàn Thị Điểm: muối, phượng đỏ; đường Lê Lợi: long não ; đường Phạm Hồng Thái: toàn cây gội tía; đường Phạm Hồng Thái: me; đường Đống Đa: đoát (cọ dầu)... Ngoài ra, 2 giống cây thuộc giống hàng “độc” khá nổi tiếng của Huế là bao báp và ngô đồng cũng đã được tính đến. Cây bao báp từ Phi châu xa xôi được đưa về Huế từ nửa đầu thế kỷ trước nay đã được nhân giống thành công. Còn với loài ngô đồng nổi tiếng từ lâu của chốn Thần kinh, ngoài một số cụm tại các công viên, TT CVCX cũng đã cho trồng dọc đường Quảng Đức, đặc biệt còn triển khai trồng dọc các tuyến Lê Huân, Đặng Thái Thân, Đoàn Thị Điểm, 23-8 men theo hộ thành hào gần chân Đại nội. Những hàng ngô đồng đến lúc trưởng thành đơm hoa, từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy Đại nội Huế như được viền một vòng cườm tuyệt đẹp. 
 
Cách trồng cây của Huế bây giờ cũng đã khác trước. Cây được đưa ra trồng phải là cây từ 3-5 tuổi; cao từ 3,5-4m; đường kính thân 6-8 cm (tính từ cách mặt đất khoảng 1,2m) và đã có tán; được khoán cụ thể cho từng công nhân để bảo vệ và chăm sóc thường xuyên. Vì thế, tỷ lệ cây sống rất cao. Và sau khi trồng 3-5 năm, cây đã có thể cao từ 6-8 mét, đường kính tán rộng 2,5-3m...
 
Cùng với cây xanh đường phố, Huế còn thiết kế một số điểm xanh tập trung. Như khu rừng dọc bờ Bắc sông Hương. Rồi cồn Dã Viên với hàng trăm cây bằng lăng, phượng vàng, phượng đỏ, hoàng yến, muồng đen đang ngày mỗi tươi tốt. Xa hơn một chút là Vọng Cảnh, Cồn Hến…Những điểm xanh này ngoài chức năng như những lá phổi của thành phố sẽ còn là những nơi để gọi chim về. Và mừng thay, thời gian gần đây, những đàn sáo núi, vành khuyên, thỉnh thoảng lại có những chú chúp mào… tựu về hoà ca giữa lòng phố thị. Những người làm công tác cây xanh đang kỳ vọng chậm nhất là đến năm 2020, Huế sẽ có một hệ thống cây xanh khá hoàn chỉnh, xứng tầm với vóc dáng của một thành phố du lịch- văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam…

Đăng Kỳ (Theo TTH)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 2901
  Nguồn gốc câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”  [05.08.2010 21:59]
  Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn  [30.07.2010 21:49]
  Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm  [13.07.2010 17:16]
  Làng gốm cổ Phước Tích  [26.06.2010 01:10]
  Cầu Trường Tiền “nên thơ” với hơn 1.000 cánh diều  [06.06.2010 22:58]
  Nhớ Huế  [23.05.2010 11:06]
  Huế lần đầu tổ chức lễ hội trên đầm phá  [16.04.2010 17:43]
  Chùa Huyền Không ở Huế  [16.04.2010 15:02]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan