Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ sáu, ngày 26/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1144.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Ngọ Môn - Biểu tượng vĩnh hằng của Cố đô Huế [29.08.2010 13:10]
Xem hình

Ở Việt Nam, có lẽ không có nhiều nơi như Huế có được sự giàu có về biểu tượng văn hóa vùng đất. Riêng với Ngọ Môn, người xưa đã xem công trình này là một kiệt phẩm, xứng đáng để tham dự vào vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.

Việc xây dựng

Thường là khi xây dựng một căn nhà, cửa bao giờ cũng được làm sau cùng để người ta có dịp chỉnh trang, trau chuốt cho hợp ý nhất cái đóng - mở của nơi mà mình cư ngụ, gắn bó suốt cả cuộc đời, thậm chí là rất nhiều đời, nhiều thế hệ. Ngọ Môn cũng vậy, chiếc cửa này được xây dựng sau khi hoàng đế Minh Mạng hoàn chỉnh việc quy hoạch, sắp xếp lại toàn bộ Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, một công cuộc đã được thực hiện từ trước đó hơn chục năm. Việc xây dựng Ngọ Môn được khởi công vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), sau khi triệt hạ Nam Khuyết Đài và điện Càn Nguyên ở bên trên.


Thự Thượng thư Bộ Binh Lê Văn Đức, vị đại thần sau này đã có công lao lớn trong việc tìm ra cuộc đất để xây dựng Hiếu lăng, được chỉ định làm người chỉ huy công trường. Một khối lượng khổng lồ gạch, đá, ngói, gỗ, vôi, mật và cả xà đồng, đinh sắt đã được huy động để xây dựng chiếc cửa lớn nhất của hoàng cung. Chất liệu xây dựng Ngọ Môn cũng được xếp vào hàng đặc biệt. Vữa xây được gia thêm rất nhiều mật so với bình thường. Triều đình còn cho chi cả dầu trẩu để làm keo dán ghép các lớp gạch đá bên ngoài để tăng độ bền vững và tính mỹ thuật của công trình. Riêng tại 3 chiếc cửa vòm cuốn chính giữa trổ xuyên qua nền đài, các xà đồng lớn đã được dùng để gia cường sức chịu lực, một việc chưa hề có tiền lệ trong xây dựng trước đó.


Chính sự đầu tư lớn lao đó đã tạo nên một Ngọ Môn tuyệt vời, một chiếc cửa đẹp chưa từng có! Và điều đặc biệt là dù trải qua hơn 170 năm lịch sử với bao biến động thăng trầm của cố đô, Ngọ Môn vẫn tồn tại vững vàng, hiên ngang như thuở ban đầu nhờ sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của những thế hệ người Huế và cả bạn bè bốn phương.

Cấu trúc Ngọ Môn

Ngọ Môn là một chiếc cửa đặc biệt, bởi nó không đơn thuần là một chiếc cửa thành mà còn là một lễ đài quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Cấu trúc của Ngọ Môn, vì vậy cũng rất đặc biệt.

Trên nền Nam Khuyết Đài xưa, triều Nguyễn đã cho xây dựng một chiếc cửa thành mới là Ngọ Môn với bình diện thoáng nhìn ngỡ như tương tự. Nhưng trên thực tế, cấu trúc của Ngọ Môn khác xa Nam Khuyết Đài! Hiện nay ba mặt Đông-Tây-Bắc của Hoàng thành Huế vẫn còn các khuyết đài. Đó là những cấu trúc được đặt lồi hẳn ra bên ngoài tường thành và không có cửa trổ xuyên qua.

Có lẽ Nam Khuyết Đài cũng có bình diện tương tự các khuyết đài này nhưng lại có trổ 2 cửa ở hai bên, mang tên là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Ngọ Môn, trái lại, cấu trúc cũng được đặt lồi ra phía ngoài tường thành nhưng lại tạo nên một hình chữ U với phần bụng lõm đặt hướng ra phía ngoài. Cấu trúc này khiến nhiều người liên tưởng đó là một vòng tay rộng mở để đón khách muôn phương... Nhưng điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Đoan Môn và Ngọ Môn là cấu tạo và ý nghĩa của hai công trình này. Theo quy chế thành trì Trung Hoa được quy định trong Khảo Công Ký, Đoan Môn với 2 lối đi trổ hai bên chỉ là chiếc cửa dành cho Chư hầu, còn Ngọ Môn với 5 lối đi thực sự là chiếc cửa của bậc hoàng đế!


Về mặt cấu trúc, có thể chia tổng thể kiến trúc Ngọ Môn làm 2 phần chính: phần nền đài với 5 chiếc cửa trổ xuyên qua và phần lầu Ngũ Phụng - một công trình đồ sộ được đặt ngay trên phần nền đài này.

Phần nền đài

Đây thực sự là một chiếc đài cao, xây vượt lên trên mặt nền chung khoảng hơn 5m. Bình diện đài có hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,96m và mỗi cánh dài 27,50m, diện tích tổng cộng mặt nền chừng 1.400m2. Vật liệu xây dựng đài chủ yếu là gạch vồ, đá thanh và vữa tam hợp cùng những thanh đồng thau dùng làm xà chịu lực ở trên 3 cửa giữa. Trổ xuyên qua thân đài là 5 chiếc cửa, trong đó có 3 cửa ở giữa đặt song song với nhau, là Ngọ Môn (chính giữa), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải).


Hai cửa bên được trổ xuyên qua lòng mỗi cánh chữ U nên cũng có hình gấp khúc tựa những đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, đoạn chính song song với 3 cửa ở giữa nhưng khi ra hết cánh chữ U thì bẻ thẳng góc vào phía trục chung của hoàng cung, toàn bộ chiều dài của đường hầm này khoảng 25m. Hai cửa bên này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn. Điểm đặc biệt của 2 chiếc cửa có lối đi hình chữ L này là mỗi cửa đều được bố trí thêm một cửa sổ hình tròn trang trí hình chữ thọ cách điệu trên bức tường ngoài thân đài. Mỗi cửa sổ này có đường kính 87cm, được đặt chéo một góc 300, tương ứng với đoạn bẻ vuông góc của lối đi, nhằm tăng cường thêm ánh sáng cho đường hầm. Phía trên của 5 lối đi này đều xây kiểu vòm cuốn, phần lớn ốp bằng đá thanh, riêng ở hai đầu ba lối đi giữa thì có những hệ thống xà đồng hình khối chữ nhật đặt ngang dọc, tiết diện xà, loại lớn khoảng 16cm x 13cm, loại nhỏ khoảng 13cm x 8,5cm; mỗi xà dài từ 2,3m đến 5,4m. Đây là hệ thống xà nhằm gia cường khả năng chịu lực của thân đài, bởi bên trên nó còn có cả hệ thống kiến trúc đồ sộ của lầu Ngũ Phụng.


Cách bố trí hệ thống xà đồng này căn cứ vào vị trí chịu lực của thân đài, chủ yếu là các vị trí đặt hệ thống cột trụ ngoài của lầu Ngũ Phụng. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, cửa giữa có 24 thanh xà đồng, hai cửa bên mỗi cửa có 23 thanh, tổng cộng có 70 thanh. Bên ngoài các thanh xà đồng này có bọc một lớp đồng dát mỏng và được mài bóng qua thời gian. Phía trước cửa chính giữa, ở phía trên có một ô hộc hình chữ nhật, trong gắn hai chữ Hán lớn “Ngọ Môn”. Tương truyền các chữ này vốn được bọc vàng, nhưng nay chỉ thấy hai chữ bằng đồng.

Về kích thước của các cửa của Ngọ Môn, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐ ĐNHĐSL) của Nội Các triều Nguyễn có ghi rõ: "Cửa xây bằng gạch đá, cửa giữa cao 1 trượng 3 thước 3 tấc, rộng 8 thước 2 tấc; 2 cửa Tả Hữu giáp môn đều cao 1 trượng 2 thước 4 tấc 5 phân, rộng 6 thước 3 tấc; 2 cửa Tả Hữu Dịch Môn đều cao 7 thước 6 tấc, rộng 6 thước 3 tấc; chiều cao tổng thể của cửa từ mặt nền lên là 1 trượng 4 thước 9 tấc".


Hệ thống bậc cấp để từ mặt đất đi lên nền đài được bố trí ở hai bên thân đài và nằm hẳn về phía sau. Đây cũng là phần được bố trí lùi vào phía trong so với bức tường trước của Hoàng thành, phần này rộng 5,25m. Cách bố trí này thật khéo và hầu như không ảnh hưởng đến hình khối của thân đài. Mỗi hệ thống bậc cấp gồm 21 bậc, làm hoàn toàn bằng đá thanh, mỗi bậc cao 22cm. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men màu.

Đăng Kỳ (Theo NetCoDo)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 2854
  SỚM MAI VỚI ĐẦM PHÁ  [30.12.2013 17:04]
  NHAN SẮC MÙA HẠ HUẾ  [12.07.2013 15:45]
  Miên man Tam Giang  [19.03.2013 16:10]
  Cầu đường bộ Bạch Hổ - Huế, trong trưa mùa Thu  [02.10.2012 16:49]
  CHUYỆN LÀNG PHÒ TRẠCH GIỮ 'ÁO QUAN CHO'  [07.06.2012 08:06]
  MỘT ĐÊM TRÊN PHÁ TAM GIANG  [22.05.2012 13:40]
  Độc đáo cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)  [21.03.2012 11:55]
  LÀM NGƯ DÂN Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG  [17.02.2012 13:24]
Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan