Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 02/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1441.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Ngôn ngữ đời thường xứ Huế [15.09.2011 12:47]
Xem hình
Hoa Súng

      Với người Huế, những từ như mô, tê, răng, rứa… vừa gần gũi vừa giản dị thân thương vì nó đã ăn sâu vào trong nếp sống thường ngày của người dân Cố đô. Những câu từ đơn giản nhưng lại tạo nên sự kỳ lạ đối với du khách bốn phương. 

Đối với người Bắc và người Nam, tiếng Huế là một “ngoại ngữ” vừa khó nghe vừa khó hiểu. Tiếng Huế khó nghe vì cách phát âm không đúng chuẩn của ngôn ngữ tiếng Việt. “Nói” thành “noái”, “ông” thành “ôn”, “chân” thành “chưn”, “yêu” thành “ưng”, “không” thành “khôn”….  Ví như “Em có ưng anh khôn?” có nghĩa là “Em có yêu anh không?”.

Bên cạnh đó còn có các từ địa phương như “mô, tê, răng, rứa, mần, bựa, chừ…” đậm chất Huế. Điều này tạo nên sự khó hiểu cho những người mới nghe lần đầu. Có một cô gái phương Bắc từng bị bất ngờ khi lần tiên đặt chân đến Huế đã nghe câu hỏi “O đi mô rứa?”. Cô không biết phải trả lời như thế nào nếu như không có người dịch giúp “Cô đi đâu vậy?”

Nhưng cũng chính vì sự khó nghe khó hiểu đó mà tiếng Huế tạo nên một sắc thái riêng, không pha tạp với ngôn ngữ của các vùng miền khác.

Có người bảo: Người Huế chi lạ, con “mắt” thì bảo là con “ngươi”, cái “sân” thì bảo là cái “cươi”, cái “chổi” thì bảo là cái “chuổi”, cây “chuối” thì bảo là cây “chúi”… Thế mà khi sống ở Huế một thời gian thì họ lại bắt chước giọng nói Huế. Nhưng cho dù cách bắt chước của họ có giống đến đâu thì cũng không thể nói giọng Huế “chuẩn” như người Huế gốc. 

Nhiều chàng trai khi đến Huế đều muốn lấy một cô gái Huế làm vợ. Phải chăng, chính từ giọng nói ấy đã tạo nên nét rất riêng, rất đặc biệt của người con gái Huế.

Ngôn ngữ Huế không tròn vành rõ chữ nhưng giản dị, chân phương, không kiểu cách, không màu mè. Hãy cùng lắng nghe cuộc đối thoại giữa một chàng trai và một cô gái sau bao ngày xa cách:
- “Răng bựa chừ anh khôn đến thăm em? (“Sao dạo này anh không đến thăm em?”)
- “Anh bị đau chưn.” (“Anh bị đau chân”)
-  “Răng anh khôn noái em qua thăm?” (“Sao anh không nói em đến thăm?”)
Chừ chưn anh răng rồi?” (“Giờ chân anh sao rồi?”)
-  “Khôn can chi” (“Không sao đâu”)

Lời đối thoại mộc mạc, chân tình nhưng thể hiện tình cảm thắm thiết của đôi trai gái.

Có người nói giọng Huế đầy chất thơ chất nhạc. Chỉ cần nghe cô gái Huế nói là đã thấy cả thơ và nhạc đong đầy.
 “Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni mới dị chưa tề
Sớm trưa chiều ba bữa đi về
Đưa và đón mần chi không biết!”
(Trích đoạn bài thơ Chuyện tình Huế cùng “răng, rứa”)

Những người xa Huế không chỉ nhớ về Huế với sông Hương, núi Ngự mà còn nhớ về Huế với chất giọng đặc biệt. Chỉ cần nghe ai nói “mô tê răng rứa” thì đã có cảm giác thân quen rồi. Bởi thế, những người Huế đi xa rất dễ kết thân không chỉ vì tình đồng hương mà còn bởi vì cùng chung một ngôn ngữ Huế.

Dù cho tiếng Huế không phải là tiếng chuẩn quốc gia mà chỉ mang tính chất địa phương nhưng nó đã để lại ấn tượng không thể nào phai trong lòng du khách thập phương. “Hãy giữ chút gì rất Huế đi em” - Câu nói này không chỉ là lời nhắn nhủ giữ lấy hình ảnh của người con gái Huế đoan trang thùy mị với tà áo dài, chiếc nón lá nghiêng nghiêng mà còn giữ lấy giọng Huế mộc mạc, chân phương.
  đặng thị triều


trieutrieudang83@yahoo.com.vn
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4448
  Biển khoét sâu vào bờ, nguy cơ hình thành cửa biển mới  [28.09.2011 12:57]
  Sông Hương đẹp mãi trong ký ức  [15.09.2011 21:57]
  Những bản nhạc cổ độc đáo ở làng Phò Trạch  [15.09.2011 21:56]
  Buồn vui của Huế  [15.09.2011 12:48]
  Phá Tam Giang: Một gam màu khác lạ của Huế  [13.09.2011 09:41]
  Về thăm Huế quê tôi  [07.09.2011 16:22]
  Mệ Lon-người con Thế Chí Tây,người nắm giữ báu vật tuồng Huế  [06.09.2011 08:33]
  672 tỷ đồng cho dự án đường Phong điền - Điền Lộc  [01.09.2011 09:32]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan