Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Chủ nhật, ngày 28/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst557.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Sự thờ ơ của lớp trẻ với sinh hoạt văn hóa làng quê [04.09.2009 11:19]
Xem hình
Lớp trẻ không hiểu vì họ không tham gia vào các sinh hoạt văn hóa làng quê đó! Ảnh: TmT

Hiện nay, nhiều thiết chế văn hoá làng xã đang dần mai một đi cùng với sự bành trướng của đô thị và sự len lõi của cuộc sống hiện đại đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ trong tầng lớp trẻ. Nó dần hình thành nên những thiết chế mới, nửa đô thị nửa làng xã trong những lớp trẻ sinh ra ở nông thôn nhưng đang trong quá trình tham gia ngày càng sâu vào cuộc sống đô thị, vào hoạt động công nghiệp và hiện đại.

  Điều đó dễ nhận thấy nhất chính là sự mai một, sự lãng quên những sinh hoạt văn hoá làng xã trong tầng lớp trẻ. Điều này đang tạo ra sự đứt đoạn, sự nửa vời trong kế thừa, kế tục và tham gia các hoạt động văn hoá làng xã.  Mà những sinh hoạt văn hoá ấy, cha ông họ, hay chính họ thưở thiếu thời từng tham gia vào, tạo nên sự sôi động, đa sắc đa màu cho từng sinh hoạt đó.

    Ngày trước, những làng ven thành phố Huế như Thanh Thuỷ Chánh, Thanh Thuỷ Thượng, Vân Thê, Lại Thế, Ngọc Anh ... luôn tồn tại nhiều sinh hoạt văn hoá từ mùa xuân đến mùa đông. Mùa xuân với hoạt động của Lễ Thanh Minh, mùa hè với lễ Hạ Chí, mùa thu với lễ Thu Tế, mùa đông với lễ Đông Chí. Rồi lễ Xuống Đồng đầu mùa lúa và lễ Cơm Mới sau khi gặt xong ... Sự tham gia của con em trong làng, của từng dòng họ, từng xóm từ lớn đến nhỏ, đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự đoàn kết, cho sức sống và văn hoá của làng. Và ai ai là con cháu của làng đều ngónng đợi lễ làng, lễ họ để tham gia, để hoà mình vào vào không khí ấy.

    Nhưng điều này đang dần trở thành dĩ vãng. Bởi chỉ còn người già và chỉ có ai tâm huyết với lễ làng, với sinh hoạt văn hoá của làng, của dòng họ mới tham gia. Nhiều người trẻ, khi được hỏi vì sao không tham gia, chỉ “úi dào! việc của mấy ông mà” . Lễ Đông Chí mới đây, ở làng Thanh Thuỷ Thượng – xã Thuỷ Dương - huyện Hương Thuỷ, trong khi những người già, các chức sắc của các dòng họ trong làng đang tổ chức lễ Đông Chí ở đình làng và ở các từ đường của các họ, mấy người thanh niên tôi quen đang ngồi uống cà phê. Tôi hỏi: “Mấy anh không đi lễ Đông Chí à ?”. Mấy anh cười, nói: “Thời buổi mô rồi mà còn Đông với Hạ chí”.

    Sự thờ ơ với sinh hoạt văn hoá làng xã, sự phó mặc cho người già những công việc, những sinh hoạt văn hoá làng xã của lớp trẻ đang đẩy những sinh hoạt văn hoá ấy đi vào con đường mai một. Bởi vì chỉ có sự kế thừa liên tục của các thế hệ mới lưu giữ được những giá trị văn hoá xuất phát sinh hoạt ấy. Nhiều người không hiểu vì sao phải có lễ Cơm Mới sau khi gặt xong. Tại sao phải tế Đông Chí ở đình làng mà làng bên ấy lại tế Đông Chí ở các miếu, hay ở các ngã ba, ngã tư ...? Họ không hiểu vì họ không tham gia vào sinh hoạt ấy.

    Nếu có một khảo sát nho nhỏ về lễ Thành Hoàng ở bất kỳ một làng ven thành phố nào, ở lớp trẻ, có lẽ, sự hiểu biết của họ cũng khiến những ai quan tâm đến làng sẽ buồn.

    Có những quy định, những thủ tục tiến hành sinh hoạt văn hoá làng xã mà người đi trước đã tạo lập và định định hình, xuất phát từ cuộc sống, sinh hoạt của dân làng. Những điều ấy, chỉ khi tham gia vào, người ta mới hiểu tại sao lại như thế, chứ không phải làm là làm một cách hời hợt và làm cho có. Nhiều người trẻ không biết quỳ lạy như thế nào mới đúng. Chính lớp trẻ không tham gia, không nắm được nên sự kế thừa bị đứt đoạn. Từng sinh hoạt văn hoá làng xã có những mất mát về cách thức tiến hành, dần dần, qua thời gian, nó sẽ mát đi. Đến một lúc nào đó, làng sẽ mất đi những giá trị văn hoá mà cha ông họ đã tạo nên. Không đợi phải có những sinh hoạt văn hoá đặc sắc, thu hút khách phương xa mà ngay chính sinh hoạt văn hoá của từng làng  đã mang trong đó một tầng văn hoá và đời sống tinh thần biểu trưng của làng rồi. Điều ấy mới giá trị.

    Sự quay lưng của lớp trẻ với sinh hoạt văn hoá làng quê chính là con đường của sự tàn lụi văn hoá làng xã trước văn hoá thị thành, trước đời sống hiện đại. Sự tàn lụi này là tất yếu của sự phát triển đời sống tinh thần theo tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, ai cũng có nơi mình sinh ra, có nơi từng là cái gốc văn hoá mà ông cha đã vun đắp. Ở đây, chính là văn hoá làng xã. Giữ lấy cái gốc chính là giữ lấy cho mình một giá trị văn hoá đã trở thành dòng chảy trong huyết quản. Văn hoá làng quê tuy mang tính chất quê mùa nhưng lại là sự giản dị, sự mộc mạc mà sau luỹ tre làng, ngàn đời Việt Nam nhờ đó mà giữ được bản sắc của mình. Theo xu thế chung phải theo, nhưng không thể bỏ đi cái gốc ấy, tất nhiên phải ở dưới một hình thức phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại chứ không thể quay lưng với nó. Vì quay lưng với sinh hoạt văn hoá làng xã là quay lưng với một bề dày văn hoá được hun đúc ngàn năm “cây đa - bến nước – sân đình”./. 

Đăng Kỳ ( Theo TRT )     

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3660
  Hán nôm làng xã xứ Huế  [24.11.2009 16:37]
  Bàn thờ Tổ tiên - nét văn hóa dân tộc  [17.11.2009 18:15]
  Định nghĩa Cúng, Khấn, Vái, và Lạy  [09.11.2009 14:47]
  Mẹ và quê hương - Lục bát của tâm hồn  [02.11.2009 13:41]
  Festival Huế 2010:Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô và điểm hẹn các Di sản Văn hoá thế giới  [27.10.2009 21:40]
  Chiêm ngưỡng bộ mộc bản dân gian cực kỳ quý hiếm  [23.10.2009 14:19]
  Kể chuyện Trung Thu  [23.09.2009 12:02]
  Thành hoàng làng trong tín ngưỡng dân gian người Việt  [15.09.2009 14:54]
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3 ... 12, 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan