Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ hai, ngày 29/04/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst676.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42            

Festival Huế 2010:Nơi gặp gỡ các thành phố cố đô và điểm hẹn các Di sản Văn hoá thế giới [27.10.2009 21:40]
Xem hình

Đó là Thông điệp Festival Huế 2010 vừa được đồng chí Ngô Hòa-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin trong báo cáo Kế hoạch tổ chức Festival Huế 2010 với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 22/10/2009.  

Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì cuộc họp cùng một số vụ chức năng của Ban (Văn phòng, Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Vụ Báo chí - Xuất bản và Vụ Tuyên truyền). Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2010 là một lễ hội lớn, một hoạt động hưởng ứng được đưa vào chương trình quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cũng giống như Pháp với Festival Avignon, Úc với Festival Adelaide, Anh với Edingburgh, đến hẹn, Huế, thành phố Festival, cố đô của Việt Nam đang chuẩn bị cho Festival văn hoá du lịch định kỳ hai năm một lần.

Sau thành công của Festival Huế 2008, ngày 25/5/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Công văn số 2288/UBND-VH chỉ đạo công tác triển khai Festival Huế 2010. Theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trung tâm Festival Huế là đơn vị chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh xây dựng Đề án tổ chức Festival Huế 2010.

Đề án xây dựng dựa trên kinh nghiệm tổ chức, phát huy thành quả của sự kiện văn hoá có tầm quốc gia và mang tính quốc tế qua 5 kỳ tổ chức trước (từ năm 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008), Festival Huế 2010 phát triển theo hướng nâng cao chất lượng nghệ thuật và tính chuyên nghiệp.Trên tinh thần cầu thị, học hỏi, mỗi kỳ, tỉnh Thừa Thiên - Huế lại rút kinh nghiệm, tiếp thu và sáng tạo nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật giàu tính nhân văn và hội nhập.

Năm 2010, với Huế, ngoài sự kiện Festival sẽ có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra ở thành phố cố đô này. Đó là sự kiện 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, 375 năm kỷ niệm sự kiện chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định chọn Kim Long để xây dựng Thủ phủ xứ Đàng Trong bên bờ sông Hương, tiếp đó là Đô thành Phú Xuân – đô thị Huế ngày nay và Festival Huế 2010 - một chương trình quốc gia cùng với nhân dân cả nước hưởng ứng ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nối kết các thành phố cố đô và là điểm hẹn các Di sản Văn hoá thế giới.

Festival Huế 2010 sẽ diễn ra trong 9 ngày (từ 5/6/2010-13-6-2010), khai mạc vào ngày 05/6/2010 (thứ 7) tại Quảng trường Ngọ Môn và bế mạc vào ngày 13/6/2010 (Chủ Nhật) trên sông Hương với một không gian diễn xướng mới lạ, ấn tượng. Trước ngày khai mạc, nhiều hoạt động phong phú sôi nổi và hấp dẫn sẽ diễn ra nhằm hưởng ứng, khởi động và chào mừng Festival Huế 2010. Do trùng với thời điểm diễn ra World Cup, tỉnh đã có kế họach kết hợp các hoạt động để người dân, du khách trong và ngoài nước vừa tham dự Festival Huế, vừa có điều kiện theo dõi sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

Festival Huế lần thứ 6 này đã chú ý thiết kế tổng thể không gian Festival Huế và ánh sáng nghệ thuật trên các đường phố trung tâm và hai bên tường thành Đại Nội tổ chức lễ hội. Tập trung khai thác không gian văn hóa truyền thống của các kỳ Festival Huế trước đây, Festival Huế 2010 mở rộng ra các vùng lân cận, đặc biệt là khu thị trấn, thị tứ, các khu đô thị mới của Thừa Thiên - Huế và khai thác thêm không gian của các công trình văn hóa, thể thao mới được hình thành và đưa vào sử dụng.

Trung tâm Đại Nội là hạt nhân của các kỳ Festival Huế với khoảng 5 sân khấu ngoài trời và một số địa điểm trong nhà. Đây là không gian quyến rũ của Đại Nội về đêm quy tụ các chương trình đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế với nhiều sân khấu nghệ thuật đa dạng, nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, sang trọng và thú vị, như: Đêm Hoàng cung, những buổi yến tiệc và những trò chơi cung đình... Ngoài Đại Nội, biệt cung An Định, không gian diễn xướng mở rộng ở tại nhiều điểm khác trong thành phố Huế: Hồ Tịnh Tâm, quảng trường Ngọ Môn, khu vực bờ Nam sông Hương, các khu vực ngoại thành, các vùng nông thôn. Nghiên cứu một số vị trí phù hợp ở các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền…để bố trí một số chương trình nghệ thuật của các đoàn trong và ngoài nước. Hình thành các điểm vệ tinh của Festival Huế 2010 gồm: Một số Lăng tẩm triều Nguyễn, Công viên Nguyễn Văn Trỗi, Công viên Thương Bạc, Công viên 3-2, đường Nguyễn Đình Chiểu, Khu du lịch Thuận An, Lăng Cô, Cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích, Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung, Khu văn hoá Huyền Trân... tổ chức thành các trung tâm lễ hội, với những buổi quảng diễn nghệ thuật hoành tráng, sôi động và nhiều sân chơi dân gian, phố ẩm thực mang sắc thái độc đáo. Ngoài ra, Đề án đã chú ý hình thành các điểm dịch vụ, trung tâm dịch vụ phục vụ du khách ở các điểm như: phố cổ Gia Hội, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu…

Festival Huế 2010 tập trung xây dựng một số chương trình nghệ thuật và lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng. Phương thức tổ chức thực hiện theo công nghệ Festival Văn hóa - Nghệ thuật – Du lịch, gồm 3 phần:

Chương trình IN là chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp đặc sắc được chọn lọc tinh gọn, chất lượng.

Chương trình OFF là chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp có điều kiện diễn bên ngoài, các hoạt động văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật có tính cộng đồng. Các hoạt động nghệ thuật đường phố với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước rất được chú ý.

Chương trình hưởng ứng Festival là các hoạt động văn hóa được xã hội hóa có chủ đề, chủ điểm tập trung theo định hướng của Ban Tổ chức nhằm tạo không khí sôi động, làm vệ tinh cho các hoạt động của Festival Huế 2010.

Đối với các lễ hội cung đình đã được phục dựng trong các Festival trước, Festival Huế 2010 sẽ tiếp tục tái hiện lại các lễ hội cung đình độc đáo của cố đô Huế với quy mô, chất lượng và hình thức thể hiện hấp dẫn, quy tụ sự tham gia của đông đảo lực lượng nghệ sĩ, diễn viên và công chúng. Lễ Tế Giao sẽ tiếp tục duy trì trên cơ sở nâng cao tính nghệ thuật và sự trang nghiêm của lễ hội này. Đêm Hoàng Cung sẽ chỉnh lý nội dung, hình thức hấp dẫn hơn, bổ sung một số hoạt động thiết chế của triều đình, gắn không gian bên ngoài với không gian bên trong Đại Nội nhằm thu hút quần chúng tham gia. Huyền thoại Sông Hương sẽ duy trì theo hướng cô đọng và nâng cao chất lượng khai thác chất trữ tình và vẻ đẹp của dòng sông. Hương Giang đã trở thành báu vật của muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này góp phần tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.

Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, sự kiện chúa Nguyễn Phúc Lan chọn Kim Long làm thủ phủ, 50 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn, những chương trình mới được xây dựng, như: Lễ hội sân khấu hoá “Hành trình mở cõi”, tái hiện nghệ thuật “Cuộc thao diễn thuỷ binh dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan” và nhiều hoạt động nghệ thuật của 3 thành phố kết nghĩa là cây một cội là con một nhà như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Các lễ hội diễn ra trước Festival gồm Lễ hội Quang Trung và khánh thành Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung (12/2009); Lễ hội Đền Huyền Trân (9 tháng Giêng); Lễ Tế Xã Tắc (tháng 2 Âm lịch); Lễ Phật Đản (Rằm tháng 4 Âm lịch).

Các chương trình lễ hội khai mạc, bế mạc tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức trình diễn, có kịch bản, khai thác kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong biểu diễn, có sử dụng hình thức pháo hoa nghệ thuật…Hình thức sân khấu, khán đài cũng sẽ được thiết kế độc đáo so với các kỳ Festival trước. Lễ hội Áo dài độc đáo với không gian quảng diễn và thiết kế đầy màu sắc, sang trọng và đậm đà nét Huế. “Đêm Phương Đông” là chương trình mới, phô diễn vẻ đẹp lộng lẫy và sắc thái độc đáo của trang phục các dân tộc Châu Á. Một số chương trình cộng đồng thu hút khách du lịch và công chúng tham dự lễ hội được xây dựng, như: “Đám cưới truyền thống Huế” gắn với các hoạt động ẩm thực phục vụ du khách; Ngày hội ẩm thực “món chay xứ Huế”; hoạt động dành riêng cho thiếu nhi được thể hiện như một truyền thống đầy tính nhân văn của Festival Huế.

Từ kinh đô Huế huyền ảo đến các vùng phụ cận, từ những đền đài, cung điện, lăng tẩm đến những phố cổ và làng nghề xứ Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa - du lịch, lễ hội đa dạng. Đó là việc tổ chức các tour, tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng đất, từ Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới đến vùng cao A Lưới, Nam Đông và vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Du khách đến với Festival lần này sẽ được khám phá nghệ thuật sống đa dạng của cố đô Huế, khám phá các tuyến du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá đầy kỳ thú: “Một ngày, một đêm, một cuộc phiêu lưu”, “Tam Giang, Nắng và Gió”, hành hương về những ngôi chùa Huế nổi tiếng, được đắm mình trong các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, thăm các lăng mộ của các đời vua, những địa điểm thơ mộng, thưởng thức những món ăn đậm đà xứ Huế. Trên dòng sông Hương thơ mộng thưởng thức những làn điệu ca Huế man mác.

Điểm mới của Festival Huế 2010 là sự chắt lọc tinh hoa nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa của các đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia của 5 châu lục; là nơi gặp gỡ đầy ấn tượng của các thành phố vốn là cố đô, các thành phố có di sản thế giới. Thừa Thiên - Huế lựa chọn các đối tác đã tham gia và có nhu cầu đăng ký tiếp trên tinh thần ưu tiên quốc gia có di sản thế giới, các thành phố vốn là cố đô; ưu tiên cho di sản của các nước láng giềng: Angkor (Thái Lan), Luang Prabang (Lào), Gyonju, Kyoto, Nara, Sukhothai, Nam Kinh, Tây An. Pháp vẫn là đối tác chính. Festival Huế lần thứ 6 đón nhiều quốc gia tham dự: 10 nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Italia, Ukraina); 09 nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Israel); 04 nước châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cuba, Mêhicô, Achentina); 02 nước châu Phi (Senegal, Cộng Hoà Trung Phi); và châu Úc có một quốc gia duy nhất là Australia. Và Pháp vẫn là đối tác chính của Festival Huế 2010.

Đối tác trong nước, gồm các đơn vị nghệ thuật Trung ương; nhóm 3 tỉnh kết nghĩa: Hà Nội - Huế - Sài Gòn; nhóm các tỉnh, thành phố có Di sản văn hóa thế giới (Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Nam, Tây Nguyên), các tỉnh, thành phố có cố đô cũ (Thăng Long, Bắc Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa); các thành phố có vốn nghệ thuật truyền thống độc đáo; các lực lượng nghệ thuật chuyên và không chuyên của Thừa Thiên - Huế. Đây là chương trình quy tụ các chương trình biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cung đình Huế và đặc trưng tiêu biểu của những vùng văn hóa ở Việt Nam.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế rất chú trọng công tác tổ chức. Ngoài Ban Tổ chức, các tiểu ban chuyên môn trực thuộc Ban Tổ chức đã được hình thành; tiếp tục thành lập Hội đồng Nghệ thuật, các nhóm đạo diễn của những chương trình lớn; tiếp tục mục tiêu đào tạo lâu dài: Giám đốc Nghệ thuật, Giám đốc Kỹ thuật và Giám đốc Marketting cho Festival; đẩy mạnh công tác PR và truyền thông trên cơ sở tiếp tục với các đối tác có kinh nghiệm về truyền thông, quảng bá. Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức quảng bá chương trình Festival Huế 2010 trong và ngoài nước từ quý III năm 2009.

Kinh phí tổ chức Festival 2010 từ nguồn vận động tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tác lớn đang có dự án triển khai trên địa bàn; tiếp tục đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nghiên cứu tổ chức các nguồn thu hiệu quả và có tập trung từ hoạt động Festival.

Sau khi có Công văn chỉ đạo, tỉnh giao các đơn vị xây dựng Đề án, tỉnh Thừa Thiên - Huế có chương trình triển khai cụ thể; làm việc với Lãnh đạo và các vụ có liên quan của Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Vụ Báo chí - Xuất, Vụ Tuyên truyền, Văn phòng). Qua báo cáo Kế hoạch tổ chức Festival Huế 2010 của lãnh đạo Tỉnh, nghe ý kiến đóng góp của các Vụ liên quan, đại diện cho Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban đã phát biểu chỉ đạo: Nhất trí với những đề xuất của Tỉnh, việc tổ chức Festival Huế là nhiệm vụ không chỉ riêng Thừa Thiên - Huế mà cần sự chung sức của nhiều cơ quan, ban, ngành, địa phương góp phần xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc lớn của đất nước; Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị bàn công tác tuyên truyền về Festival Huế 2010. Từ đó, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về Festival Huế 2010; phối hợp chỉ đạo công tác an ninh, chính trị, tư tưởng văn hóa; tham gia Ban chỉ đạo Festival Huế 2010; xây dựng tài liệu hướng dẫn tuyên truyền và chỉ đạo đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm cổ vũ, động viên, tạo dư luận đồng thuận ủng hộ ủng hộ Festival của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Đây là Festival đầu tiên thực hiện Kết luận 48-KL/TW, ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020 “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á” [1].

Festival Huế 2010 là một lễ hội lớn, đầy ấn tượng và hấp dẫn với hàng trăm chương trình văn hóa - du lịch đặc sắc, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam và của cố đô Huế, nơi gặp gỡ các thành phố cố đô, các thành phố có di sản văn hoá thế giới, một diễn đàn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, gắn với mở rộng giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển

Thành phố Huế đang sẵn sàng đón chào hàng trăm ngàn du khách quốc tế và trong nước đến với vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Festival Huế 2010 hứa hẹn một mùa lễ hội với nhiều nét mới, đặc sắc, ấn tượng, hấp dẫn, xứng đáng là thành phố Festival trong lòng du khách gần xa và bạn bè quốc tế.

Đăng Kỳ ( Nguồn ĐCSVN ) 

 
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3169
  Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.  [19.03.2023 15:28]
  DƯ ĐỊA CHÍ - LÀNG THẾ CHÍ TÂY LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI  [16.09.2019 17:16]
  QUYẾT ĐỊNH LÀNG NGHỀ MAI VÀNG THẾ CHÍ TÂY - ĐIỀN HÒA  [03.01.2019 10:37]
  TIẾNG HUẾ-NGƯỜI HUẾ  [18.02.2016 12:48]
  CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI XUÂN TẠI LÀNG THẾ CHÍ TÂY XÃ ĐIỀN HÒA  [27.01.2016 10:28]
  Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập hồi đồng hương Điền Hòa - Eahu - Daklak  [14.11.2015 19:11]
  THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ THƠ  [13.07.2015 17:21]
  NẾP LÀNG  [30.12.2013 17:28]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Văn Nam   15 - 04
Hồ Ngọc Phú   20 - 04
Hồ Thị Kim Anh   20 - 04

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan