Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ ba, ngày 14/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst788.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Hương ước Thừa Thiên: Tinh thần gia tộc [19.12.2009 00:05]
Xem hình
Đình làng Dạ Lê

Cũng coi trọng vấn đề gia tộc nhưng dưới thời phong kiến, nó còn được luật pháp quy định chi tiết, như là một thiết chế cơ sở nền tảng: cá nhân - gia đình - làng - nước, theo quan điểm truyền thống Nho giáo “tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình”; và đó là điểm khác biệt cơ bản so với ngày nay.

“Trách cập gia trưởng” là qui định thường thấy, có nghĩa là trong trường hợp các thành viên gia tộc phạm pháp, bậc gia trưởng đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Theo lệ đào binh thời Nguyễn thì không chỉ người lính bỏ ngũ mà chính gia tộc lại bị trừng trị trước tiên, thậm chí phải thanh toán hết các khoản chi phí kèm theo.

Liên đới trách nhiệm chặt chẽ như vậy, gắn liền với cả một hệ quan niệm định chuẩn, có thể nói gia đình và dòng họ thực sự là nền tảng của xã hội mà ở đó, người trên luôn phải làm gương cho con cháu; ngược lại, hậu thế cũng không ngừng trau dồi để làm vẻ vang truyền thống gia tộc. Đó chính là trục quan hệ chủ đạo, chi phối và đảm bảo sự vận hành của đời sống làng xã, thông qua hương ước.

Làng xã miền Trung, khác với miền Bắc, phổ biến thờ Bổn cảnh Thành hoàng bởi người Việt đến đây trong tư thế tiếp quản. Vai trò của các dòng họ khai canh từ đó càng đặc biệt quan trọng, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ. Có trường hợp, một vị còn được phong Thành hoàng (ngài Thân Đại lang - An Lỗ, Ngô Đại lang - Phù Bài...). Cấm điều Thủ Lễ quy định khắt khe việc bảo vệ khu vực miếu ngài Thủy tổ Phan Công, như là vùng “cấm địa”. Nhiều làng còn trích hẳn ruộng công cho cháu con làm Tự điền để chi phí giỗ chạp. Ở Điều lệ An Gia, làng đặt 7 sào ruộng hương hỏa cho dòng họ Lê khai canh của làng, giao cho dòng họ cày cấy thu hoa lợi để lo việc thờ tự; Họ Phan là dòng họ có công đức lớn nhưng vô tự nên làng trích ra 8 sào tự điền, hằng năm cho mướn lấy tiền sắm sửa lễ hợp tế các vị tiên linh trong họ ngay tại đình làng vào tháng chạp “để biểu thị tấm lòng báo đức đền công”... Đi liền đó là sự tôn kính của hậu thế đối với tiền nhân, thể hiện rõ nét trong tôn ti trật tự xã thôn, đặc biệt là ở tế lễ mà vấn đề thời sự hiện nay là nếu thiếu tính khoa học và tế nhị, dễ dẫn đến nguy cơ tranh giành ngôi thứ, mất đoàn kết v.v...

Trong hương ước, có thể thấy gia tộc là một cấp độ cơ sở, hỗ trợ đắc lực cho hàng xã, cả về hành chính lẫn trong đời sống lễ nghi, từ trách nhiệm thu thuế, đi phu, bảo vệ trật tự trị an cho đến lễ nghi tế tự. Điều dễ dàng nhận ra là chính ở các bản hương ước xưa, luôn có chữ ký xác nhận hoặc điểm chỉ của các tộc trưởng trong làng, ngay sau hàng lý dịch. Hương ước Thanh Thủy Chánh quy định rằng trong việc thuê mướn ruộng đất khẩu phần, yêu cầu phải có “đủ trưởng họ xác nhận”. Hơn thế nữa, làng còn quy định đến kỳ nộp thuế, trưởng họ chịu trách nhiệm đối với các trường hợp con cháu lần lữa gây chậm trễ và do vậy, phải đền bù mọi phí tổn. Trong Sổ chi tiêu ở làng Lễ Khê, cứ cuối mỗi tháng kiểm kê, cũng phải có sự xác nhận của các vị trưởng tộc trong làng.

Việc “lễ” được Khoán lệ Thế Lại Thượng giao quyền điều động trai tráng về cho các dòng họ và “trưởng tộc sai phái không xong, phạt như lệ chức sắc để nghiêm phép làng”.

Trò chuyện ở đình làng

Gia tộc chính là giềng mối đạo đức trong xã hội, đặc biệt là dưới thời phong kiến. Ở Thế Lại Thượng, “bất hiếu bất mục” là một điều khoản quan trọng của luân thường đạo lý, “các việc ấy cần phải nghiêm chỉnh, ngõ hầu được cha hiền, con thảo, em kính, anh nhường, chồng bảo vợ theo”. Trong đời sống gia đình, lệ làng quy định rằng nếu có điều oan khuất mà không tự giải quyết được thì trình rõ lên quan hoặc lý dịch để phân xử. Còn như không trình, sinh lòng xấu làm náo động làng xóm, “nhẹ thì trách phạt trầu rượu, nặng thì bẩm quan trừng trị để giữ gìn luân lí”. Trong việc bồi đắp phong hóa, bậc làm cha làm mẹ, người trên phải chăm lo dạy dỗ con cháu và nếu không làm tròn bổn phận ấy, sẽ bị làng phạt khắt khe. Tội trộm cắp các thứ hoa quả ở ruộng vườn nhà người bị phạt 10 roi nhưng nặng nề hơn, “cha mẹ không biết răn dạy con em, phạt một mâm trầu rượu. Làm vậy để trừ gian, ai nấy phải tuân theo điều ước”.Không chỉ có phạt mà hương ước còn đề cao tinh thần khen thưởng để khuyến thiện, tương tự các việc ban cấp biển ngạch tôn vinh “hiếu tử”, “thuận tôn”... của triều đình phong kiến. Những tấm gương hiếu đễ ở Lễ Khê được làng trích công quỹ trợ cấp nhiều lần để đỡ đần bớt nỗi khốn khó; thậm chí là cấp cả tiền tuất hoặc đóng góp tiền chôn cất nếu chẳng may họ qua đời. Cao cả hơn, sau đó làng còn tổ chức họp tại đình, lấy ra một bài vị ghi danh người ấy đầy đủ, đặt thờ ở hai bên chái tả hữu và “trình lên quan địa phương biểu dương”.v.v... 

Thường thì với “Thập nhị tôn phái”, hay “Thất tộc”, các vị thủy tổ ngày trước nhường nhau vị trí khai canh, thành hoàng làng, như trường hợp giai thoại các vị thủy tổ làng Phù Bài, nhưng ngày nay, ngược lại, nhiều nơi lại nảy sinh mâu thuẫn bởi sự tranh giành. Tất cả đều xuất phát từ quan niệm nhìn nhận vấn đề gia tộc mà theo tinh thần của hương ước truyền thống, mối tệ đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Đăng Kỳ (Theo NetCoDo)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3212
  Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.  [19.03.2023 15:28]
  DƯ ĐỊA CHÍ - LÀNG THẾ CHÍ TÂY LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI  [16.09.2019 17:16]
  QUYẾT ĐỊNH LÀNG NGHỀ MAI VÀNG THẾ CHÍ TÂY - ĐIỀN HÒA  [03.01.2019 10:37]
  TIẾNG HUẾ-NGƯỜI HUẾ  [18.02.2016 12:48]
  CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI XUÂN TẠI LÀNG THẾ CHÍ TÂY XÃ ĐIỀN HÒA  [27.01.2016 10:28]
  Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập hồi đồng hương Điền Hòa - Eahu - Daklak  [14.11.2015 19:11]
  THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ THƠ  [13.07.2015 17:21]
  NẾP LÀNG  [30.12.2013 17:28]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan