Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Đồng hương
Thứ năm, ngày 02/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst601.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Làng đợi
Xem hình
Biển Phong Hải không còn là nguồn sống của người dân nơi đây. Họ đợi những “điều kỳ diệu” từ bên kia đại dương

TTCN - Đợi tin người thân, rồi đợi tiền và đợi tình. Những “cái” đợi ấy cứ hiển hiện tại một ngôi làng biển bé nhỏ ở miền Trung. Người dân ở đây “không thể làm ra tiền nữa” nhưng tất cả những chi tiêu, mua sắm lại được tính bằng… đôla.

Thật nghịch lý. Còn các cô gái dẫu đã đến tuổi cập kê nhưng không chịu... lấy trai làng mà nuôi mộng theo chàng Việt kiều “chưa rõ mặt”.

Chúng tôi tìm về xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong một buổi chiều chói nắng. Ngôi làng nằm sát chân sóng rộng chưa đến 4km2 vuông ấy giờ đây nhộn nhịp đến lạ kỳ.

Con đường mòn cát cháy đến bỏng chân ngày nào giờ được thay thế bởi tuyến đường trải nhựa phẳng lì chạy luồn giữa những tòa nhà cao ngất. Tất cả đã đổi thay sau những chuyến đi bão táp của người dân làng cá này.

Ông Nhiên, ngoài 60 tuổi ở thôn Hải Nhuận, trầm tư nhớ lại: “Ngày ấy cứ đến mùa biển động là cả làng phải treo niêu. Đói lắm, đói đến mờ cả mắt. Đói đến nỗi khoai trồng chưa kịp ra củ đã bị đào lên lấy rễ để ăn. Thời điểm ấy một số bám làng sống, số còn lại khăn gói vào sâu trong đất liền như Điền Hòa, Điền Hải làm thuê. Vào những năm 1980, cả làng bói không ra một căn nhà xây…”.

Thế rồi mưa không thuận, gió không hòa, cũng như bao bãi ngang ở miền Trung, bãi biển làng Phong Hải phải gánh chịu liên tục những trận sóng gió. Bão lớn, thuyền nhỏ đã đẩy làng chài vào tình cảnh đói rách tả tơi. Không chịu nổi, nhiều thanh niên trai tráng trong làng đành nghĩ chuyện ly hương.

Những con thuyền nan bé nhỏ chạy bằng máy D12 đầu tiên xé sóng thẳng hướng mặt trời mọc mà đi tìm “miền đất hứa”. Nhưng rồi nhiều chuyến tàu đã ra đi bặt vô âm tín. Năm 1987, sau một cơn bão kinh hoàng nhiều tàu cá lại ra đi vượt biển hàng trăm người...

Những ngày ấy các làng biển ở Phong Hải như mất hồn, những người ở lại ngày đêm trông ngóng đến não lòng. Nhiều tin “dây thép” từ nửa vòng trái đất đánh về đã khiến cả làng chài xôn xao, dù chỉ là hung tin “tàu bị bão đánh tan xác ngoài khơi”.

Rồi mọi chuyện cũng qua đi, dần dần người làng biển Phong Hải bắt đầu đón nhận những thông tin tốt lành kiểu như “Con đã định cư ở Cali”, “Cả nhà vẫn khỏe và đang trên đường đến định cư ở nước thứ ba. Có thể là Úc hoặc Canada”... Ông Nuôi, một người có thân nhân ở Mỹ, tâm sự: “Nhận được tin con báo về, đêm ấy cả nhà tôi không ngủ được”. Nhiều gia đình vì quá mừng mà sẵn sàng đi vay tiền về “vật” bò tạ ơn trời, đất, tổ tiên.

Vào những năm 1994-1995 trở đi, cả làng chài Phong Hải bắt đầu sôi động hẳn lên bởi tiền nước ngoài gửi về. Người Huế bảo muốn biết ai là người vùng biển chỉ cần nhìn tướng đi đổ chúi về phía trước là y chang. Còn muốn biết người đó có thân nhân ở nước ngoài hay không chỉ cần nhìn vào cổ, vào tay là trúng phóc.

“Vàng đeo đỏ cổ” là mốt thời thượng lúc ấy của nhiều gia đình có thân nhân Việt kiều. Tiền đô gửi về khiến nhiều hộ không muốn “ra khơi vào lộng” nữa. “Kinh tế chính nơi đây là biển, vậy mà giờ đây rất ít người còn mặn mà với nghề. Tất cả đều trông đợi tiền thân nhân gửi về” - một cán bộ xã Phong Hải cho biết.

Nhìn những con thuyền nằm úp mình xoay lưng về phía biển trong một ngày nắng đẹp đã khiến những ai dù ghét nghề biển đến mấy cũng cảm thấy xót xa. Theo số liệu thống kê, toàn xã Phong Hải hiện có không dưới 1.000 người đang sinh sống tại nước ngoài (đông nhất là Mỹ, kế đến là Canada, Úc, Pháp). Đặc biệt số hộ có thân nhân là Việt kiều ở đây chiếm gần 85%.

Ông Nguyễn Văn Nuôi, một cán bộ tư pháp - hộ tịch xã, cho biết: “Đời sống của người làng Phong Hải giờ đây phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Việt kiều và thời tiết. Nhưng thời tiết thì thất thường, mấy năm nay làm ăn thất bát, khó mà làm ra được đồng tiền. Do vậy, phần lớn nguồn sống của người dân là nguồn tiền gửi về từ bên kia”.

Những ngày về Phong Hải để thực hiện bài viết này, chúng tôi nhận ra một điều thú vị: đơn vị tiền mà đại đa số người dân nơi đây dùng để tính toán, ước lượng, chi trả đều là… đô la. Những ngôi nhà dành cho người sống lẫn những ngôi mộ của người chết được xây dựng với số tiền 30-40 hay 50 nghìn đôla không còn là hiếm.

Riêng những nhà thờ họ, tộc có nhà lên đến cả trăm nghìn đô. “Nhìn nhà thờ nào hoành tráng thì y rằng dòng tộc đó có nhiều con cháu đi bên kia. Tiền gửi về nhiều nhưng chủ yếu là để xây dựng nhà to, mộ lớn thôi, chứ đâu có đầu tư làm ăn gì đâu” - một người dân nói giọng đầy trách móc.

Chính vì nguồn sống từ đôla ấy mà con gái ở làng lớn lên để... ngồi đợi. Đợi gì? Đợi tình của những người đàn ông Việt sống ở trời Tây và bỏ qua sự dòm ngó theo đuổi của các trai làng.

Lang doi
Những ngôi mộ như thế này được tính bằng đô la

T.C. 23 tuổi, ở thôn Hải Thành, là một phụ nữ như thế. Cô vừa sánh duyên với Việt kiều sau nhiều ngày chờ đợi (quê ở tận Vĩnh Long). “Qua môi giới người cô ruột ở Mỹ, thư đi thư lại, vậy là em biết ảnh. Hôm rồi ảnh về thăm quê và làm thủ tục cưới luôn. Hiện chồng em đã qua lại Mỹ, nhưng thủ tục xuất cảnh của em chưa hoàn tất nên phải chờ” - C. thỏ thẻ nói.

Những ngày ở quê nhà chờ thủ tục, C. miệt mài học Anh ngữ, khăn gói gạo cơm lên học ở tận TP Huế.

Nhưng khổ nỗi, cái tiếng Anh hầu như không hợp lắm với người vùng biển sóng gió này, nên học đâu quên đó, vậy là nhiều cô dâu đành phải “xếp bút nghiêng” chuyển sang học nghề “neo” (làm móng tay, chân). C. tâm sự: “Phải có nghề lận lưng để mai này qua đó mà làm, chứ không thì thất nghiệp”. Mỗi khóa học nghề làm móng tay chân này không quá 1 triệu đồng/người và cũng phải lên tận Huế.

Cũng như C., cô gái T.T.L. ở thôn Hải Đông sau khi làm thủ tục kết hôn với một Việt kiều cùng làng đã lập tức khăn gói lên Huế học nghề uốn tóc và trang điểm cô dâu. Trong ngôi nhà lớn thênh thang của gia đình cô, bên trên tường, bức ảnh chụp hai người nhân ngày cưới được phóng lớn như một tấm thảm. Không ai cả, trong căn nhà bêtông ấy giờ chỉ còn lại đôi vợ chồng già với một niềm tin: “Mai mốt con L. qua được bên kia rồi tha hồ mà sinh con đẻ cái để mang về cho chúng tôi thăm

“Từ đầu năm đến nay đã có 13 trường hợp đến làm thủ tục đăng ký kết hôn. Tất cả đều lấy Việt kiều”. - ông Nuôi mở sổ thống kê. Thế nhưng số lượng thanh nữ tìm lên Huế để học nghề “neo” và uốn tóc trong thời gian vừa qua lại tăng ngùn ngụt. “Phụ nữ làng ni lên Huế hết rồi, các chú là Việt kiều về tìm vợ hả?”, một chị bán hàng xén ngay đầu làng đã nhanh nhẩu hỏi.

Còn một thanh niên khi nghe hỏi đã buồn buồn trả lời “Ở đây, con gái đứa nào “nở mắt” một tí là trông ngóng Việt kiều bên kia về cẩu (bốc) đi”. “Nếu đi Pháp hay Úc thì sớm hơn chứ đi Mỹ phải chờ đợi lâu hơn, có trường hợp chờ đến hai năm ròng rã” - ông Ba, người có đứa con gái đã gả cho một Việt kiều Pháp, đúc kết. Rồi ông nói thêm: “Nhưng đợi mấy cũng phải đợi, chứ ở đây quanh quẩn chỉ thấy cát và sóng biển thì làm cái gì mà ăn”.

Ôi, đợi!

Đăng Kỳ (TheoTuổi Trẻ ) 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 2887
  HƯƠNG ƯỚC LÀNG THẾ CHÍ TÂY  [16.10.2018 19:32]
  HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG  [26.02.2018 12:07]
  MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG MỘT GÓI KHI NO  [21.09.2015 21:20]
  PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN QUÊ HƯƠNG ĐIỀN HÒA GIAI ĐOẠN 2015-2020  [10.08.2015 10:40]
  ĐIỀN HÒA - CHẶNG ĐƯỜNG 5 NĂM PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI THAY (2010 – 2015)  [28.07.2015 05:05]
  HỘI LÀNG THẾ CHÍ TÂY ( LẦN THỨ IV)  [18.03.2015 09:43]
  Làng Thế Chí Tây - Lễ thượng tiêu Tết Ất Mùi 2015  [02.03.2015 12:14]
  HỘI MAI XUÂN ĐIỀN HÒA 2014  [20.01.2014 12:07]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 9, 10, 11  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan