Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ bảy, ngày 18/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1004.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Tết quê [05.05.2010 16:03]
Xem hình

Sắp xếp mãi, Tết này tôi về quê ăn Tết, làng Thế Chí Tây, xã Ðiền Hòa, Phong Ðiền, Thừa Thiên - Huế. Mà không chỉ một mình, cả nhà, có hai cô con gái. Và, điều mừng là, hai con gái tôi rất háo hức dù chúng đang sống ở một thành phố lớn nhất nước...

Phải đến mấy chục năm tôi mới lại đón một cái Tết quê.

Hồi nhỏ chả nói làm gì. Những năm sơ tán, lênh đênh theo bố mẹ, nhiều khi Tết về trên phoóc-ba-ga, bánh chưng thay bằng cơm nếp, khẩu súng tự tạo bắn đạn diêm thay pháo, áo xanh trứng sáo, quần xanh sĩ lâm, dép cao-su cài đủ bốn quai, đầu nhúng nước chải láng o... Tết trong tâm tưởng chúng tôi là bất tận những trò chơi, vừa nghịch ngợm vừa lãng mạn. Tết còn là háo hức dập dềnh tàu chợ Thanh Hóa - Ninh Bình chúng tôi về thăm quê ngoại. Cái ngõ nhà ngoại gập ghềnh đá đầy ốc sên, loại nhỏ rất dễ thương chứ không to kệch xấu xí bẩn thỉu như sau này tôi thấy. Những mâm cỗ Tết sáu bát sáu đĩa hay tám bát tám đĩa giò nem bung mọc tùy khả năng từng nhà. Thời sinh viên, chán nhất là phải... về nhà ăn Tết. Thì tuổi đang tơn tớn thế, cái ma lực của ánh đèn đô hội nó ghê gớm lắm, cái nỗi ham vui bề nổi nó điên cuồng lắm, thế mà phải về quê, lọ mọ cúng cúng vái vái, đi ra đi vào, tre pheo luồng nứa... chả chán sao được...

Làng tôi có nghề làm mai cảnh, rất nhiều nghệ nhân giỏi, mấy lần VTV1 rồi VTV2 giới thiệu. Trước Tết người thành phố về đặt mua rất nhiều, mỗi cây ba bốn triệu, có cây vài chục triệu, thậm chí có cây được trả tới cả trăm triệu, một số tiền không nhỏ với những người dân quê nghèo. Tôi tưởng họ sẽ hăm hở bán, nhưng té ra có nhiều nhà không bán mà giữ lại chơi Tết cho sướng. Sân nhà tôi chú em cũng có mấy chục gốc mai và lộc vừng rất đẹp, tưng bừng nở. Làng tôi ở bên sông Ô Lâu, cách thành phố Huế chừng hai chục cây số đường chim bay và bốn chục cây xe chạy vòng, nó vinh dự được liền kề quê của các danh nhân Nguyễn Tri Phương, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh... khi xe chạy qua Phong Chương, tôi giới thiệu với các con: Ðây là nơi sinh ra và lớn lên của Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Ông sinh ở đất này và đã tuẫn tiết để bảo vệ thành Thăng Long cách quê mình cả nghìn cây số. Các con tôi rất ngạc nhiên vì quê của một danh tướng mà hiền hòa bình dị quá...

Ba mươi Tết, trong khi ở thành phố người ta đang đi siêu thị, đi chợ hoa thì nhiều nơi ở nông thôn có người vẫn ra đồng cấy cho kịp vụ. Tất nhiên chợ quê vẫn mở. Bàn thờ vẫn được lau dọn, nhà cửa vẫn được trang trí... Chợ quê cuối năm là nơi người ta phô diễn sản vật tươi sống và cũng là nơi trưng bày các phong tục đậm đặc văn hóa Việt. Nông thôn là nơi làm ra sản vật, nhưng thành phố lại là nơi điều tiết. Các sản vật ở nông thôn phần lớn ngược lên thành phố rồi lại được "đánh" ngược lại các chợ quê. Chợ quê không đầy đủ các thức các món như ở siêu thị, ở các chợ trung tâm thành phố, nhưng bù lại nó có âm hưởng, có hơi thở, có cái rạo rực tươi mởn của đồng đất, của chân quê, có cái đậm đặc nồng nã của ký ức, của mồ hôi nước mắt, của sự chân thật nghĩa tình, của nghĩa tình làng nước, của con cón nâu non, hỏi chào vồn vã... những đặc sản mà siêu thị máy lạnh, chợ trung tâm dẫu tiền chất như núi không có. Chưa hết, còn lá non sương ngậm, còn cỏ mát triền đê, còn những tấm lưng ong, những đầu mày cuối mắt, những lúng liếng giòn tan những ngượng ngùng e ấp... nó là một phần chợ quê, là sản vật quê, chỉ quê mới có, chỉ có về với làng, với mẹ, với tuổi thơ, ký ức mới có...

Ba mươi Tết, bận mấy thì bận, các gia đình bên cạnh việc chuẩn bị bàn thờ nhà mình, không quên sai con cháu sắp cỗ mang sang thắp hương bên nhà thờ họ, bên các nhà bác cả bác hai, nơi đặt bàn thờ ông bà cha mẹ. Chẳng nhiều nhặn gì, nhiều khi chỉ là thẻ hương, gói trà, phong bánh... Nhà tôi thờ từ ông cố trở xuống, nên con cháu mang đồ đến cúng khá nhiều. Ngày mùng một đi đâu thì đi, làm gì thì làm, trước tiên là phải khăn đóng áo dài sang nhà thờ thắp hương các ông bà. Vì thế nhà tôi luôn luôn đông khách. Ở một số vùng ngoài bắc còn có tục mỗi nhà làm một mâm đội đến nhà thờ hoặc nhà bác cả, nơi đặt bàn thờ ông bà cha mẹ, cúng xong ngả xuống "trộn cỗ" cùng ăn, rất vui vẻ đầm ấm.

Mùng một là ngày của bà con họ hàng, của hai bên nội ngoại. Người quê tôi đi thăm mộ ông bà cha mẹ xong lên nhà thờ họ thắp hương, thăm hỏi xong thì đi lễ chùa. Chùa ngay trung tâm làng. Mấy năm nay đời sống khá lên nên các nhà thờ họ và chùa được sửa sang, thậm chí làm mới khá đẹp. Nhà thờ họ Văn của tôi cũng mới được làm lại hoàn toàn, to và đẹp, do một người họ Văn làm ăn phát đạt ở Buôn Ma Thuột tài trợ chính. Nhưng quả thực là bên cạnh sự nguy nga phát triển, sự ganh đua giữa các dòng họ, các gia đình trong việc xây nhà thờ, xây lăng mộ nhiều khi cũng làm cho con cháu mệt mỏi. Người ta nhắc nhiều đến "thành phố của người chết" ở một số huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên, quê tôi cũng có... góp phần vào đấy. Những cái lăng nguy nga to gấp mấy lần nhà ở người sống cứ khiến ta phải suy nghĩ. Phần lớn lăng mộ loại này do người ở xa, chủ yếu là nước ngoài, gửi tiền về, người ở nhà chịu trách nhiệm thi công, quay phim chụp ảnh rồi gửi sang... báo cáo...

Mùng hai là hội quê, là ngày được mong đợi của những người dân quê một nắng hai sương, nhiều khi cả năm không ra khỏi làng. Tùy theo từng nơi mà người ta tổ chức từ đấu vật, đua thuyền, lô tô đến đá bóng, đá gà, văn nghệ... quê tôi hay tổ chức thi đánh đu. Thi đơn, thi đôi, đôi nam nam, nam nữ, nữ nữ..., những người dân quê sáng ba mươi còn tất tả ngoài đồng, hôm nay óng ả áo dài khăn đóng, nữ thì áo dài mầu quần trắng trịnh trọng bước lên đu và nhún. Tôi đọc được sự hãnh diện của từng nhóm người khi đôi đu của xóm mình, thôn mình diễn đẹp, lên cao và... mặt không biến sắc. Chao ơi là các niềm vui nhỏ nhoi nhưng nó là "của nhà giồng được" mỗi năm chỉ có một mùa, nên nó quý, nó hiếm. Nó quý nó hiếm nữa là ở đây là lễ hội cộng đồng, trò chơi cộng đồng, không có khách chủ, tất cả là chủ thể...
 
Ai nói gì thì nói, phản đối thì phản đối, lười nhác thì lười nhác... Tôi ủng hộ và rất thích phong tục quê tôi là trưa nào cũng cúng, cúng từ ba mươi đến mùng ba. Trừ mùng một cúng bánh, còn là cúng cỗ. Ăn gì cúng nấy, nhà ai có gì bày lên bàn thờ thức ấy. Ở thành phố người ta chia ra đồ cúng đồ ăn, ở đây tất cả các đĩa bát tô muỗng đũa được bày hết lên bàn thờ. Không chỉ bàn thờ, bày cả ra hè, ra sân, ra vườn (vườn người Huế thường có trang cúng cô hồn). Mà không chỉ một mâm, thường thì ba bốn mâm, cúng xong hạ xuống ăn, nhiều khi nhà ít người vẫn phải bày nhiều mâm cúng, cho nên mới thấy cái sự quan trọng của việc con cháu tập trung về ngày Tết. Sáng sớm thì con dâu con gái tíu tít đi chợ, về thì tíu tít băm băm chặt chặt nấu nấu nướng nướng. Ðàn ông thì khăn đóng áo dài xếp cỗ bày bàn thờ và cúng, gọi là quảy cơm. Những bữa cơm sau cúng ấy thật sự là những cuộc giao lưu tình cảm thú vị. Chả cứ người ở xa về, mà ngay những người quanh năm ở bên nhau, đây cũng là giờ phút dễ trải lòng nhất. Mẹ tôi chín mươi tuổi, đau cột sống, nhưng lúc này cũng cố ngồi dậy, giữa quây quần con cháu và mắt đẫm lệ. Từ hai thằng con trai quặt quẹo ngày nào lang thang cùng bà trên các nẻo đường công tác khắp miền bắc thời chiến tranh phá hoại, giờ bà có thêm hai người con dâu và bốn đứa cháu, hai trai hai gái, to lớn kềnh càng, ồn ào nhưng ngoan ngoãn hiếu thảo. Sáng mùng một mọi người mừng tuổi lẫn nhau, mẹ tôi cho mỗi đứa cháu một chỉ vàng, bảo quà của bà dành dụm sau bao nhiêu năm hoạt động cách mạng đấy. Năm nay mẹ tôi có hai niềm vui, một là bà đã được nhận huy hiệu sáu mươi năm tuổi Ðảng và hai là tết con cháu về đầy đủ để mừng bà đại thượng thọ dẫu bà không đồng ý tổ chức dềnh dang mà chỉ trong phạm vi con cháu...

Rồi Tết cũng qua, tối mùng ba tôi lên xe về thành phố Plây Cu, hai con gái tôi vào thành phố Hồ Chí Minh công tác và học tập, nhưng tôi tin, trong hành trang của chúng sẽ có những ngày Tết quê thật đầm ấm và nhiều ý nghĩa, chúng hiểu, để có thứ ánh sáng đô hội ồn ã tấp nập chúng sống, còn có những làng quê lặng lẽ với những người quê lặng lẽ bên lũy tre, mái đình, nơi ẩn chứa những giá trị văn hóa và tâm linh bền vững, hướng thiện và rất đẹp. Có những cái Tết quê, chợ quê, con đường quê, bữa cơm quê, nơi ông bà cha mẹ chúng đã gửi vào đấy tuổi thơ, ký ức, những ký ức trong trẻo nhất, hồn nhiên nhất mà con người có thể có được...

 
Đăng Kỳ (Trích hồi ký Văn Công Hùng)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 2798
  CẢM XÚC NGÀY HỘI NGỘ  [13.08.2016 15:37]
  Tản mạn của nhà báo Lê Phi Tân : CANH TRÌA - KHẾ CHUA  [31.07.2016 14:26]
  XUẤT HÀNH - KHAI TRƯƠNG - CÚNG TẾ THÁNG GIÊNG NĂM BÍNH THÂN 2016  [14.01.2016 13:15]
  XUẤT HÀNH - KHAI TRƯƠNG - CÚNG TẾ ĐẦU NĂM ẤT MÙI - 2015  [07.02.2015 18:39]
  LÀNG QUÊ- PHỐ THỊ  [09.08.2013 13:23]
  Bài hát về dòng tộc tổ tiên Nguyễn Đăng  [03.06.2013 12:51]
  Góp ý kiến  [24.05.2013 16:55]
  Cựu học sinh cấp III Phong Điền khóa học 78 – 81 tại TP HCM gặp mặt nhân kỷ niệm ngày 30/4  [10.05.2013 22:16]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan