Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ năm, ngày 02/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1443.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Những bản nhạc cổ độc đáo ở làng Phò Trạch [15.09.2011 21:56]
Xem hình

     Ở tuổi 88 nhưng ngày nào ông Phạm Bá Diện (làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế) cũng đến từng nhà để truyền dạy những bản nhạc cổ với mong muốn không thất truyền nét văn hóa của làng mình.

     Làng Phò Trạch, một vùng quê giàu truyền thống văn hóa dân gian, kho tàng những bài hát, làn điệu dân gian độc đáo như: Múa bát dật, múa bài bông, múa thiên hạ thái bình, múa hát sắc bùa, chèo đồng ấu… Được tiếp thu những tinh văn hóa của quê hương nên đi đâu, mỗi lúc vui, lúc buồn ông Diện cũng mang hồn làng ra thể hiện.

    Là một thiếu tá về hưu, cuộc đời ông Diện đã sống và chiến đấu qua hai thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Đi qua bao nhiều nơi, bao nhiều đơn vị, bao nhiều trận đánh nhưng không bao giờ ông quên những làn điệu của quê hương. “Ngày ở quân đội, những lúc hành quân, những đêm biểu diễn văn nghệ là những làn điều nhạc cổ được tui cất lên. Ngày đó có người thì hát về quan họ Bắc Ninh, có anh thì hát ví dặm Nghệ Tĩnh, còn tui thi tài bằng hát nhã nhạc. Mỗi lúc nhớ quê, những làn điệu cất lên khiến đồng đội vơi nỗi nhớ nhà”.

     Mới đây, được sự tài trợ của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Huế, cụ Phạm Bá Diện đã đứng ra dạy múa dân gian cho các em học sinh trường Tiểu học Phò Trạch. 32 em học sinh lớp 4 và lớp 5 là những đứa trẻ lớn lên ở làng quê bên dòng Ô Lâu này đã cụ Diện truyền lại những câu hát đậm đà chất dân ca và những điệu múa đặc sắc truyền từ đời này sang đời khác như múa Thiên Hạ Thái Bình, múa Bát Dật…Chỉ trong vòng 2 tháng các em đã có thể thực hiện được các bài múa xếp chữ một cách khá thuần thục. Nhìn vào ánh mắt ngời sáng đầy thích thú của các em khi được một cụ ông dạy múa mới thấy được sức sống của những làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Việt Nam vẫn luôn luôn chảy trong mỗi một người.

     Thân sinh ông Diện là người mê nhạc cổ, đã hướng ông tiếp xúc với nhã nhạc. “Quê tui cứ vào mùa lũ, nước ngập vào nhà và cả nhà phải lên gác lửng tránh nước. Trong những lần như vậy, cái trống được ba tui cất giữ cẩn thận, vì đó là tài sản quý nhất đối với ông. Tui hay mang trống ra đánh và ba phát hiện ra tui có năng khiếu nhã nhạc nên thuê thầy dạy nhã nhạc cho tui. Về sau, tui trở thành một nhạc công theo thầy đi trình diễn trong các lễ hội ở quê, các vùng lận cận”, ông Diện nhớ lại.

     Sau bao năm chiến đấu, giữ nhiều chức vụ trong quân đội, ông trở về quê hương, nhìn thấy nét xưa đã không còn mà lòng đau như xé: “Là một vùng quê có truyền thống văn hóa, nhất là các làn điệu nhạc cổ rứa mà giờ vắng bóng cả rồi. Xót lắm!”. Nhớ lại lời dạy năm xưa của ba, ông đã ngày đêm suy nghĩ và bắt tay đi sưu tầm và truyền dạy cho thế trẻ sau để giữ gìn truyền thống văn hóa của làng.

     Bước vào tuổi xế chiều, vậy mà ngày nào cũng đi đến các nhà tìm người để thuyết phục và truyền dạy nhã nhạc: “Ngày mô cũng rứa, người đã già cả rồi mà ông ấy có chịu nghỉ mô, ăn ngủ lúc nào cũng nghĩ đến nhã nhạc. Lúc nào kiếm được cuốn sách hay nghe tin có liên quan đến nhã nhạc, đối với ông ấy như gặp một kho báu và ông tìm cho bằng được rồi mang về ghi ghi, chép chép suốt ngày suốt đêm, quên cả cơm nước luôn”, bà Trần Thị Sả, vợ ông Diện, tâm sự.

     Từ ngày về hưu đến này gần 30 năm, ngày nào ông cũng tìm đến các nhà thờ, đình làng, thư viện hay đàm đạo với bậc cao niên để dò hỏi về những bản nhã nhạc. Đến nay, ông đang sở hữu rất nhiều bài hát, điệu múa nhã nhạc bằng chữ nho, chữ Hán rồi dịch để truyền dạy. “Thỉnh thoảng có các bạn sinh viên về tìm hiểu, nhờ tui bày vẽ để làm khóa luận, rồi còn đón các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, thậm chí cả khách Tây đến thăm và đàm đạo nữa”, ông Diện nói.

     Ông Diện có thể hát, múa, đạo diễn các làn điệu về nhã nhạc. Bất cứ đâu khi có lễ hội, ma chay trong làng xã là tiếng trống, tiếng đàn được ông cất lên để đến bây giờ người làng gọi ông là “báu vật sống nhã nhạc của làng”. Ông Diện cầm cây nhị tay vừa kéo, miệng vừa cất lên những làn điệu, bà Sả vui cười nói: “Nhà tui rứa đó, vui buồn cũng rứa, suốt ngày ông lại cầm cây nhị, cây sáo, trống chơi cả ngày. Nhất là khi sưu tập được một bản nhạc mới là ông ấy tập đi tập lại cho thuần thục và dàn dựng bày cho bọn trẻ”.

     Với niềm đam mê nhạc cổ, sau bao năm sưu tâm và truyền dạy, năm 2003 ông đã thành lập được một đội nhã nhạc và đi biểu diễn từ làng xã cho đến huyện và được mời đi phục vụ các kỳ Festival Nghề truyền thống tại Huế, các lễ hội Hương xưa làng cổ ở Phước Tích và giành được nhiều giải thưởng. Đó là những thành công ban đầu, song để phát triển là cả một nỗi niềm trăn trở của ông: “Nhã nhạc rất khó học, hiện giờ lớp trẻ không mặn mà gì mấy nữa nhưng nếu không có người truyền giảng lại thì chẳng bao lâu, tất cả sẽ biến mất và không tồn tại trong đời sống thôn quê”.

     Vào mỗi buổi chiều, sân nhà ông lại tấp nập, có 30 - 40 em từ học sinh lớp 5 đến lớp 10 tập trung về đây. Với cương vị là người thầy am hiểu về nhã nhạc, ông Diện bày vẽ tận tình từng điệu múa, điệu hát cho các em. Là người cuối cùng hiểu về nhã nhạc của làng, trong lúc tuổi già sức yếu nhưng không ngăn bước được nhiệt huyết truyền dạy cho thế hệ sau, ông bộc bạch: “Nay vào tuổi gần đất xa trời nhưng nỗi lo của tui là sau này ai sẽ là người giảng dạy cho bọn trẻ để nó hiểu về một làng quê có một nền văn hóa nhã nhạc. Tui mong mình luôn mạnh khỏe để cống hiến cho nét văn hóa của làng sau này”.

     Để có được một lớp học nhã nhạc như thế, ông Diện mất bao nhiêu công sức từ việc vận động thuyết phục bọn trẻ, người lớn và tự ông đã bỏ tiền túi cùng với một phần hỗ trợ của xã mua dụng cụ và đồ hóa trang để cho bọn trẻ tập. Hiện ông mong muốn có 5 cái mi – cờ – rô và một bộ loa phát cho cả xã để người dân nghe và cảm nhận nhã nhạc trong những buổi tập hàng ngày.

     Trải qua mấy mươi năm bị quên lãng, trong những năm gần đây những điệu múa như Thiên Hạ Thái Bình, múa Bát Dật và cả điệu hát Sắc Bùa làng Phò Trạch đã sống lại cùng với những lễ hội như Festival nghề ở TP Huế hay lễ hội “ Hương xưa làng cổ” ở làng cổ Phước Tích. Cứ mỗi lần được cầm trống để chỉ huy các đội máu như cụ Diện chợt như trẻ ra cùng điệu hát quê hương… Niềm vui của cụ Diện càng được nhân lên khi những điệu múa này đã được truyền lại cho các em thiếu nhi trong làng.

     Những điệu hát múa dân gian của làng Phò Trạch vẫn còn đang được lưu giữ với những người tâm huyết như cụ Diện là một điều may mắn lớn cho làng quê bên dòng Ô Lâu này. Bây giờ các em thiếu nhi của làng đã biết đến những vốn quý văn hóa của quê hương mình. Ước nguyện của cụ Phạm Bá Diện là các em không chỉ biết múa một vài làn điệu mà phải biết đến cái gốc, cái tinh túy của kho báu văn hóa dân gian của làng.Rồi đây trong số các em thiếu nhi đã được cụ Diện dạy hát, dạy múa dân gian có ai sẽ tiếp bước con đường của cụ? Câu trả lời hình như vẫn đang còn bỏ ngỏ…

Đặng Thị Triều

trieutrieudang83@yahoo.com.vn
 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3406
  CẢM XÚC NGÀY HỘI NGỘ  [13.08.2016 15:37]
  Tản mạn của nhà báo Lê Phi Tân : CANH TRÌA - KHẾ CHUA  [31.07.2016 14:26]
  XUẤT HÀNH - KHAI TRƯƠNG - CÚNG TẾ THÁNG GIÊNG NĂM BÍNH THÂN 2016  [14.01.2016 13:15]
  XUẤT HÀNH - KHAI TRƯƠNG - CÚNG TẾ ĐẦU NĂM ẤT MÙI - 2015  [07.02.2015 18:39]
  LÀNG QUÊ- PHỐ THỊ  [09.08.2013 13:23]
  Bài hát về dòng tộc tổ tiên Nguyễn Đăng  [03.06.2013 12:51]
  Góp ý kiến  [24.05.2013 16:55]
  Cựu học sinh cấp III Phong Điền khóa học 78 – 81 tại TP HCM gặp mặt nhân kỷ niệm ngày 30/4  [10.05.2013 22:16]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 13, 14, 15  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan