Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ bảy, ngày 18/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst1655.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Nhớ ngày thất thủ Kinh đô [11.07.2012 08:54]
Xem hình
Nhà bia ở Mộ Đàn

 Những ngày này, ở Thừa thiên Huế rất nhiều gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức lễ cúng giữa trời giữa đất, có người cúng lễ đúng vào 23/5, nhưng cũng có người cúng sau, và đến 30/5 thì kết thúc, tất cả cũng chỉ cầu cho các vong linh đã chết hàng loạt (23/5/AL- Ất Dậu - 1885), vì chính nghĩa tỏ lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm . Đây, thành kính nỗi lòng, những gì còn lại và tâm linh nơi người dân Huế sống còn ... 

     UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định công nhận Nghĩa địa và chùa Ba Đồn là di tích lịch sử cấp tỉnh cần được bảo vệ và tôn tạo. Ngày 29/6/2012, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn cho phép Công ty cổ phần Đầu tư văn hóa du lịch Đất Việt phối hợp UBND phường An Tây tổ chức lễ cầu siêu, lễ tế âm linh cô hồn vào dịp 23/5 AL (Ngày thất thủ Kinh đô Huế), để tỏ lòng tri ân và tôn vinh truyền thống yêu nước, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Một bi khúc tráng ca
     Theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử, vua Kiến Phúc ở ngôi được hơn 6 tháng thì lâm bệnh, qua đời ngày mồng 7-4 năm Giáp Thân (tức 1/5/1884). Nguyễn Phúc Ưng Lịch, khi đó mới 12 tuổi, lên ngôi, lấy niên hiệu Hàm Nghi. Khâm sứ Rheinart trách cứ rằng, việc đặt vua Hàm Nghi lên ngôi không xin phép nước Pháp và cử đem 600 quân cùng một đội pháo binh từ Bắc vào Huế để thị uy. Bấy giờ, phái chủ chiến ở Huế vì tương quan lực lượng yếu hơn, nên phải chịu chấp nhận. Mặt khác, họ cũng lo tổ chức việc bố phòng để chuẩn bị cho trận chiến đấu sắp đến. Lúc này quân Pháp có ở Huế tổng cộng hơn 1.000 sĩ quan và binh lính. Pháp đặt điều kiện, khi phái đoàn vào đến Hoàng thành, vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai vàng đích thân ra đón. Tất cả nhân viên trong phái đoàn của Pháp, phải được đi vào Đại Nội bằng cửa chính Ngọ Môn và tuyên bố “nếu các người muốn yên ổn, thì trong 3 ngày phải nộp 200.000 thỏi vàng, 200.000 thỏi bạc và 200.000 francs”. Sự ngạo mạn và lăng nhục của phía Pháp khiến phe chủ chiến tức giận và quyết định đòn tấn công trước.
Chùa Ba Đồn
      Đêm 4, sáng ngày 5/7/1885, trong khi người Pháp khao thưởng binh lính thì vào một giờ sáng, quân Nam Triều nổ đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào trấn Bình Đài và đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp Kinh thành. Quân Pháp bị bất ngờ, giữ thế thủ để chờ đến sáng phản công. Súng từ nóc tàu bắn qua hạ được rất nhiều nghĩa quân, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạm Javelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp tiến vào nội thành. Bị bất ngờ phản công, quân Nam triều chống cự rất anh dũng, nhưng do vũ khí quá thô sơ, nên chịu nhiều tổn thất. Trước sự phản công bằng các hỏa lực mạnh của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây, họ bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài chặn đánh. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hàng ngàn người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm vì bị trúng đạn của Pháp, một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Tiến vào Đại Nội, quân Pháp ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, bọn chúng chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam triều chết trong trận đánh. 
Những gì còn lại
      Năm 1803, để xây dựng Kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long (1802-1819) cho giải tỏa tám ngôi làng ở bờ bắc sông Hương, nhà cửa và mồ mả phải di dời. Những mồ mả không có người thân được quy tập lên vùng đất Ba Đồn và cồn mồ tám làng hình thành.
Nhà bia ở Mộ Đàn
     Khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại được dời đến tiếp, tạo thành hai cồn mồ nằm về phía nam của cồn mồ tám làng. Sau ngày thất thủ Kinh đô (23 tháng 5 Ất Dậu, 1885) những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn “hợp táng” hình thành thêm một số cồn mồ nữa.   Từ thời Gia Long, một cái miếu nhỏ được dựng lên để hương khói quanh năm. Cuối thế kỷ XIX, miếu đổ nát, bà Nguyễn Thị Lựu (bà ngoại của vua Thành Thái) bỏ tiền trùng tu. Để biết rõ hơn về lòng người đối với Ba Đồn, trên một bia đá dựng ở Tứ Tây, An Cựu có đoạn: “Ông Trần Hữu Tạo nguyên giữ chức Tư vụ Bộ Hình quê ở làng Tuy Phước, tỉnh Quảng Bình, vợ là Lê Thị Điếu quê ở làng Thanh Phước, tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, xây dựng ngôi chùa nhỏ nầy để thờ cúng các vong linh đang an vị ở Ba Đồn. [....] Ở cồn mồ Ba Đồn có nhiều nghĩa địa, có nhiều mộ không biết nguồn gốc. Trong số người quá cố, có những người hy sinh cho danh dự, có người chết vì trung nghĩa… Người ta không biết lai lịch, ngày mất... Cho nên, chúng tôi đã xây dựng với của riêng của chúng tôi một am nhỏ (Pagodon) đặt tên Phổ Thế Am (am cho mọi người) để chúng tôi thờ các kẻ quá cố...”.
      Trong bối cảnh đó, những dòng khắc trên bia đá “Trong số người quá cố có những người hy sinh cho danh dự, có người chết vì trung nghĩa…” là sự ghi công, tôn vinh danh dự cho những người lính đã chiến đấu hy sinh chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và còn là sự khích lệ lòng yêu nước thương nòi và thách thức đối với quân xâm lược.
ĐVK.
Theo Tâm Hành ( TTH)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 4309
  THƯ CHÚC TẾTCỦA ĐẢNG ỦY-ỦY BAN XÃ ĐIỀN HÒA  [15.01.2020 14:16]
  NGƯỜI QUÊ TÔI Ở XÃ EAHU HUYỆN CƯ KUIN ĐĂK LĂK  [02.06.2017 08:22]
  NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ Ở QUÊ  [31.05.2017 16:31]
  Ôn cố tri tân: “PHONG LAI TÁC NGHỆ, THẾ CHÍ CANH ĐIỀN”  [26.05.2017 17:19]
  QUÊ TÔI CÓ ĐƯỜNG TRƯA-HÀNG DỪA  [28.12.2016 23:08]
  Cá dét đồng quê, ai đi xa cũng nhớ  [17.06.2016 13:30]
  Qua đò Tam Giang  [14.11.2015 14:03]
  Một Thoáng Quê Hương.  [25.10.2015 22:55]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan