Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ bảy, ngày 18/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst791.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Bản sắc Huế [19.12.2009 00:49]
Xem hình
Kinh thành Huề về đêm

Trong tâm thức của riêng tôi, Huế là một chấm nhỏ màu tím trên dải đất đậm đặc màu xanh nhiệt đới, hình chữ S, vốn là dáng nằm nghiêng tuyệt đẹp của mảnh đất Việt bên bờ biển Đông. Trong cái dáng nằm nghiêng của toàn thể địa thế Việt Nam, thành Huế, viên ngọc tím biếc ấy phát sáng ở trung tâm đất nước. Không hề là ngẫu nhiên, nằm giữa dải đất miền Trung nắng gió, trong cả một thời gian lịch sử của vương triều nhà Nguyễn, Huế là một kinh thành mĩ lệ.

Theo cái nhìn phong thuỷ về thế đất truyền thống, Huế - viên - ngọc - tím dường như đã sẵn mang trong mình vị thế đế đô, có biển rộng mênh mang trước mặt, có núi  Ngự Bình đứng cao vời ở phía sau lưng, sông Hương trôi chầm chậm uốn quanh thành nội. Giữa cái hình thế hoà hợp âm dương núi non sông biển ấy,  kinh thành Huế lấp lánh ánh sáng tím thuỷ chung, đằm thắm, khiến ai đã đến một lần, thì không thể nào quên, như  thi sĩ Văn Cao thuở nào, một lần qua Huế, đã quá nhung nhớ mà thốt lên : Sao nhớ nhung hoài vạt áo xanh… Còn Thu Bồn thi sĩ không nhớ nổi tà áo nào của Huế, bởi vì chàng loá mắt trước nón - Huế - mặt - trời:

"Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế mà đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng… "

Ai đó đã nói, những người đầu tiên thiết kế và xây dựng Huế ắt là những người có mắt xanh tinh đời, biết đặt Huế vào đúng cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, với ý tưởng hẳn hoi, là ''đóng khung'' Huế trong một phong cảnh kì diệu, từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến phá Tam Giang và phá Cầu Hai, để sáng tạo nên cái tinh tế vi diệu của kinh thành Huế, trong sự thân mật gần gũi không bến bờ với cảnh sắc thiên nhiên. Nói cách khác, Huế là  sự nhân tạo tinh vi được bổ sung tuyệt vời bởi thiên nhiên, vì thế, Huế xứng đáng là một kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị. Thành Nội ở giữa lòng Huế được coi là mẫu mực về sự cân đối của cấu trúc và sự hài hoà với cảnh quan chung của  toàn thể kinh thành Huế.

''Huế thương'', như tên gọi một ca khúc lãng mạn về Huế lại còn rất Huế với các lăng tẩm xinh đẹp, u nhã của các vị vua nhà Nguyễn nằm ở phía Nam kinh thành Huế, trải dài dọc đôi bờ sông Hương cứ thao thiết miên man chảy mãi trong lịch sử mấy trăm năm vương triều Nguyễn… Những lăng tẩm đẹp đẽ này là do những người thợ tài hoa bậc nhất Việt Nam xây cất, và  hiện diện hiền hoà, không phá vỡ phong cách chung của kiến trúc Huế, chúng gần như được bàn tay con người đặt để một cách hữu tình, nhập hoà vào lòng thiên nhiên Huế, mặc dù mỗi một lăng mộ vua chính là một kiến trúc riêng độc đáo…Thăm Huế, người du ngoạn không dễ gì bỏ qua lăng Gia Long nằm uy nghi trong vạt rừng già  trầm mặc, lăng Minh Mạng lộng lẫy, lăng Tự Đức đầy suy tư thơ mộng, và lăng Khải Định oai phong, bề thế, dung hợp uyển chuyển kiến trúc Đông- Tây…

Nhưng trên hết tất cả những cung điện, đền đài, lăng tẩm ấy, vẫn là vẻ đẹp của tâm linh Huế, của những con người xứ Huế, chủ thể sáng tạo ra Huế thơ, Huế đẹp, đã biết cách giữ gìn bản sắc Huế qua các thời kì lịch sử, cho đến ngày hôm nay, khiến Huế trở thành viên ngọc tím biếc trong kho tàng văn hoá của Việt Nam và của toàn nhân loại.

Nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường có lý khi cho rằng, từ bao đời nay, trong lịch sử hình thành xứ Huế, đã có một tính cách Huế , như một nghệ thuật sống mang bản sắc Huế của riêng người xứ Huế. Ta có thể hầu như thuận theo cách đánh giá này của nhà văn và, bằng vào cái viết  trong cả sáng tác lẫn nghiên cứu của ông, có thể gọi ông là một trong vài nhà Huế học mà không sợ quá lời. Theo nghiên cứu của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những người Việt mở cõi và chiếm lĩnh Châu Hoá đầu tiên, chính là dân Nghệ Tĩnh, vào đầu thế kỉ 14, và cuối thế kỉ 16 , có đợt di dân thứ hai với Nguyễn Hoàng, là cư dân gốc Thanh Hoá. Thanh- Nghệ - Tĩnh là đất Việt cố cựu từ thời dựng nước, với cốt lõi Việt cổ là văn hoá Mường. Những giá trị Việt cổ này, cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, còn được lưu giữ trong cộng đồng người Huế cho đến tận bây giờ, thí dụ trong tập quán ăn rau dại, có gốc từ văn hoá Mường. Còn văn hoá làng lại xuất phát từ cội rễ Thanh Nghệ Tĩnh, vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế , mà Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định rằng: dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẵn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ đã sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hoá làng, từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng. Và ông kết luận một cách thuyết phục : Có thể nói, từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị. Có lẽ vì thế người Huế thích làm vườn hơn doanh nghiệp,(dù rằng lúc rời khỏi Huế, họ sẵn sàng trở thành những nhà kinh doanh đầy tài năng).

Tuy nhiên, bản sắc Huế không chỉ khoanh vùng trong căn cốt văn hoá Việt Mường. Sau này, từ 1306, khởi đầu bằng đám cưới của công chúa  Huyền Trân thời nhà Trần, văn hoá Huế còn tiếp thu văn hoá Chăm pa và sự giao thoa Việt Chàm này đã được tích hợp thành những đặc trưng mới trong bản sắc Huế, với hai biểu hiện lớn nhất là âm nhạc và mĩ thuật. Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng, giọng Nam trong nhạc Huế chịu ảnh hưởng sâu thẳm của nhạc Chàm, nét mềm mại , tiết tấu buông lơi của các điệu lý và hò mái đẩy Huế thì giống điệu hò chèo thuyền của của các hải đảo Nam Thái Bình Dương. Ông còn chia xẻ với GS Trần Văn Khê nhận xét quan trọng: ''sau nhiều thế kỉ giao lưu, nhạc Việt đã nhuốm màu Chàm''.

Hẳn nào, nhạc Huế buồn, lùi rất sâu vào nội tâm, và hình như chỉ thích hợp với bóng đêm và không gian thân mật của những kẻ tri âm với nhau, cùng thưởng thức và cùng biểu diễn… trong một nhà vườn Huế, hay là trên một khoang thuyền đẫm ánh trăng trên dòng Hương Giang…

Áo dài xứ Huế

Về màu sắc, Huế ưa những gam màu trầm đậm, nghiêng về đỏ-vàng-tím-lục -xanh, với căn bản là màu tím, tím đến mức thành tên riêng là tím Huế. Tà áo dài tím Huế đã nghiễm nhiên trở thành biểu tuợng của vẻ đẹp con gái Huế, đẹp từ dáng người thanh tú trong chiếc áo dài nền nã xứ Huế, đến sự cân bằng nội tâm, một vẻ đẹp phảng phất màu thiền của Phật Giáo, làm con trai của xứ khác sững sờ đến mức…phải lòng: Học trò xứ Quảng ra thi/ Thấy con gái Huế chân đi không đành…

Mỹ học Huế trong lối sống Huế là sự thuận theo vẻ đẹp tự nhiên. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi Huế là thành phố của nhà vườn, chùa vườn, lăng vườn, và biểu trưng kiến trúc đô thị Huế là một thành phố vườn. Vườn Huế, có lẽ là tiểu vũ trụ riêng tư của từng người Huế, nhưng cũng được coi là vũ trụ chung của con người. Vườn Huế không mang vẻ đẹp sương khói, thoát tục của những khu vườn ảo mộng nơi tiên cảnh, mà vườn Huế là những vườn trần gian, mang nét đẹp tình ái, với cây lá cỏ hoa có thực và con người trần thế có thực trong thơ Hàn Mạc Tử : Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền…

Có lẽ chính vì thế mà trong lối sống, người Huế cảm nhận trực giác hơn bằng lý tính, tâm hồn Huế thơ mộng hơn là thực tế, và vì thế tính cách Huế Thiền hơn là Nho, nhưng khi cần thiết , con người Huế trong lịch sử vẫn cứ là con người hành động, kiểu người như Nguyễn Tri Phương, chẳng hạn.

Khi kết luận như vậy về tính cách Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng tự nhận mình là kẻ yêu Huế một cách thiên lệch. Lẽ dĩ nhiên thôi, bởi ông là người Huế rặt. Song, là một nhà nghiên cứu, ông cũng vẫn công tâm khi chỉ ra rằng, cái khó chữa nhất trong tính cách Huế, theo ông, lại là căn bệnh phát sinh từ chính sức mạnh của tính cách Huế, đó là tính bảo thủ về văn hoá. Người Huế rất khó chấp nhận những thử nghiệm đổi mới trong lối sống và cả trong ý thức văn hoá của mình, và ông dẫn lời một nhà nghiên cứu Huế, khi nhận xét về cộng đồng người Huế ở thành Châu Hoá từ TK16 đã nhận ra rằng:'' thói cũ giữ lâu ngày, cái mới còn quá ít''. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là sự bảo thủ của riêng Huế trong tiến trình văn hoá và trong tính cách riêng của mình. Mà đây đã là sự bảo thủ chung của xã hội nông nghiệp Việt Nam truyền thống với nền văn minh lúa nước cổ truyền, vốn coi trọng sự bảo tồn truyền thống đến mức... phát triển chậm.

Tất nhiên, Huế cũng như các thành phố Việt Nam hiện đại khác, đang phải tiến hành công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá song song với công cuộc bảo tồn và phát huy những giá trị riêng của bản sắc Huế, mà Festivan lần thứ 3 này tại Huế đã là một minh chứng sống động nhất cho sự kết hợp hài hoà của hai công cuộcđang được tiến hành song song này…

Hy vọng, Huế ngày một duyên dáng hơn, mặn mòi hơn với bản sắc riêng không trộn lẫn và với sự khoẻ mạnh, đỏ da thắm thịt của một thành phố hiện đại…

Đăng Kỳ (Theo Tuổi trẻ)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3886
  THƯ CHÚC TẾTCỦA ĐẢNG ỦY-ỦY BAN XÃ ĐIỀN HÒA  [15.01.2020 14:16]
  NGƯỜI QUÊ TÔI Ở XÃ EAHU HUYỆN CƯ KUIN ĐĂK LĂK  [02.06.2017 08:22]
  NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ Ở QUÊ  [31.05.2017 16:31]
  Ôn cố tri tân: “PHONG LAI TÁC NGHỆ, THẾ CHÍ CANH ĐIỀN”  [26.05.2017 17:19]
  QUÊ TÔI CÓ ĐƯỜNG TRƯA-HÀNG DỪA  [28.12.2016 23:08]
  Cá dét đồng quê, ai đi xa cũng nhớ  [17.06.2016 13:30]
  Qua đò Tam Giang  [14.11.2015 14:03]
  Một Thoáng Quê Hương.  [25.10.2015 22:55]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan