Trang chủ  
  Lời ngỏ  
  Đồng hương  
  Họ tộc  
  Tư liệu  
  Hình ảnh  
  Gửi bài viết  
  Thông báo chung  
Tin tức
Thứ bảy, ngày 18/05/2024
  Warning: file_put_contents(./cache/viewst811.php): failed to open stream: Permission denied in /home/tchitay/domains/thechitay.com/public_html/classes/cache2.class.php on line 42
Cầu qua phá Tam Giang [28.12.2009 22:00]
Xem hình
Thi công cầu trên phá Tam Giang.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến năm 2020, với mục đích xây dựng một quần thể tổng hợp du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch biển, hình thành các điểm công nghiệp cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với bảo vệ môi trường. Và từ đầu năm 2009, một cây cầu đồ sộ đã dần dần hiện rõ hình hài ở nơi mà hàng trăm năm qua, vẫn có tên gọi là bến đò Ca Cút...

Từ ngày đọc truyện ngắn Ơi đò Ca Cút! của nhà văn Trần Thanh Hà, tôi vẫn ngỡ, dù khoảng cách đến mức nào thì giữa hai bờ Ca Cút cũng không thể xa hơn nhiều so với các đoạn sông Hồng, sông Lô, sông Ðồng Nai,... có con đò hay chuyến phà tôi từng đi qua. Vậy rồi, khi đứng bên bến đò Ca Cút nhìn sang bên kia, thấy bờ xa tít tắp, tôi lại nghĩ, để cất lên được tiếng "Ơi đò!" thì có lẽ người gọi phải cố gắng rất nhiều. Cũng đúng thôi, đầm phá mênh mông như thế, chỉ gọi một lần dễ gì đã nghe ngay được, vì thế người xứ Huế mới có câu thành ngữ: "Kêu như kêu đò Ca Cút". Tôi đến Ca Cút đúng vào một ngày gió mùa đông bắc tràn về, cả vùng đầm phá mịt mù trong mưa, bờ bên kia xa lắc xa lơ, lúc tỏ lúc mờ, khiến tôi không khỏi liên tưởng tới hai câu lục bát: "Thương em, anh cũng muốn vô - Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang". Hẳn là xưa kia, truông nhà Hồ, phá Tam Giang là hai nơi khó khăn, hiểm trở nên các chàng trai "Yêu nhau mấy núi cũng trèo - Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua" cũng phải e ngại. Mà không chỉ xưa kia, đã có bao nhiêu năm con người định cư, gây dựng cuộc sống ở vùng đầm phá này, nhưng cuộc sống vẫn còn rất nhiều vất vả. Sóng nước mênh mông và bạt ngàn những cánh rừng dương, rồi gió bão, rồi những cồn cát sừng sững nối tiếp nhau chạy theo bờ biển, trên mọc lưa thưa mấy rặng phi lao gày gò. Ði dọc theo quốc lộ 49B gần bến đò Ca Cút, nhìn sang hai bên đường, chỉ thấy những thửa ruộng lúa trồng một vụ, giờ đang ngâm trong nước mặn, trơ ra những gốc rạ đen sì.
 
Không có đường giao thông, các xã ven biển của Thừa Thiên - Huế bị cắt rời với đất liền bởi đầm phá, cuộc sống của bà con gắn liền với đầm phá, mà đầm phá - nguồn sinh sống từ bao đời, cũng dần dà cạn kiệt. Theo thống kê của Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau ba mươi năm, sản lượng khai thác thủy sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã giảm hẳn gần một nửa, từ 4.500 tấn trước năm 1980, nay chỉ còn xấp xỉ 2.500 tấn. Cùng đi với tôi trên bãi cát ngút ngát tầm mắt, Giám đốc Xí nghiệp cơ khí và xây dựng công trình 878 Lê Hữu Tiến kể rằng:
 
- Anh biết không, từ đây đến TP Huế 15 cây số, nhưng muốn sang bờ bên kia xe vận tải lại phải đi vòng qua 45 cây số mới đến nơi. Hàng hóa đắt đỏ chủ yếu vì cước phí vận chuyển, nên một mét khối cát xây dựng ở TP Huế giá 170 nghìn đồng, vận chuyển đến đây giá "đội" lên thành 370 nghìn đồng.
 

Có cầu, người Quảng Điền không còn vượt phá Tam Giang trên những con thuyền như thế.
 
Nghe anh Lê Hữu Tiến kể là tôi hình dung ra ngay, vì chính tôi cũng vừa phải đi qua đường vòng để đến Ca Cút, và tôi cũng hiểu tại sao anh Lê Hữu Tiến cùng cán bộ, công nhân Xí nghiệp 878 lại có mặt ở vùng đất thuộc huyện Hương Trà này. Cách đây không lâu, Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng cầu Ca Cút và đường dẫn hai đầu cầu thuộc quốc lộ 49B. Và theo kế hoạch, cùng với cầu Tư Hiền và đập Hòa Duân, khi cầu Ca Cút hoàn thành sẽ giúp giảm bớt tình trạng chia cắt giữa các xã ven biển với đất liền, xóa bỏ cảnh đò giang cách trở, thực hiện mơ ước bao đời của người dân sống quanh phá Tam Giang. Riêng cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang, không chỉ nối liền hai huyện Phú Vang và Hương Trà, mà còn nối liền quốc lộ 49B ven biển, rút ngắn khoảng cách giữa những khu dân cư ở vùng đầm phá phía bắc và cửa Thuận An với TP Huế. Những công trình này sẽ giúp quốc lộ 49B nối với quốc lộ 1A, hòa vào hệ thống giao thông của đất nước, với hành lang Ðông - Tây. Quan trọng hơn, các công trình sẽ trực tiếp góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đầm phá. Ðọc Danh mục Dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế, với các công trình như cầu và đập ngăn mặn Cửa Lác, hệ thống thủy lợi ở Ninh Hòa Ðại, Ða Hà Thái, chống xói lở bờ biển từ Phong Ðiền đến Phú Lộc, xây dựng Nhà máy nước Thủy Yên - Thủy Cam và hệ thống cấp nước, xây dựng trung tâm y tế, xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo thiên tai, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã ở phía đông phá Tam Giang - Cầu Hai, phát triển hạ tầng ở nông thôn (đường liên thôn, vệ sinh môi trường, chợ, hạ tầng các khu tái định cư),... tôi hiểu là ở miền đất đầy khó khăn này, một tiến trình đầu tư xây dựng lớn đang được tiến hành. Danh mục đó cho thấy, Nhà nước cùng chính quyền địa phương đang cố gắng triển khai một kế hoạch phát triển bền vững, bắt đầu từ hạ tầng cơ sở, và lấy ổn định cuộc sống, an sinh xã hội của nhân dân làm mục đích hàng đầu.
 
Và kế hoạch lớn ấy đang dần dần trở thành hiện thực, mà những chiếc cầu bắc qua đầm phá là các "viên gạch" đầu tiên, vì với vùng này, đường giao thông không chỉ giúp vào việc đi lại thuận tiện, mà còn là "huyết mạch" để các đơn vị thi công vận chuyển vật tư, phương tiện để hoàn thành công trình theo đúng tiến độ. Danh mục dự án nhiều như thế, nên tiền bạc của Nhà nước "đổ" vào đây thật sự là những con số khổng lồ, như dự án cầu Ca Cút và đường hai đầu cầu quốc lộ 49B chẳng hạn, tròm trèm cũng có tổng mức đầu tư tới hơn 311 tỷ đồng. Với thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực, cầu Ca Cút có chiều dài 628 m rộng 10 m, được khởi công đúng ngày 19-5-2008, dự kiến thông xe vào ngày 26-3-2010 - tròn 35 năm giải phóng TP Huế. Như vậy, kể từ ngày bàn giao đủ mặt bằng, các đơn vị thi công cầu Ca Cút sẽ hoàn thành công trình này trong 600 ngày.
 
Vào ngày có gió mùa đông bắc, công trường cầu Ca Cút hun hút gió, lạnh thấu xương. Trên bờ đã thế, khi leo lên những mố cầu lừng lững giữa sóng nước thì gió như muốn thổi bay cả người, còn lạnh thì có lẽ chỉ những ai đã đến Tây Bắc, Việt Bắc vào mùa đông giá buốt mới có thể thấu hiểu. Vậy mà trên các mố cầu cao chót vót ấy, vẫn thấp thoáng bóng những áo phao mầu da cam, bóng những chiếc mũ bảo hiểm mầu sáng của anh em công nhân, vẫn lóe sáng ánh lửa hàn, và những chiếc dầm cầu bê-tông đồ sộ đã nằm trên đường ray để từng mét, từng mét nhích lên mố cầu... Xí nghiệp cơ khí và xây dựng công trình 878 đảm nhận một phần công trình cầu Ca Cút, gồm nhịp cầu chính, một số nhịp cầu dẫn, một số móng, thân trụ và đoạn đường dẫn đầu cầu phía quốc lộ 49B. Ðể hoàn thành khối lượng công việc ấy, xí nghiệp phải huy động hơn một nửa số cán bộ, công nhân và thiết bị của mình về vùng đầm phá. Hồi chuẩn bị thi công, từ quan niệm làm việc theo lối hiện đại thì không thể tạm bợ, một trong những công việc đầu tiên xí nghiệp triển khai là thu xếp nơi ăn chốn ở cho công nhân, song ở nơi khắc nghiệt như thế này thì cần cẩn trọng. Lãnh đạo xí nghiệp vào mấy làng gần công trình, hỏi các cụ già nên làm trụ sở, nhà ở và nhà bếp cho công nhân ở đâu, các cụ bảo cứ sát chân cồn cát mà làm, vừa tránh gió biển, vừa tránh được nắng, lại không bị ngập khi đến mùa nước. Nghe lời các cụ, xí nghiệp làm nhà sát vào dãy cồn cát, dù từ đó đến công trình có hơi xa. Thấy vậy, đơn vị đến sau chê các anh: "Việc gì phải làm xa như thế" rồi xây trụ sở, nhà ở sát bờ đầm phá cho gần công trình. Ðến mùa nước lên, công nhân Xí nghiệp 878 vẫn ăn nghỉ, đi làm bình thường, nhà cửa của đơn vị kia bị nước ngập hết, lại phải tháo dỡ, vào dựng sát chân cồn. Hóa ra ở đây, kinh nghiệm của hàng trăm năm chung sống với đầm phá vẫn hữu ích với những người công nhân thời hiện đại, dù hôm nay họ di chuyển bằng ô-tô, nhà ở công trường có vô tuyến truyền hình, thi công cầu và làm đường sá bằng các loại máy móc cùng những chiếc cần cẩu khổng lồ được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến...
 
Những người công nhân thời hiện đại ấy còn là những người thợ có trình độ chuyên môn, có khả năng tham gia triển khai thi công các công trình đòi hỏi phải có tay nghề kỹ thuật cao. Nguyễn Ðình Vũ là người Huế, năm nay 27 tuổi, tốt nghiệp Trung cấp kỹ thuật là anh ra công trường. Không biết Vũ cùng anh em tổ hàn làm việc trong cái hố bê-tông nằm sâu dưới gầm các thanh dầm đồ sộ đã bao nhiêu lâu mà giữa lúc tiết trời lạnh buốt vẫn mồ hôi mồ kê nhễ nhại, phải chờ tới lúc giải lao tôi mới hỏi anh được dăm ba câu. Vẫn là chuyện công việc, chuyện gia đình nhưng ở Nguyễn Ðình Vũ như toát lên tinh thần của tuổi trẻ, vì luôn thấy anh cười rất tươi mà giọng Huế thì nhẹ nhàng và hồ hởi:
 
- Em ra đây hơn một năm rồi, từ bờ bên kia phóng xe máy một lát là về đến nhà, còn ở bờ bên này thì xa gấp mấy lần.
 
Nói rồi, Nguyễn Ðình Vũ khoát tay chỉ dọc theo cây cầu đã bắt đầu lộ rõ hình hài để nối liền hai bờ Ca Cút: "Nhưng công trình đang thi công khẩn trương như thế này thì làm sao mà về nhà nghỉ chơi được, phải cố gắng anh ạ". Nghe vậy, Lê Văn Ðông đang ngồi bên cạnh cũng góp thêm: "Ðến tháng 3-2009 thông xe, tức là Tết này cũng nghỉ ít ngày thôi. Quê em ngoài Thanh Hóa, có lẽ cũng xác định là Tết sẽ về rất ít ngày, hoặc sau khi thông xe mới về". Tôi nghe lời tâm sự và ngắm nhìn họ. Nắng gió miền trung đã làm cho những người công nhân như sắt lại, nhưng vẻ rắn rỏi thì hiện rõ qua lời ăn tiếng nói. Sau năm mười phút giải lao, họ lại hối hả khi thắt dây bảo hiểm để trèo xuống tiếp tục làm việc phía dưới gầm cầu. Ở đó, sóng vẫn ì oạp vỗ vào chân móng trụ cầu vừa mới xây xong và những cơn gió lạnh buốt vẫn thi nhau lùa trên mặt nước...
 
Nghe nói từ xa xưa, đất này có tên gọi là Ca Cút vì gắn liền với sự tích về loài chim Ca Cút, và tấm tình của người vợ với người chồng về kinh ứng thi. Sự tích đậm màu huyền thoại, nhưng bến đò cùng nỗi hiểm trở thì vẫn còn đó. "Vật đổi, sao dời", phá Tam Giang - nơi có ba con sông chảy về một điểm, đã chứng kiến bao nhiêu đổi thay của vùng đất mà tạo hóa như muốn làm ra một nghịch lý, khi để cho sự gian khó đi cùng với lãng đãng, mộng mơ. Thế nên, những năm trước, có lần tôi như choáng ngợp trước phá Tam Giang lúc sớm mai với nước trong xanh, mặt trời chói lòa, cánh buồm nâu nhẹ nhàng lướt sóng, thì cũng có lần tôi thấy nao lòng khi tới làng xóm chài heo hắt bên bờ đầm phá, lần hồi bữa đói bữa no. Thế nên về sau, mỗi lần trở lại vùng đầm phá Tam Giang, thấy xóm làng đã từng bước thay da đổi thịt, tôi lại thấy lòng mình ấm lại. Tới lần này, từ bến đò Ca Cút, tôi lại nghĩ đến cái ngày không xa, khi cây cầu ra đời, bến đò Ca Cút sẽ dần dà chỉ còn lại trong ký ức về một thời. Cuộc sống luôn đi lên theo ước nguyện và trí lực của những con người biết yêu cuộc sống, biết làm những công việc hữu ích để cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no hơn. Vì thế, khi đứng bên những chiếc dầm còn sáng mầu xi-măng của cây cầu Ca Cút tương lai, tôi lại mong tới ngày Dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế hoàn thành, và vùng đầm phá trở thành một khu kinh tế - du lịch - văn hóa sầm uất ở ven biển miền trung.

Đăng Kỳ (Theo Nhân Dân)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gởi bạn bè Lượt truy cập: 3727
  THƯ CHÚC TẾTCỦA ĐẢNG ỦY-ỦY BAN XÃ ĐIỀN HÒA  [15.01.2020 14:16]
  NGƯỜI QUÊ TÔI Ở XÃ EAHU HUYỆN CƯ KUIN ĐĂK LĂK  [02.06.2017 08:22]
  NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ Ở QUÊ  [31.05.2017 16:31]
  Ôn cố tri tân: “PHONG LAI TÁC NGHỆ, THẾ CHÍ CANH ĐIỀN”  [26.05.2017 17:19]
  QUÊ TÔI CÓ ĐƯỜNG TRƯA-HÀNG DỪA  [28.12.2016 23:08]
  Cá dét đồng quê, ai đi xa cũng nhớ  [17.06.2016 13:30]
  Qua đò Tam Giang  [14.11.2015 14:03]
  Một Thoáng Quê Hương.  [25.10.2015 22:55]
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 25, 26, 27  [sau]
 

  TẤM LÒNG VÀNG
  TRI ÂN
  TỪ THIỆN
  KHUYẾN HỌC
  TIN VẬN ĐỘNG
  HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
  HỌC BỔNG & KHEN THƯỞNG

  GIAO LƯU
  Tuyển Dụng
  Gia đình Online
  Nhân Vật - Sự Kiện
  Tác Giả & Tác Phẩm
  CLB Đồng Hương Trẻ
  Sinh Viên & Thanh Niên
  Thế Chí Tây ở Hải Ngoại
  DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN
  CÔNG TY
  TƯ NHÂN
  ĐĂNG KÍ GIAN HÀNG

Tra cứu nhà tài trợ
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
[ Xem tất cả ]

Tin tức mới
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN GIÁP THÌN 2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT
THƯ NGÕ CỦA CHÙA THẾ CHÍ TÂY -ĐẠI LỄ TRAI ĐÀN
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TỪ THIỆN NĂM 2023 - NĂM THỨ 11
LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Khi sáp nhập hai xã Điền Lộc và Điền Hòa (huyện Phong Điền) thành phường trong tương lai, đô thị này được xác định sẽ là động lực phát triển mới ở phía bắc của Huế.
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP MINH NIÊN 2023
ĐỒNG HƯƠNG THẾ CHÍ TÂY TẠI TP. HCM HỌP MẶT ĐẦU NĂM
THƯ MỜI HỌP MẶT MINH NIÊN QUÝ MÃO

Lịch vạn niên

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Dự báo Thời Tiết
Tỷ Giá Ngoại Tệ
Giá Vàng
Chứng khoán

Visitors
 Online: 001
 Hits 000000001
  DANH MỤC TIN TỨC
Ẩm Thực
Học Đường
Bạn Đọc Viết
Khuyến Nông
Văn hóa - Lịch sử
Cáo Phó - Tang Lễ
Thế Giới Quanh Ta
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cảm Nhận Quê Hương
Di Tích - Danh Thắng Huế

Video Mới nhất    
Tât niên CLB đồng hương 2013
Mùa Hoa Mai Hẹn - TCT
Bài hát về Điền Hòa quê tôi
Họp Mặt TCT TPHCM Tân Mão 2011
Thế Chí Tây quê tôi
TCTHCM2010-2
TCTHCM2010 - 1
Cọp đón xuân
Thủy Tổ Nguyễn Văn-Lễ tạ lăng
Xem tất cả

Tin xem nhiều    

Chatbox    

Ảnh sinh nhật    

Logo Công ty    

Logo Tư nhân    

Liên kết web    

QUẢNG CÁO    

Sinh Nhật TV CLB    

Nguyễn Thị Bích Nga   20 - 05
Đặng Văn Nhơn   09 - 05
Đặng Minh   13 - 05

Trang chủ | Lời ngỏ | Tin tức | Hình ảnh | Gửi bài viết | Thông báo chung
Copyright 2009 Đồng Hương Thế Chí Tây
Quản trị nội dung trang thông tin các thành viên Đồng Hương Thế Chí Tây.
Design by Vihan